Chiến lược đặc biệt của bà Harris trong chặng nước rút trước Ngày bầu cử

VOV.VN - Cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris đều đang đẩy mạnh các cuộc vận động ở thời điểm nước rút để thu hút sự ủng hộ của càng nhiều cử tri càng tốt. Nhóm cử tri được chú trọng hơn cả là những người nối tiếng, bởi họ có thể tác động đến tâm lý một số lượng lớn công chúng Mỹ khi bỏ phiếu.

Chưa đầy một tuần trước Ngày bầu cử, ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris liên tục xuất hiện cùng các ngôi sao hạng A, những nhân vật nổi tiếng trong chiến dịch vận động tại các bang chiến địa cạnh tranh khốc liệt như Arizona và Nevada.

Đêm 30/10 tại Madison, Wisconsin, hơn 13.000 người đã tham dự buổi hòa nhạc vận động của bà Harris có Mumford & Sons, Gracie Abrams và National tham gia biểu diễn.

Trong một sự kiện tại Phoenix, Arizona ngày 31/10, bà Harris xuất hiện cùng Los Tigres del Norte, ban nhạc nổi tiếng với các bài hát mô tả hoàn cảnh khốn khổ của những người nhập cư không có giấy tờ.

Theo lịch trình, cuối ngày 31/10 bà Harris dừng chân tại Reno, Nevada, trước khi xuất hiện tại Las Vegas cùng với ban nhạc Mexico, Maná và ngôi sao nhạc pop Jennifer Lopez.

Ban chiến dịch của bà Harris đã sắp xếp lịch trình cho bà với những nhân vật nổi tiếng có lượng lớn người theo dõi lớn trên mạng xã hội, nhằm tìm cách thu hút thêm cử tri đi bỏ phiếu khi đợt bỏ phiếu trực tiếp sớm sẽ kết thúc ở một số tiểu bang, bao gồm Nevada và Arizona trong ngày 1/11.

Nhắm đến nhóm cử tri có ảnh hưởng lớn

Mặc dù chiến lược vận động cùng các ngôi sao của bà Harris thu hút sự chú ý trong những tháng gần đây, nhưng các sự kiện của bà ngay từ đầu đã cho thấy sự khác biệt với Tổng thống Joe Biden.

Các sự kiện của ông Biden trước khi tuyên bố dừng tranh cử vào tháng 7 thường mang tính truyền thống, trong khi các sự kiện của bà Harris thường sôi động và trẻ trung hơn.

Megan Thee Stallion từng tham gia biểu diễn và rapper Quavo có bài phát biểu tại một trong những cuộc vận động đầu tiên của bà Harris ở Atlanta. Các sự kiện sau đó có sự xuất hiện của các huyền thoại âm nhạc Willie Nelson, Bruce Springsteen, John Legend và Stevie Wonder, đạo diễn Spike Lee và siêu sao nhạc pop Beyoncé.

Các nhân vật nổi tiếng xuất hiện trong mỗi cuộc vận động tranh cử được lên kế hoạch để nhắm đến từng cụ thể như phụ nữ trẻ, nam giới lớn tuổi, cử tri da màu hay các cử tri gốc Latin.

Cuộc vận động của bà Harris vào tối 1/11 (theo giờ Mỹ) tại Milwaukee, Wisconson có sự góp mặt của GloRilla, Flo Milli, MC Lyte, Isley Brothers và DJ Gemini Gilly. Ca sĩ nhạc rap kiêm nhạc sĩ Cardi B cũng phát biểu tại sự kiện này.

Chiến dịch Harris cho biết các hoạt động biểu diễn nổi bật trong các cuộc vận động của Phó Tổng thống được thiết kế để tạo bầu không khí lạc quan và hòa đồng.

