Tổng thống Myanmar lần đầu thăm châu Âu:

Chân trời mới cho Myanmar hợp tác thương mại với châu Âu

(VOV) - Với lợi thế tài nguyên, địa lý và nhân lực, Myanmar đang nổi lên như 1 điểm đến rất hấp dẫn cho nhà đầu tư châu Âu.

Tổng thống Myanmar Thein Sein đang có mặt tại Na Uy – chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm 5 nước châu Âu (từ 26/2 đến 8/3). Chuyến thăm chính thức châu Âu đầu tiên của ông Thein Sein gây nhiều sự chú ý và bước đầu nhận được những thái độ tích cực từ phía châu Âu. Đơn giản bởi hai bên đều cần đến một mối quan hệ hợp tác cùng có lợi.

Thay đổi ngoạn mục

Những thay đổi lớn tại Myanmar trong vài năm gần đây là một chủ đề được bàn đến rất nhiều tại châu Âu, từ giới học giả cho đến báo chí và dư luận.

Người ta ngạc nhiên và có chút thán phục là tại sao một đất nước khép kín trong một thời gian dài dưới sự lãnh đạo của giới quân sự lại có thể tiến hành những cải cách chính trị mạnh bạo và hiệu quả như thế. Bà Aung San Suu Kyi thì quá nổi tiếng rồi, nhưng ông Thein Sein cũng được đánh giá rất cao vì ở cương vị Tổng thống, ông chính là người khởi sự cho cải cách chính trị hiện nay ở Myanmar.

Nói cách khác, nếu chính quyền của ông Thein Sein không cởi mở thì dù bà Aung San Suu Kyi có xuất chúng đến mấy thì chuyện cải cách vẫn sẽ rất khó khăn với Myanmar. Chuyến đi này của ông Thein Sein, vì thế, rất được quan tâm. Các nước châu Âu muốn tìm hiểu rõ hơn thiện chí và các nỗ lực tiếp theo của Myanmar trong việc cải cách, cũng như tìm hiểu rõ hơn về cá nhân ông Thein Sein.

 

Tổng thống Myanmar Thein Sein (phải) và Thủ tướng Na Uy Stoltenberg tại Oslo(ảnh: Reuters)

Với lợi thế địa lý, đất đai rộng lớn, tài nguyên khoáng sản phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và một thị trường hầu như còn chưa được khai phá, Myanmar đang nổi lên như một địa chỉ đầu tư rất hấp dẫn với châu Âu. Cách đây vài tháng, câu lạc bộ Paris đã xóa khoản nợ 6 tỷ USD cho Myanmar, vì thế chuyến thăm này của ông Thein Sein được trông đợi là sẽ mang đến thêm nhiều bước tiến nữa trong quan hệ giữa Myanmar với châu Âu.

Na Uy mặn mà với Myanmar

Tổng thống Myanmar lựa chọn Na Uy làm chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm này. Na Uy là một trong những nước châu Âu cổ vũ tích cực nhất cho những thay đổi tại Myanmar. Thủ tướng Na Uy từng thăm Myanmar cách đây không lâu và chính phủ Na Uy cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc giải quyết xung đột giữa chính phủ Myanmar và lực lượng ly khai ở bang Kachin.

Trong năm 2012, Na Uy là nước châu Âu đầu tiên nới lỏng trừng phạt và xóa khoản nợ hơn 350 triệu USD cho Myanmar. Những thông tin đầu tiên cho thấy lãnh đạo Na Uy đón tiếp Tổng thống Myanmar một cách nhiệt tình. Tuy nhiên, chưa có thông tin cụ thể về việc chính phủ Na Uy trợ giúp gì cho Myanmar nhưng theo thông tin từ phía Na Uy thì các cuộc thảo luận tập trung chủ yếu vào tiến trình cải cách chính trị ở Myanmar, viện trợ phát triển, hợp tác kinh tế và môi trường. Đối với châu Âu, viện trợ kinh tế luôn gắn với những tiến bộ trong cải cách chính trị ở Myanmar và đó là điều cốt lõi.

Trong chuyến thăm đầu tiên này của ông Thein Sein đến châu Âu, đầu tiên là ở Na Uy, các thảo luận về chính trị vẫn sẽ chiếm nội dung lớn bởi hai bên cần hiểu rõ về nhau hơn. Ông Thein Sein cũng cần thể hiện thiện chí của chính quyền ông nhiều hơn. Một trong những hành động được chờ đón là việc ông gặp gỡ cộng đồng Myanmar ở Na Uy, vốn trước đây hay phản đối chính quyền quân sự ở trong nước.

Giảm ảnh hưởng của Trung Quốc

Việc cải cách chính trị giúp Myanmar thoát ra khỏi thế bao vây, cấm vận từ phương Tây bao năm qua. Thời đại ngày nay là giao thương toàn cầu nên càng có nhiều đối tác thì Myanmar càng có lợi.

