Đòi tự trị, miền Bắc Italy liệu có nối bước Catalonia?
VOV.VN- Cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Âu đang làm dấy lên làn sóng đòi tự trị vùng nhiều hơn ở Italy và nhiều nước châu Âu khác..
Hai vùng Lombardy và Venteto của Italy đã tiến hành các cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 22/10 nhằm giành thêm quyền tự trị từ Rome. Song liệu cuộc khủng khoảng tại Catalonia có phần nào làm họ nhụt chí?
Vào cuối thế kỷ trước, những người dân tự do và dũng cảm ở miền Bắc Italy ấp ủ một giấc mơ lớn về việc lập một nhà nước ly khai với tên gọi Padania. Những người nối gót họ đã tổ chức những cuộc mít tinh rầm rộ với trang phục xanh lá cây và cờ để công khai chỉ trích sự phung phí của Rome.
Khi những căng thẳng của những người chủ trương ly khai ở Catalonia bùng phát sau ba thập kỷ kéo dài âm ỉ, giấc mơ chưa hoàn toàn sụp đổ về một nhà nước độc lập đó tại Italia lại trỗi dậy.
Lực lượng đứng đằng sau chủ trương ly khai này là đảng theo phái dân tuý và chống nhập cư Lega Nord (Liên đoàn phương Bắc). Đảng này đã đề xuất hai cuộc trừng dân ý ở hai vùng giàu có của nước Italy là Lombardy và Veneto vào ngày 22/10. Qua đó, họ đặt các cử tri trước câu hỏi liệu họ có muốn những người đại diện vùng thương thuyết với Rome để có sự tự trị hơn.
Nếu Thống đốc vùng Veneto Roberto Zaia và Thống đốc vùng Lombardy Roberto Maroni muốn noi theo những người cùng chí hướng ở Catalonia, thì điều đó khó có thể thành công.
Ông Maronie nói: "Thủ lĩnh Catalonia Puigdemont đã mất đi một cơ hội đặc biệt. Ông ta đã sa lầy và không còn sức mạnh như ngày đầu." Theo ông, hiện nay Milan có thể thay thế Barcelona để trở thành nơi đặt trụ sở mới của Cơ quan Y tế châu Âu sắp di rời khỏi Anh trong tiến trình hậu Brexit.
Sử dụng các cuộc trưng cầu dân ý để vận động bầu cử
Theo các quan sát viên, các cuộc trưng cầu dân ý tại Italy thực chất là nhằm xác định vị thế chính trị trước cuộc bầu cử quan trọng sẽ diễn ra tại nước này vào năm 2018.
Giáo sư bộ môn khoa học chính trị thuộc trường Đại học LUISS-Guido Carli tại Rome, Cristina Fusone, cho biết: "Lega Nord đang tìm cách tối đa hoá sự bành trướng của mình trong cuộc bầu cử quốc gia tới. Chúng ta đang chứng kiến một địa lý học mới của các lực lượng chính trị ở Italia (với phong trào chống chính trị Năm Sao) và việc ấn định thời gian của các cuộc trưng cầu dân ý này phản ánh điều đó."
Trong nhiều năm qua, Lega Nord Phe Bắc tuy nhỏ song là thành viên quan trọng của liên minh trung hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi. Tái xuất trên diễn đàn chính trị sau khi bị phế truất vào năm 2011 vì bị phát hiện gian lận thuế, ông Berlusconi vẫn là một nhà lãnh đạo không bị chối bỏ ở đảng Forza Italy và ông ủng hộ cuộc bỏ phiếu vào ngày 22/10 với hứa hẹn tăng quyền tự trị vùng như là một phần cùa cương lĩnh tranh cử của liên minh trung hữu.
Trong khi đó, Đảng Dân chủ phản đối điều này.
Ônh Lorenzo Colovini, thành viên Đảng Tự do và Gruppo 7 Luglio, một phân nhánh của Đảng Tự do ở Venice, nhận xét: "Vấn đề đầu tiên là câu hỏi của cuộc trưng cầu dân ý quá mơ hồ. Ông Colovini đã kêu gọi người dân tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý tại Venteto.
Ông Colovini nói: "Nếu các cuộc trưng cầu dân ý này thực sự nghiêm túc, chúng cần phải xác định chính xác hơn tăng cường thêm tự trị nghĩa là gì. Nó giống như là một tấm séc để trống. Nó thực sự chỉ là một chương trình tuyên truyền chính trị cho Thống đốc Zaia."
Song bà Cristina Fusone cho rằng điều này chỉ đúng một phần.
Kể từ năm 2001, các vùng ở Italy đã có quyền hiến pháp để yêu cầu tự trị hơn nữa trong mọi lĩnh vực từ giáo dục đến tài chính. Tuy nhiên, quyền quản lý tài chính bất ngờ bị tước bỏ do cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu.
Bà nói: "Vấn đề nảy sinh từ các biện pháp khắc khổ được áp dụng. Tái tập trung hoá quản lý tài chính được triển khai và vì thế sự tự trị này đã bị hạn chế. Mỗi vùng hiện nay buộc phải tuân thủ với quy chế ngân sách cân đối."
Đó là một sự hạn chế mà đã làm trăn trở các khu vực miền Bắc vốn giàu có hơn và nổi trội hơn miền Nam kém phát triển về tất cả các chỉ số tài chính.
Hậu quả khó lường từ cuộc trưng cầu ý dân đòi quyền tự trị ở Italy
Khoảng cách giữa hai miền Bắc - Nam Italy
Enzo Moavero Milanesi, giáo sư luật và là cựu bộ trưởng nội các Italia, mặc dù còn tồn tại sự chênh lệnh về phát triển và việc làm giữa miền Bắc và miền Nam, song sự oán giận của miền Bắc đối với miền Nam không còn giống như một vài thập kỷ trước.
Tương tự như bà Fusone, ông Milanesi nói cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Âu dường như đã làm thổi bùng lên làn sóng đòi tự trị vùng nhiều hơn và Italy và nhiều nơi khác.
Ông nói: "Nó đã khiến một số người tin rằng tự trị địa phương có thể là phương cách để thoát khỏi một quyết định chính trị. Song câu hỏi thực sự là: Địa phương là gì? Liệu một nước có phải là địa phương của EU? Đó là một vùng? Một thị trấn?".
Câu hỏi này dường như không sáo rỗng. Bên cạnh vấn đề đòi hỏi tự trị vùng hơn nữa trong cuộc trưng cầu dân ý ở Veneto, một câu hỏi khác cần phải giải đáp là liệu thành phố của các kênh đào Venice có cần tách khỏi thành phố đất liền Mestre gần đó. Những người Venice ủng hộ chủ trương này cho rằng điều này sẽ giúp Venice tháo gỡ vấn đề các du thuyền lớn và du lịch đang gây ra thiệt hại về môi trường cho cảng của họ. Song toà án hiến pháp Italia chưa kết luận liệu vấn đề tách đô thị là hợp pháp hay không.
Song đây là vấn đề có thể tái lặp và không chỉ là vấn đề duy nhất.
Theo ông Milanesi, "Có tin đồn thổi rằng các vùng khác, như Emilia-Romagna, cũng muốn tự trị. Vì thế, các mảnh ghép ở Italy rất nhiều màu sắc". Song người ta hy vọng chúng không "sặc sỡ” như Catalonia./.
Hai vùng giàu có nhất Italy trưng cầu ý dân về mức độ tự trị