“Phó Tổng thống tin rằng, khi mọi người tụ họp và tham gia vào cuộc bầu cử, mọi thứ phải vui vẻ và lạc quan. Đó là bầu không khí mà bà ấy muốn tạo ra. Sự xuất hiện của những người nổi tiếng, các bài hát, video đều rất phù hợp với bầu không khí như vậy và nó thực sự tạo cảm giác rằng mọi người đang ở trong một ngôi nhà cùng với chúng tôi”, một quan chức cấp cao trong chiến dịch của Harris cho biết.

Bầu cử Mỹ 2024 đang bước vào chặng đua nước rút

VOV.VN - Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng 2024, hai ứng viên Tổng thống Mỹ là cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang nỗ lực không ngừng để giành được lá phiếu tại các bang chiến địa.

Tạo bức tranh trái ngược với ông Trump

Không khí của các cuộc mít tinh kiểu hòa nhạc trái ngược với thông điệp đôi khi u ám của bà Harris về “mối đe dọa Donald Trump”.

Các quan chức phụ trách chiến dịch cũng cho rằng, những người nổi tiếng có phạm vi tiếp cận đáng kể trên các nền tảng truyền thông xã hội là cách hiệu quả nhất để tiếp cận các khu vực bầu cử quan trọng, bao gồm cử tri nữ và giới trẻ, đặc biệt là trong những ngày cuối cùng của một chiến dịch cực kỳ căng thẳng.

Tại Phoenix, các thành viên của Los Tigres del Norte, phát biểu cả bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, nhắc nhở những người tham dự rằng họ chỉ còn ít thời gian để bỏ phiếu sớm, đồng thời kêu gọi họ vận động bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của mình đi bỏ phiếu.

Bà Harris cũng đưa ra thông điệp tương tự và kêu gọi mọi người “hãy lật sang trang mới sau một thập kỷ ông Donald Trump cố gắng khiến chúng ta chia rẽ và sợ hãi lẫn nhau”.

Trong những tuần gần đây, bà Harris đã tìm cách củng cố sự ủng hộ từ khối cử tri gốc Latin chiếm tỷ lệ đáng kể ở Arizona và Nevada. Sự ủng hộ của khối cử tri gốc Tây Ban Nha đối với bà Harris hiện nay thấp hơn so với ông Biden năm 2020.

Một cuộc thăm dò của CNN được công bố trong tuần này cho thấy bà Harris và ông Trump gần như ngang nhau ở cả hai tiểu bang. Bà Harris chiếm lợi thế lớn hơn một chút trong số cử tri nữ, cử tri gốc Latin và cử tri trẻ tuổi.

Cuộc thăm dò cho thấy trong số những cử tri tiềm năng ở Arizona, 56% cử tri gốc Tây Ban Nha ủng hộ bà Harris, trong khi chỉ 38% ủng hộ Trump. Trong số những cử tri tiềm năng ở Nevada, 48% cử tri gốc Tây Ban Nha ủng hộ bà Harris, 47% ủng hộ ông Trump.

Sự xuất hiện chung của nhóm nhạc Maná và ngôi sao nhạc pop Jenifer Lopez trong cuộc vận động của bà Harris tại Las Vegas cũng nhằm mục đích thu hút cộng đồng người gốc Tây Ban Nha chiếm 20% số cử tri ở Nevada, và khuyến khích cử tri gốc Latin đi bỏ phiếu vào ngày 1/11, ngày cuối cùng của đợt bỏ phiếu sớm trực tiếp.

Bên cạnh đó, chiến dịch của bà Harris cũng đang cố gắng tận dụng phản ứng dữ dội đối với cuộc vận động của ông Trump ở Madison Square Garden, New York hôm 27/10. Tại sự kiện này, diễn viên hài Tony Hinchcliffe đưa ra những câu đùa mang tính phân biệt chủng tộc, chia rẽ, như mô tả Puerto Rico là “hòn đảo đầy rác rưởi trôi nổi giữa đại dương”, nói những lời khiếm nhã về người da màu và gốc Latin.

