Cuộc gặp Nhật-Trung, ẩn ý khó lý giải và nguy cơ “cô lập” Hàn Quốc

VOV.VN - Mối quan hệ này có thực sự được cải thiện hay không vẫn còn phụ thuộc vào những hành động thực tế của mỗi nước.

Bên lề Hội nghị APEC sẽ diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đầu giờ chiều ngày 10/11 (giờ Nhật Bản) Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành hội đàm. Đây là cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước kể từ tháng 5/2012.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp bên lề Hội nghị APEC 2014 (Ảnh: Tokyo Shimbun)

 Ẩn ý khó lý giải

Về nội dung cuộc hội đàm, Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh: “Cuộc gặp gỡ giữa hai nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới sẽ đóng góp quan trọng vào phát triển quan hệ hai nước, nhưng việc thực hiện dưới hình thức như thế nào trong phát triển quan hệ hai nước còn cần phải điều chỉnh’’.

Theo FNN, trả lời báo chí sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Nhật Bản cho biết: “Cuộc hội đàm lần này là một bước tiến bộ trong quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước với mong muốn trở lại mối quan hệ chiến lược. Việc Tôi (Thủ tướng Abe) đã có thể hội đàm với ông Tập Cận Bình là một điều thể hiện sự mong muốn không chỉ của các nước châu Á, mà còn của nhiều nước khác trên thế giới. Đây là dấu ấn quan trọng để hướng tới việc cải thiện quan hệ hai nước.’’

Trong cuộc hội đàm, Thủ tướng Abe nhấn mạnh rằng sự phát triển mang tính hòa bình của Trung Quốc cũng là cơ hội tốt đối với cộng đồng quốc tế và Nhật Bản. Trong mối quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề khác biệt, song cũng cần phải tránh những bất đồng làm ảnh hưởng tới quan hệ toàn diện giữa hai nước.

Thủ tướng Abe cũng cho biết ông cũng đã thể hiện mong muốn đối với Chủ tịch Tập Cận Bình về việc xây dựng mối quan hệ Nhật-Trung trong thế kỷ 21 từ góc độ phát triển lâu dài và mang tính đại cục.

Đáp lại lời của Thủ tướng Abe, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Mong muốn phát triển quan hệ Nhật-Trung dựa trên quan hệ chiến lược. Trung Quốc mong muốn Nhật Bản sẽ tiếp tục xây dựng đất nước bằng con đường hòa bình”.

Có thể nói đây là cuộc gặp được dư luận mong chờ, bởi quan hệ hai nước có những ảnh hưởng nhất định tới tình hình khu vực. Có nhiều lạc quan đối với cuộc gặp, song theo Hãng Jiji, trong cuộc hội đàm Thủ tướng Nhật Bản đã nêu rõ ràng sẽ tiếp tục kế thừa những nhận thức về vấn đề lịch sử của các bậc tiền bối. Chủ tịch Tập Cận Bình lại nhấn mạnh rằng vấn đề lịch sử có liên quan đặc biệt tới tình cảm của hơn 1,3 tỷ dân. Ông Tập cũng không đề cập trực tiếp tới việc viếng đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Abe và Nội các của ông. Xem ra vẫn có những “ẩn ý” khó lý giải sau cuộc gặp này.

Khiến Hàn Quốc bị “cô lập”?

Bloomberg nhận định rằng, quan hệ thương mại Nhật Bản-Trung Quốc có thể nói đang trong giai đoạn hồi phục tuy trong bối cảnh nửa đầu năm 2014, đầu tư của Nhật Bản đối với Trung Quốc giảm nhanh. Lãnh đạo hai nước Nhật-Trung mặc dù có tiến hành hội đàm bên lề Hội nghị APEC tại Bắc Kinh, Trung Quốc, song những chứng cớ cho thấy quan hệ hai nước sẽ được cải thiện vẫn còn hạn chế. Trong trường hợp Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình chưa thực sự thay đổi cách nhìn về chủ quyền lãnh thổ và nhận thức lịch sử (chủ yếu tập trung vào tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, viếng đền Yasukuni của các quan chức chính phủ Nhật Bản), thì việc quan hệ hai nước sẽ được khôi phục lại thực là khó.