Đồng thời, nhiều nhà quan sát chính trị đã phân tích rằng việc Myanmar mở cửa sẽ cho nước này có thêm lựa chọn và tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Ai cũng biết là hiện nay ở Myanmar tràn ngập hàng hóa Trung Quốc và rất nhiều công ty Trung Quốc đang làm ăn ở Myanmar. Việc mở rộng hợp tác với các đối tác Âu, Mỹ sẽ cho Myanmar nguồn vốn, công nghệ và nhất là kỹ năng quản trị bền vững, bởi một trong các vấn đề gây tranh cãi nhất hiện nay với Myanmar là việc khai thác tài nguyên thô quá mức, gây ra các tác hại về môi trường. Chính vì vậy, hợp tác với châu Âu để phát triển bền vững và mở cửa cân bằng là hướng đi có lợi cho Myanmar.

Trong khi đó các quốc gia châu Âu xem việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt cũng như đưa Myanmar trở lại với các quy chế ưu đãi thương mại, và tiếp cận thị trường như một trong những bước đi thức thời vào thời điểm hiện tại, khi mà nhiều cường quốc khác cũng đang tranh thủ mối quan hệ với đất nước này.

Lợi ích chắc chắn sẽ có nhưng đó là câu chuyện lâu dài, không phải một sớm một chiều. Sau nhiều thập niên bị cô lập, nền kinh tế Myanmar đang rất lạc hậu. Cơ sở vật chất, hệ thống đường sá, hành lang pháp lý… đều đang rất thiếu. Vì thế, trước mắt Myanmar cần có sự đầu tư và giúp đỡ từ các nước phương Tây để cải thiện tình trạng đó, sau đó mới đi vào các hợp tác cụ thể. Dựa vào nguồn lực tài nguyên của Myanmar, nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán đất nước này có thể trở thành một “con hổ” kinh tế của châu Á trong 10 năm tới.

Tuy nhiên, dự đoán này vẫn còn sớm bởi vấn đề mấu chốt để các nước phương Tây tiếp tục đầu tư cho Myanmar là tiến trình cải cách chính trị ở nước này tiếp tục tiến hành suôn sẻ. Đối với bản thân châu Âu, Myanmar có thể là đối tác tốt vì có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng các nước châu Âu cũng đang khủng hoảng kinh tế nên họ cũng sẽ phải đầu tư làm ăn với Myanmar một cách thận trọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Myanmar, Thái Lan thắt chặt quan hệ hữu nghị
Myanmar, Thái Lan thắt chặt quan hệ hữu nghị

(VOV) - Hôm 16/2, hơn 700 người đã tham gia cuộc đạp xe đạp xuyên biên giới vì tình hữu nghị giữa Thái Lan và Myanmar.

Myanmar, Thái Lan thắt chặt quan hệ hữu nghị

Myanmar, Thái Lan thắt chặt quan hệ hữu nghị

(VOV) - Hôm 16/2, hơn 700 người đã tham gia cuộc đạp xe đạp xuyên biên giới vì tình hữu nghị giữa Thái Lan và Myanmar.

Một triệu du khách tới Myanmar
Một triệu du khách tới Myanmar

(VOV) - Myanmar đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế sau khi chính phủ nước này thực hiện chính sách mở cửa.

Một triệu du khách tới Myanmar

Một triệu du khách tới Myanmar

(VOV) - Myanmar đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế sau khi chính phủ nước này thực hiện chính sách mở cửa.

Nhóm Ngân hàng Thế giới cho Myanmar vay 165 triệu USD
Nhóm Ngân hàng Thế giới cho Myanmar vay 165 triệu USD

(VOV) - Mục đích nhằm giúp nước này đẩy nhanh cải cách kinh tế và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngành năng lượng.

Nhóm Ngân hàng Thế giới cho Myanmar vay 165 triệu USD

Nhóm Ngân hàng Thế giới cho Myanmar vay 165 triệu USD

(VOV) - Mục đích nhằm giúp nước này đẩy nhanh cải cách kinh tế và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngành năng lượng.

Nga kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt Myanmar
Nga kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt Myanmar

(VOV) - Sau Mỹ, đến lượt cường quốc Nga muốn cải thiện quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này.

Nga kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt Myanmar

Nga kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt Myanmar

(VOV) - Sau Mỹ, đến lượt cường quốc Nga muốn cải thiện quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này.

Trung Quốc muốn tham dự nhiều vào đàm phán hòa bình Myanmar
Trung Quốc muốn tham dự nhiều vào đàm phán hòa bình Myanmar

(VOV) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này, Hoa Xuân Doanh, đưa ra tuyên bố trên vào hôm 5/2.

Trung Quốc muốn tham dự nhiều vào đàm phán hòa bình Myanmar

Trung Quốc muốn tham dự nhiều vào đàm phán hòa bình Myanmar

(VOV) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này, Hoa Xuân Doanh, đưa ra tuyên bố trên vào hôm 5/2.