Cuộc chiến chống IS sẽ kéo dài và tốn kém nhiều tiền của
VOV.VN - Để giành chiến thắng, bên cạnh các cuộc không kích (tốn của Mỹ 7-10 triệu USD/ngày), tướng Mỹ ước tính sẽ cần sử dụng 15.000 lính bộ binh.
1. Đêm 22/9 (rạng sáng 23/9 giờ Việt Nam), Mỹ và 5 nước đồng minh Arab đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Raqqa, Syria. Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc chiến chống khủng bố nhằm vào IS mà Tổng thống Mỹ Barack Obama phát động sau các cuộc không kích các mục tiêu của tổ chức này tại Iraq.
Sau khi Mỹ tiến hành các cuộc không kích vào lãnh thổ Syria, dư luận Trung Đông đã có những phản ứng trái chiều. Liên minh Dân tộc đối lập đã chính thức lên tiếng hoan nghênh việc Mỹ mở chiến dịch không kích chống IS, đồng thời hối thúc Washington tăng cường sức ép lên cả chính quyền Syria, chứ không chỉ dừng lại ở việc không kích IS.
Trong khi đó từ Tehran, Bộ Ngoại giao Iran đã chỉ trích mạnh mẽ việc Mỹ và đồng minh mở chiến dịch oanh kích IS bên trong lãnh thổ Syria, coi đó là sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Syria.
Còn từ Lebanon, Phong trào kháng chiến Hồi giáo Hezbollah cũng tuyên bố phản đối chiến dịch không kích của Mỹ vào Syria. Tổng thư ký Hezbollah Hasan Nasarullah khẳng định, lực lượng này phản đối mọi hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria, bất kể hành động quân sự đó là nhằm vào Chính phủ Syria hay tổ chức IS.
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho rằng, các cuộc không kích của Mỹ và các nước Arab nhằm vào các tay súng IS có thể đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh quốc tế.
Ngay sau khi Mỹ tấn công IS ở Syria, Nga đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ và các nước đồng minh mở chiến dịch không kích chống tổ chức khủng bố IS ở Syria mà chưa được sự cho phép của nước này. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố: “Bất kỳ hành vi can thiệp quân sự nào cũng cần được thực hiện theo đúng luật pháp quốc tế. Việc không kích ở Syria đòi hỏi phải có sự đồng ý của chính phủ Syria hoặc sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Giới phân tích cho rằng, tấn công IS ở Syria, Mỹ hy vọng “bắn một mũi tên trúng 3 đích”. Trên cơ sở tiêu diệt mục tiêu của IS, nhân đây Mỹ cũng cung cấp, trợ giúp cho phe đối lập mà Washington gọi là “ôn hòa” ở Syria, đồng thời gián tiếp đánh vào quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad thông qua sự lớn mạnh của phe đối lập.
Tuy nhiên, để giành chiến thắng trong cuộc chiến này, bên cạnh việc tiến hành các vụ không kích, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết sẽ phải sử dụng lực lượng binh sĩ trên bộ. Theo ông Dempsey, số lượng binh sĩ này cần khoảng 15.000 người.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, một ngày không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo tốn khoảng 7-10 triệu USD. Đây là con số không hề nhỏ, do vậy quân đội Mỹ cũng đang dự định đề xuất thêm kinh phí cho các cuộc không kích này lên Quốc hội Mỹ.
>> Những toan tính ẩn sau cuộc tấn công IS của Mỹ ở Syria
>> Mỹ “tiến thoái lưỡng nan” khi quyết định không kích tại Syria
>> Nga, Mỹ có thể bắt tay để cùng tiêu diệt phiến quân IS
Người phát ngôn chính phủ Stephane Le Foll ngày 25/9 cho biết, nước này đã tiến hành đợt không kích thứ 2 nhằm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự phong (IS) ở Iraq. Tổng thống Francois Hollande khẳng định, Pháp sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch không kích nhằm vào lực lượng IS bất chấp việc công dân Gordel nước này bị hành hình. Bên cạnh đó, Hội đồng quốc phòng Pháp ngày 25/9 cũng nhóm họp để thảo luận về chiến dịch không kích có khả năng mở rộng sang lãnh thổ Syria.
Trong khi đó, Quốc hội Anh ngày 26/9 đã bỏ phiếu ủng hộ việc nước này tham gia các cuộc không kích chống lại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tại Iraq. Ngày 27/9, Hai chiếc Tornado của Anh đã rời Căn cứ Không lực Hoàng gia Anh tại Síp vào lúc 8h25 sáng (giờ địa phương) và bay trên bầu trời Iraq. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng, hai máy bay chiến đấu Tornado của Không lực Hoàng gia Anh đã bay trên bầu trời Iraq và đã sẵn sàng được sử dụng để tấn công trong trường hợp xác định được các mục tiêu cần tiêu diệt”.
Trong các cuộc không kích tại Syria, một trong những mục tiêu mà đồng minh nhắm tới là các cơ sở lọc dầu do phiến quân IS kiểm soát nhằm triệt nguồn thu chính của tổ chức này. Quan chức quân đội Mỹ cho hay hầu hết nhà máy lọc dầu của IS ở Syria đã bị tê liệt.
IS - lực lượng đang kiểm soát khu vực rộng lớn ở miền đông Syria, nắm giữ gần 60% hệ thống sản xuất dầu mỏ của đất nước, cho ra khoảng 50.000 thùng dầu thô và thu về xấp xỉ 3 triệu USD mỗi ngày từ việc buôn lậu dầu. Theo các chuyên gia, các cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu của IS sẽ gây ra những tác động mạnh mẽ và nghiêm trọng đối với các tay súng cực đoan.
Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã phác họa bức tranh ảm đạm về một thế giới đầy bất ổn hiện nay, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những hành động cấp thiết để đối phó với các thách thức như sự tàn bạo của lực lượng Nhà nước Hồi giáo, đại dịch Ebola tại châu Phi và các cuộc xung đột tại khu vực Trung Đông.
“Chân trời hy vọng đang ngày một tối dần. Năm qua là một năm tồi tệ đối với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Quyền con người và luật pháp đang bị tấn công, từ các vụ đánh bom đến chặt đầu con tin, từ việc cố tình gây ra nạn đói đối với người dân cho đến tấn công các bệnh viện, cơ sở và đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc.” - người đứng đầu Liên Hợp Quốc nói.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh sự trỗi dậy của IS tại Iraq và Syria cũng như các tổ chức khủng bố khác là mối đe dọa rõ rệt đối với hòa bình và an ninh thế giới và do vậy cần phải có phản ứng toàn diện của cộng đồng quốc tế.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới chung tay đối phó với một loạt các cuộc khủng hoảng quốc tế mà ông mô tả là "mạng lưới chết chóc", từ sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) cho đến sự lây lan khó kiểm soát của virus Ebola và cuộc xung đột tại Ukraine.
Ngày 27/9, trong ngày thứ tư của phiên thảo luận cấp cao tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 69, lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng các nước đã có bài phát biểu về tình hình quốc gia, đồng thời bày tỏ quan điểm về các vấn đề quốc tế lớn.
Liên quan đến vấn đề thiết lập vùng đệm phi quân sự, Bộ Ngoại giao Nga ngày 26/9 bác bỏ thông tin cho rằng các quan chức quân sự nước này đã gặp những người đồng cấp Ukraine để thảo luận chi tiết về việc thiết lập một vùng đệm phi quân sự tại khu vực miền Đông Ukraine nhằm củng cố một lệnh ngừng bắn tại khu vực này.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga không liên quan tới cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Do đó, chỉ có chính quyền Ukraine và lực lượng đối lập nước này phải chịu trách nhiệm về các đề xuất ngừng bắn.
Dù đã nhất trí thiết lập vùng đệm phi quân sự 30km, Chính phủ Ukraine và phe đối lập vẫn chưa xác định được ranh giới rõ ràng của khu vực này. Giới quan sát nhận định, thỏa thuận ngừng bắn lâu dài cho Ukraine sẽ không khả thi chừng nào sự nghi kỵ lẫn nhau tiếp tục tồn tại.
5. Các cuộc biểu tình tại Hong Kong từ một tuần trước đây đã leo thang thành bạo lực khi mà một nhóm sinh viên đã vượt qua hàng rào cảnh sát vào cuối ngày 26/9 và xâm nhập vào một tòa nhà chính quyền sau một tuần tuần hành hòa bình. Cảnh sát đã phải dùng đạn hơi cay để giải tán đám đông.
Hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ đã làm tê liệt khu vực thương mại trung tâm của Hong Kong vào hôm nay (28/9) trong khi cảnh sát chống bạo động cố gắng dùng hơi cay để giải tán đám đông.
Người biểu tình đã sử dụng một công viên gần trụ sở chính quyền Hong Kong làm “căn cứ” của mình. Nhờ đó, họ đã phong tỏa được nhiều tuyến phố chính của thành phố, buộc giới chức phải chuyển hướng cho khoảng 80 tuyến xe bus. Những người tổ chức biểu tình cho hay ít nhất 30.000 người tham gia phe của họ.
Đến ngày 28/9, cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ 60 người, bao gồm Joshua Wong, 17 tuổi và thủ lĩnh của nhóm Học giả. Wong đã bị bắt sau khi kêu gọi người biểu tình chiếm tòa nhà chính quyền.
Đến 5h50 sáng 28/9 (giờ địa phương), núi lửa Ontake vẫn tiếp tục phun tro bụi. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã nâng cảnh báo núi lửa Ontake lên mức 3, theo đó hạn chế các tuyến đường dẫn lên ngọn núi này.
Trong ngày 28/9, đã có thêm khoảng 550 cảnh sát, lính cứu hỏa và các binh sỹ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia hoạt động cứu hộ.
Đến trưa 28/9, các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy 30 người bị bất tỉnh trên đỉnh núi.
Các quan chức Nhật Bản tuyên bố khi được tìm thấy, những người này đã ngừng thở và tim không còn đập nữa (một cách để họ xác nhận rằng những người này đã thiệt mạng và chỉ còn chờ các nhân viên pháp y đến khám nghiệm).
Những đám tro bụi từ núi lửa Ontake đã đổ xuống hơn 3km ở bên sườn phía Nam của ngọn núi. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cảnh báo sẽ có thêm đất đá đổ xuống từ miệng núi lửa.
Trong khi đó, nhà chức trách tỉnh Nagano, miền Trung Nhật Bản cùng ngày cho biết, tro bụi từ núi lửa Ontake đã ảnh hưởng tới vụ mùa của người dân khu vực này.
Núi lửa Ontake nằm giữa tỉnh Nagano và Gifu. Trước đó, lần thức giấc gây thiệt hại nặng nề nhất của núi lửa Ontake là 1979, núi lửa đã phun hơn 200.000 tấn tro bụi và làm 2 khách du lịch thiệt mạng./.