Viếng đền Yasukuni-vấn đề gây căng thẳng quan hệ Nhật-Trung (Ảnh: AP)
Trong khi đó, Truyền thông Hàn Quốc cho rằng Hàn Quốc cũng cảm thấy một chút bất an giống như bị “cô lập” khi dư luận đang hy vọng một bước tiến mới trong quan hệ Nhật-Trung, đặc biệt khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đánh giá mối quan hệ này “sẽ đóng góp vào lợi ích chung cho cả khu vực”.

Tờ Mainichi bằng tiếng Hàn Quốc ngày 9/11 phân tích rằng, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng sẽ tham dự Hội nghị đã đến Bắc Kinh tham dự Hội nghị APEC. Bên lề Hội nghị, các cuộc gặp cấp cao giữa Mỹ- Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ diễn ra và chắc chắn gây ảnh hưởng tới tình hình Đông Bắc Á trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, cuộc gặp riêng rẽ Hàn-Nhật đến nay vẫn chưa thấy có sự tiến triển nào dù chỉ một chút.

Tổng thống Hàn Quốc Park và Thủ tướng Nhật Bản Abe tuy cùng chung tham dự Hội nghị APEC, song cuộc gặp song phương giữa họ sẽ không diễn ra. Về cuộc gặp cấp cao Nhật-Trung giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Abe, Hàn Quốc nhấn mạnh lập trường của nước này là: “Với tư cách là nước chủ trì Hội nghị APEC, việc Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ với Thủ tướng Abe đơn thuần chỉ là nghi thức thông thường. Cuộc gặp sẽ không gây ảnh hưởng nào tới bản chất quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc, lại càng không có ảnh hưởng lớn tới tình hình khu vực Đông Bắc Á”.

Theo một chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, tình hình trong nội bộ hai nước cho thấy có những tư tưởng mong muốn cải thiện qua hệ song phương. Tình hình phân hóa trong Nhật Bản đang rất căng thẳng khi lập trường bảo thủ vẫn là dòng chủ lưu, tạo ra “giới hạn đỏ” trong các mối quan hệ chính trị giữa Nhật Bản và các nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc-nước đang rất căng thẳng với Nhật Bản về chủ quyền lãnh thổ xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Do vậy có thể cuộc gặp Nhật-Trung lần này sẽ phả bỏ được “giới hạn đỏ” trong quan hệ hai nước, nhưng chưa thể phá bỏ “giới hạn” đối với Hàn Quốc.

Trước đó, ngày 7/11, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì có cuộc gặp với người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi đã đạt được nhận thức chung mang tính nguyên tắc bao gồm 4 điểm nhằm xử lý và cải thiện quan hệ song phương.

Dư luận quốc tế đã đánh giá tích cực thỏa thuận này và cho rằng thảo thuận sẽ góp phần vào phát triển mối quan hệ Nhật-Trung lâu dài và ổn định, đáp ứng lợi ích của hai nước và lợi ích của nhân dân mỗi nước.

Chủ tịch Hiệp hội Nhật-Trung Hakunishi cho rằng việc hai bên đã nhấn mạnh trong văn bản chính trị bao gồm 4 điểm liên quan tới nhận thức chung về quan hệ hai nước là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, nhận thức chung này có làm cho mối quan hệ trước mắt giữa hai nước ấm lên, và chính quyền Thủ tướng Abe có bảo vệ cam kết này, tôn trọng thực hiện 4 nguyên tắc trong thỏa thuận không thì còn là vấn đề chưa biết trước được điều gì.

Bốn nguyên tắc cơ bản mà Nhật Bản và Trung Quốc đạt được đó là : Thứ nhất, hai bên xác nhận tôn trọng tinh thần và các nguyên tắc trong 4 văn kiện chính trị đạt được giữa hai nước trước đây. Thứ hai, trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, hướng tới tương hai, hai bên đạt được một số nhận thức chung về việc khắc phục những trở ngại chính trị có thể ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Thứ ba, hai bên xác nhận tồn tại bất đồng về chủ trương liên quan căng thẳng ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và vùng biển lân cận ở Biển Hoa Đông. Thứ tư, hai bên nhất trí thông qua các kênh khác nhau để dần khôi phục đối thoại về chính trị, ngoại giao và an ninh, nỗ lực xây dựng lòng tin chính trị.

