Dòng chảy phương Bắc 2 khiến Đức rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”

VOV.VN - Dòng chảy phương Bắc 2, dự án đường ống dẫn khí đốt dưới biển từ Nga sang Đức đã châm ngòi cho những tranh cãi ở Mỹ và các nước châu Âu, đặc biệt là Đức trong bối cảnh căng thẳng với Nga gia tăng.

Chính phủ liên minh của tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz bao gồm cả đảng Xanh với các thành viên chỉ trích mạnh mẽ dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Dù vậy, ông Scholz đã khiến nhiều người bất ngờ khi có lập trường tương tự người tiền nhiệm Angela Merkel - người đã lên tiếng bênh vực Dòng chảy phương Bắc 2 là một dự án kinh doanh thiết yếu cho thành công của cơ sở công nghiệp Đức.

“Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án lĩnh vực tư nhân”, Thủ tướng Đức Scholz phát biểu với báo giới gần đây. Quyết định cuối cùng về dự án này sẽ do một cơ quan tại Đức đưa ra và hoàn toàn phi chính trị.

Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Trong bối cảnh Nga tập trung hàng chục nghìn binh sỹ gần biên giới với Ukraine và những lời đe dọa trừng phạt từ Mỹ đối với dự án này, tương lai của Dòng chảy phương Bắc vẫn còn bất định.

Ngoài Dòng chảy phương Bắc 2, châu Âu còn phải đối mặt với vấn đề khác: giá khí đốt tự nhiên lên cao kỷ lục trong những tuần gần đây do nguồn cung hạn chế. Giá khí đốt tăng cao khi 3 trong số 6 lò phản ứng hạt nhân còn lại của Đức dừng hoạt động và thời tiết giá lạnh trong mùa đông khiến nhu cầu tăng cao. Dòng chảy phương Bắc 2 được đề xuất từ năm 2015 nhằm tránh tình trạng khủng hoảng năng lượng như vậy, nhưng giờ đây lại có vẻ như khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn.

Sức ép từ nội bộ đến các đồng minh

Dù vậy, có nhiều sức ép nội bộ trong chính phủ của Thủ tướng Scholz. Các lãnh đạo của đảng Xanh tuyên bố ủng hộ châu Âu và Mỹ, thúc đẩy Đức phải sử dụng Dòng chảy phương Bắc 2 như một đòn bẩy đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Các nhà quan sát cho rằng dự án đường ống dẫn khí đốt 11 tỷ USD, được thiết kế nhằm vận chuyển khí đốt từ Nga tới, sẽ vẫn đi vào hoạt động một khi dự án vượt qua những rào cản hành chính cuối cùng là sự phê duyệt của cơ quan quản lý Đức.

“Tôi nghĩ cuối cùng dự án này sẽ được phê duyệt, nhưng có thể có các điều kiện kèm theo liên quan đến việc tiếp tục trung chuyển qua Ukraine. Tôi nghĩ sẽ có yếu tố chính trị, thậm chí chính trị có thể đóng vai trò lớn trong vấn đề này”, Katja Yafimava, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu năng lượng Oxford cho biết.

Đúng như tên gọi của nó, Dòng chảy phương Bắc 2 chạy dọc theo đường ống Dòng chảy phương Bắc ban đầu hoạt động từ năm 2012. Không giống đường ống cũ, Dòng chảy phương Bắc 2 hoàn toàn thuộc sở hữu của Gazprom, công ty năng lượng thuộc sở hữu nhà nước của Nga.

Các đối tác của Đức tại châu Âu như Ukraine, Ba Lan là những nước lo ngại nhiều nhất về khả năng mất hàng tỷ USD mỗi năm phí trung chuyển khi Dòng chảy phương Bắc 2 đi vào hoạt động. Mỹ cũng coi dự án này là mối đe dọa đối với an ninh châu Âu và là vũ khí để Tổng thống Nga Putin dễ dàng gia tăng ảnh hưởng đối với một khu vực mà Mỹ có các mối quan hệ đối tác chiến lược.

“Mỹ coi Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án địa chính trị có thể ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và an ninh quốc gia trong phần quan trọng của cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương”, Karen Donfried, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề châu Âu cho biết gần đây.

