Châu Âu âm thầm “đổi giọng” giữa lúc ông Trump muốn nhanh dừng xung đột Ukraine

VOV.VN - Chiến lược dành cho Ukraine đang âm thầm thay đổi ở châu Âu để phù hợp với giọng điệu thay đổi của Mỹ - từ cam kết ủng hộ không lay chuyển sang nỗ lực đưa Kiev vào bàn đàm phán.

Châu Âu âm thầm “đổi giọng”

Chiến lược đó sẽ thể hiện rõ nhất trong tuần này tại Hội nghị An ninh Munich - một trong những cuộc họp lớn nhất của các nhà lãnh đạo quốc phòng trên thế giới. Đây là một sự thay đổi đáng kể so với thời ông Biden, khi cuộc họp củng cố sự ủng hộ của Mỹ và đồng minh cho Ukraine. Trong khi châu Âu vẫn khẳng định rằng họ sẽ hỗ trợ Kiev thì các cuộc trao đổi vào cuối tuần có thể báo hiệu hướng đi tương lai cho quốc gia đang gặp khó khăn này.

"Châu Âu muốn định vị bản thân để có mặt trên bàn đàm phán thay vì nằm trong các điều khoản. Đó là toàn bộ cuộc tranh luận", Camille Grand, cựu trợ lý Tổng thư ký NATO cho biết.

Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng cho thấy họ đang thích nghi với mong muốn chấm dứt xung đột của Tổng thống Trump.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 1 đã nói với một nhóm đại sứ của mình rằng: "Nếu chúng ta quyết định mình sẽ yếu đuối và bi quan thì sẽ có rất ít cơ hội được Mỹ và Tổng thống Trump tôn trọng".

Vài ngày sau khi ông Trump nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã gửi đi thông điệp rằng ông sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình của Anh đến Ukraine trong trường hợp ngừng bắn. Các đồng minh châu Âu khác cũng nói rằng họ sẵn sàng cho một kế hoạch như vậy.

Cam kết chấm dứt xung đột trong 1 ngày của ông Trump, sau đó thay đổi thành 100 ngày kể từ khi nhậm chức, đã đặt ra những rủi ro cao cho hội nghị lần này. Theo 2 nguồn thạo tin, Phó Tổng thống JD Vance dự kiến sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại đó.

Ông Vance từng tỏ ra nghi ngờ sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine và đã không tham gia cuộc họp của phái đoàn Thượng viện với ông Zelensky vào năm ngoái tại hội nghị. Thay vào đó, ông sử dụng ngày cuối cùng của hội nghị để nhấn mạnh rằng Mỹ tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

"Chúng tôi sẽ tạm thời dẫn đầu nếu Mỹ không làm vậy", một quan chức quân sự châu Âu cho hay.

Anh đã tạm thời tiếp quản Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, được cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thành lập để điều phối cách hàng chục quốc gia cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. NATO cũng bắt đầu một nhiệm vụ an ninh và đào tạo nhằm củng cố sự hỗ trợ của liên minh cho quân đội Ukraine để phòng ngừa việc Mỹ giảm sự ủng hộ.

Sự thay đổi về mặt tuyên bố từ các đồng minh NATO có một cảnh báo quan trọng: Họ tiếp tục khẳng định rằng Kiev nên quyết định khi nào muốn đàm phán.

"Điều quan trọng là Ukraine phải đưa ra quyết định vì đó là đất nước của họ. Chúng tôi đang tìm cách để có lệnh ngừng bắn, khôi phục hòa bình và an ninh với các thỏa thuận dài hạn hơn cho Ukraine", Bill Blair - Bộ trưởng Quốc phòng Canada cho hay.

Lập trường của Nga và Ukraine

Mỹ và Ukraine đã thảo luận về các đảm bảo an ninh dài hạn trước thềm hội nghị, một nguồn thạo tin cho biết. Những điều này bao gồm vũ khí và khả năng tình báo cũng như các vệ tinh mà châu Âu không thể cung cấp. Ông Trump cũng đề xuất trao đổi một số nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của Ukraine để lấy viện trợ của Mỹ.

Các chiến tuyến của Nga và Ukraine hầu như không dịch chuyển trong hơn 1 năm qua. Ukraine đã chiếm một phần khu vực Kursk của Nga trong gần 6 tháng. Tuy nhiên, Nga đã dần làm suy yếu vị thế của Kiev và Điện Kremlin được cho là đang chuẩn bị tiếp nhận một đợt quân mới của Triều Tiên để bổ sung cho các tiền tuyến.

Đội ngũ của ông Trump sẽ cần thuyết phục những người có quan điểm hoài nghi rằng một thỏa thuận hòa bình không chỉ đơn giản là cho phép quân đội của Nga nghỉ ngơi và chuẩn bị cho một chiến dịch trong tương lai.

Tổng thống Zelensky cũng muốn có 200.000 binh lính gìn giữ hòa bình tuần tra một khu vực phi quân sự trong khi các quan chức nước này vẫn hy vọng vào những cam kết viện trợ mới, bao gồm cả việc nâng cấp hệ thống phòng không.

"Nếu không có việc chuyển giao vũ khí từ Mỹ, tôi nghĩ chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề lớn trên chiến trường", Yehor Cherniev, nghị sĩ Ukraine thuộc đảng của Tổng thống Zelensky nhận định.