Cùng với những diễn biến tích cực tại cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị APEC, hy vọng một giai đoạn mới trong quan hệ hai nước sẽ được mở ra vì lợi ích mang tính đại cục của nhân dân hai nước và khu vực. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, mối quan hệ này có thực sự được cải thiện hay không vẫn còn phụ thuộc vào những hành động thực tế của mỗi nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Căng thẳng Nhật - Trung cần giải quyết bằng ngoại giao
Căng thẳng Nhật - Trung cần giải quyết bằng ngoại giao

VOV.VN - Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng, căng thẳng cần giải quyết trên tinh thần xây dựng và thiện ý.

Căng thẳng Nhật - Trung cần giải quyết bằng ngoại giao

Căng thẳng Nhật - Trung cần giải quyết bằng ngoại giao

VOV.VN - Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng, căng thẳng cần giải quyết trên tinh thần xây dựng và thiện ý.

Nhật - Trung và tham vọng nước lớn thế giới
Nhật - Trung và tham vọng nước lớn thế giới

VOV.VN - Tân Hoa xã ngày 12/1 cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản đang muốn đưa ra cái gọi là “thời đại hai nước lớn Nhật-Trung”.

Nhật - Trung và tham vọng nước lớn thế giới

Nhật - Trung và tham vọng nước lớn thế giới

VOV.VN - Tân Hoa xã ngày 12/1 cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản đang muốn đưa ra cái gọi là “thời đại hai nước lớn Nhật-Trung”.

Ngoại trưởng Mỹ: Nhật-Trung cải thiện quan hệ có lợi cho cả khu vực
Ngoại trưởng Mỹ: Nhật-Trung cải thiện quan hệ có lợi cho cả khu vực

VOV.VN - Dư luận quốc tế cho rằng thỏa thuận 4 điểm vừa đạt được sẽ góp phần vào phát triển mối quan hệ Nhật-Trung lâu dài và ổn định.

Ngoại trưởng Mỹ: Nhật-Trung cải thiện quan hệ có lợi cho cả khu vực

Ngoại trưởng Mỹ: Nhật-Trung cải thiện quan hệ có lợi cho cả khu vực

VOV.VN - Dư luận quốc tế cho rằng thỏa thuận 4 điểm vừa đạt được sẽ góp phần vào phát triển mối quan hệ Nhật-Trung lâu dài và ổn định.

Cuộc gặp “phá băng” cho quan hệ Nhật-Trung
Cuộc gặp “phá băng” cho quan hệ Nhật-Trung

VOV.VN - Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo hai nước kể từ tháng 5/2012. 

Cuộc gặp “phá băng” cho quan hệ Nhật-Trung

Cuộc gặp “phá băng” cho quan hệ Nhật-Trung

VOV.VN - Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo hai nước kể từ tháng 5/2012. 

Vết nứt mới trong quan hệ Nhật-Trung
Vết nứt mới trong quan hệ Nhật-Trung

(VOV) - Việc Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc trong Sách Trắng của mình khiến quan hệ hai nước thêm căng thẳng.

Vết nứt mới trong quan hệ Nhật-Trung

Vết nứt mới trong quan hệ Nhật-Trung

(VOV) - Việc Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc trong Sách Trắng của mình khiến quan hệ hai nước thêm căng thẳng.

Nhật-Trung-Hàn tiếp tục mâu thuẫn về việc viếng đền Yasukuni
Nhật-Trung-Hàn tiếp tục mâu thuẫn về việc viếng đền Yasukuni

VOV.VN - Bộ trưởng Nội vụ Nhật Bản Shindo sáng 18/10 đã tiến hành viếng thăm ngôi đền Yasukuni nhân Lễ hội mùa Thu.

Nhật-Trung-Hàn tiếp tục mâu thuẫn về việc viếng đền Yasukuni

Nhật-Trung-Hàn tiếp tục mâu thuẫn về việc viếng đền Yasukuni

VOV.VN - Bộ trưởng Nội vụ Nhật Bản Shindo sáng 18/10 đã tiến hành viếng thăm ngôi đền Yasukuni nhân Lễ hội mùa Thu.