Puerto Rico là vùng lãnh thổ thuộc Mỹ ở vùng Caribe. Cư dân đảo không tham gia bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ, nhưng khoảng 5,8 triệu người Puerto Rico đang sống ở Mỹ, gấp gần hai lần so với số người đang sống trên đảo. Nhóm cử tri gốc Puerto Rico đông đảo này có thể định hình cuộc đua, đặc biệt là ở các bang chiến trường, nơi thắng thua được quyết định bằng cách biệt chỉ vài nghìn phiếu bầu.

Theo bạn ai sẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Mỹ?

Choices
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bầu cử tổng thống Mỹ: Hai ứng viên dồn sức cho chặng nước rút
Bầu cử tổng thống Mỹ: Hai ứng viên dồn sức cho chặng nước rút

VOV.VN - Vào thời điểm chỉ còn 1 tuần nữa là đến Ngày bầu cử (5/11), cả Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump vẫn đang hết sức nỗ lực để giành được phiếu bầu tại các bang chiến trường trong bối cảnh các cuộc thăm dò cho thấy cuộc đua sẽ rất căng thẳng.

Bầu cử tổng thống Mỹ: Hai ứng viên dồn sức cho chặng nước rút

Bầu cử tổng thống Mỹ: Hai ứng viên dồn sức cho chặng nước rút

VOV.VN - Vào thời điểm chỉ còn 1 tuần nữa là đến Ngày bầu cử (5/11), cả Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump vẫn đang hết sức nỗ lực để giành được phiếu bầu tại các bang chiến trường trong bối cảnh các cuộc thăm dò cho thấy cuộc đua sẽ rất căng thẳng.

Ông Trump úp mở về “bí mật nhỏ”, chỉ công bố khi bầu cử kết thúc
Ông Trump úp mở về “bí mật nhỏ”, chỉ công bố khi bầu cử kết thúc

VOV.VN - Tuyên bố của ông Trump về “bí mật nhỏ” khiến các thành viên đảng đảng Dân chủ lo ngại cựu Tổng thống sẽ không công nhận kết quả bầu cử năm nay nếu ông thua Phó Tổng thống Kamala Harris.

Ông Trump úp mở về “bí mật nhỏ”, chỉ công bố khi bầu cử kết thúc

Ông Trump úp mở về “bí mật nhỏ”, chỉ công bố khi bầu cử kết thúc

VOV.VN - Tuyên bố của ông Trump về “bí mật nhỏ” khiến các thành viên đảng đảng Dân chủ lo ngại cựu Tổng thống sẽ không công nhận kết quả bầu cử năm nay nếu ông thua Phó Tổng thống Kamala Harris.

“Sóng xanh” xóa nhòa “ảo ảnh đỏ”: Kịch bản bầu cử tổng thống Mỹ 2020 có lặp lại?
“Sóng xanh” xóa nhòa “ảo ảnh đỏ”: Kịch bản bầu cử tổng thống Mỹ 2020 có lặp lại?

VOV.VN - Cựu Tổng thống Donald Trump từng viện dẫn “ảo ảnh đỏ” để chứng minh cho những cáo buộc vô căn cứ của ông về gian lận bầu cử năm 2020, trong khi thực tế nó chỉ là một hiện tượng thường gặp trong các kỳ bầu cử tổng thống ở Mỹ.

“Sóng xanh” xóa nhòa “ảo ảnh đỏ”: Kịch bản bầu cử tổng thống Mỹ 2020 có lặp lại?

“Sóng xanh” xóa nhòa “ảo ảnh đỏ”: Kịch bản bầu cử tổng thống Mỹ 2020 có lặp lại?

VOV.VN - Cựu Tổng thống Donald Trump từng viện dẫn “ảo ảnh đỏ” để chứng minh cho những cáo buộc vô căn cứ của ông về gian lận bầu cử năm 2020, trong khi thực tế nó chỉ là một hiện tượng thường gặp trong các kỳ bầu cử tổng thống ở Mỹ.