Các quan chức Ukraine vẫn giữ im lặng trước hội nghị mặc dù họ đã dành nhiều giờ để nói chuyện với các quan chức Mỹ và châu Âu. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Heorhii Tykhyi, ông Andrii Yermak - người đứng dầu văn phòng tổng thống, đã nói chuyện với cả cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Waltz và đặc phái viên của Tổng thống Trump về Nga và Ukraine Keith Kellogg,

Các quan chức ở Kiev không kỳ vọng nhiều vào khoảnh khắc đột phá ở Munich mà coi đó là cơ hội để nhấn mạnh lập trường của Ukraine.

"Cuộc họp Munich này không quá quan trọng vì khả năng trình bày một số kế hoạch mà là cơ hội để truyền tải lập trường của Ukraine ở cấp cao nhất", ông Tykhyi nói với các phóng viên ở Kiev.

Moscow cũng giữ thái độ thận trọng. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho biết các quan chức đang chờ đợi các đề xuất cụ thể từ chính quyền ông Trump.

"Điều quan trọng là các tuyên bố phải đi cùng các bước thực tế có tính đến lợi ích hợp pháp của Nga, thể hiện thiện chí loại bỏ tận gốc nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và thừa nhận những thực tế mới. Chúng tôi chưa nhận được đề xuất cụ thể nào về việc này", ông Galuzin nói với báo giới ngày 10/2.

Theo các nguồn thạo tin, cuộc họp với ông Vance sẽ là các bước đi thăm dò cho Ukraine để họ tìm ra ai là người hữu ích trong chính quyền ông Trump.

Ông Cherniev nói: "Tôi chỉ muốn chính quyền ông Trump hiểu rõ rằng nếu Ukraine dừng lại, xung đột sẽ không dừng lại. Nếu Nga dừng lại, xung đột sẽ kết thúc".

Nga cứng rắn với Mỹ, kế hoạch chấm dứt xung đột Nga-Ukraine chạm ngõ cụt?

VOV.VN - Đại diện của Nga về quan hệ với Mỹ tuyên bố đầu tuần này rằng mọi điều kiện do Tổng thống Vladimir Putin đề ra phải được đáp ứng đầy đủ để đảm bảo xung đột ở Ukraine có thể kết thúc. Điều này cho thấy Moscow vẫn giữ lập trường cứng rắn trước các động thái từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine tung tiêm kích "Chim cắt" F-16 mang bom lượn chiến đấu với Nga
Ukraine tung tiêm kích "Chim cắt" F-16 mang bom lượn chiến đấu với Nga

VOV.VN - Một đoạn video hiếm hoi xuất hiện trên mạng được cho là ghi lại cảnh tiêm kích F-16AM Fighting Falcon (tạm dịch "Chim cắt"') của không quân Ukraine lần đầu tiên tham chiến khi mang theo bom lượn.

Ukraine tung tiêm kích "Chim cắt" F-16 mang bom lượn chiến đấu với Nga

Ukraine tung tiêm kích "Chim cắt" F-16 mang bom lượn chiến đấu với Nga

VOV.VN - Một đoạn video hiếm hoi xuất hiện trên mạng được cho là ghi lại cảnh tiêm kích F-16AM Fighting Falcon (tạm dịch "Chim cắt"') của không quân Ukraine lần đầu tiên tham chiến khi mang theo bom lượn.

Vì sao Ukraine hiếm khi tấn công căn cứ chứa phương tiện và vũ khí cũ của Nga?
Vì sao Ukraine hiếm khi tấn công căn cứ chứa phương tiện và vũ khí cũ của Nga?

VOV.VN - Hầu hết xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và hệ thống pháo có từ thời Liên Xô của Nga đã được bố trí ngoài trời tại một số căn cứ trong nhiều thập kỷ. Nhưng chúng hầu như không bị tấn công.

Vì sao Ukraine hiếm khi tấn công căn cứ chứa phương tiện và vũ khí cũ của Nga?

Vì sao Ukraine hiếm khi tấn công căn cứ chứa phương tiện và vũ khí cũ của Nga?

VOV.VN - Hầu hết xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và hệ thống pháo có từ thời Liên Xô của Nga đã được bố trí ngoài trời tại một số căn cứ trong nhiều thập kỷ. Nhưng chúng hầu như không bị tấn công.

Ukraine phát động chiến dịch tuyển quân mới với mức lương hậu hĩnh
Ukraine phát động chiến dịch tuyển quân mới với mức lương hậu hĩnh

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Ukraine đã phát động chiến dịch tuyển quân vào 11/2, khuyến khích những người từ 18 - 24 tuổi phục vụ trong quân đội trong 1 năm với mức lương tương đương 24.000 USD và tiền thưởng hậu hĩnh.

Ukraine phát động chiến dịch tuyển quân mới với mức lương hậu hĩnh

Ukraine phát động chiến dịch tuyển quân mới với mức lương hậu hĩnh

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Ukraine đã phát động chiến dịch tuyển quân vào 11/2, khuyến khích những người từ 18 - 24 tuổi phục vụ trong quân đội trong 1 năm với mức lương tương đương 24.000 USD và tiền thưởng hậu hĩnh.