Ở Washington, những nhân vật chỉ trích, nổi bật nhất là Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Ted Cruz đã nhiều lần tìm cách trừng phạt các công ty liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 2 để ngăn cản dự án đi vào hoạt động. Thượng viện Mỹ gần đây đã đồng ý tổ chức bỏ phiếu vào tháng 1/2022 về các biện pháp trừng phạt đối với Dòng chảy phương Bắc 2, đổi lại ông Cruz đồng ý không cản trở việc phê duyệt hàng chục đề cử của Tổng thống Biden đối với các vị trí trong Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính.

Yếu tố chính trị phủ bóng lên dự án kinh tế

Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hàng đầu của châu Âu. Tuy nhiên khối lượng khí đốt mà châu Âu nhập khẩu từ Nga trong năm 2021 vẫn thấp hơn mức trung bình.

Các nhà phân tích cho rằng, Nga đã đáp ứng khối lượng khí đốt theo đúng hợp đồng, nhưng lại miễn cưỡng tăng thêm khối lượng so với những gì đã đồng thuận từ trước với các khách hàng châu Âu. Đây là vấn đề mấu chốt vì châu Âu cần khí đốt. Các cơ sở lưu trữ bước vào mùa đông với mức nhiên liệu thấp – một phần do nhu cầu toàn cầu tăng và các đợt lạnh bất thường trong năm nay – khiến giá khí đốt tăng cao.

“Nga nói rằng nước này đã cung cấp theo điều khoản hợp đồng, điều này có vẻ đúng. Tuy nhiên, họ lại không bán khí đốt bổ sung với khối lượng tương tự như những năm trước”, James Waddell, người đứng đầu phòng khí đốt châu Âu tại Energy Aspects có trụ sở ở London, Anh cho biết.

Động cơ có thể là do những bất đồng giữa Nga với Ukraine. Suốt nhiều năm, các đường ống dẫn khí đốt từ thời Liên Xô ở Ukraine đóng vai trò như hành lang chính vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu, đem lại hàng tỷ USD doanh thu từ phí trung chuyển cho Kiev. Nếu Dòng chảy phương Bắc 2 đi vào hoạt động, với công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, Gazprom có thể bán khí đốt bổ sung cho khách hàng châu Âu mà không phải trả phí trung chuyển cho Ukraine.

Với các doanh nghiệp Đức, Dòng chảy phương Bắc 2 là cần thiết để đảm bảo nguồn cung năng lượng đáng tin cậy trong bối cảnh nước này chuẩn bị dừng vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng. Vấn đề cũng trở nên cấp bách hơn sau khi chính phủ mới của Đức công bố y định đẩy sớm thời hạn chót sử dụng than đá lên 8 năm, vào năm 2030.

Các bang miền nam của Đức đặc biệt cần tới Dòng chảy phương Bắc 2, bởi đây là nơi có trụ sở của các tập đoàn công nghiệp khổng lồ như BASF, Daimler, Siemens.

Năng lượng tái sinh từ turbine gió khá dồi dào ở miền Bắc và chính phủ cam kết đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đường dây cao tải để chuyển điện từ miền Bắc tới miền Nam. Tuy nhiên sự phản đối của dư luận đã ảnh hưởng tới quá trình này.

“Chúng ta cần đảm bảo an ninh nguồn cung khí đốt, cho dù có những bất đồng chính trị với Nga”, Siegfried Russwurm, Chủ tịch Hiệp hội các ngành công nghiệp Đức nhấn mạnh. Ông kêu gọi chính phủ mới tách bạch vấn đề kinh tế với chính trị, Nga đã cung cấp khí đốt tự nhiên cho Tây Đức trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi 2 nước ở 2 bên đối lập của “Bức rèm sắt” (Iron Curtain).

“Có những vấn đề chúng ta có thể tiếp cận cùng nhau, có những vấn đề chúng ta có thể làm việc cùng nhau bất chấp một số điểm khác biệt, và có những vấn đề chúng ta hoàn toàn bất đồng”, ông Russwurm nói, đồng thời nhấn mạnh việc cung cấp năng lượng thuộc phạm trù thứ nhất.

“Nếu còn cần khí đốt thì vẫn cần tới Nga”

Đơn vị chịu trách nhiệm vận hành Dòng chảy phương Bắc 2 có trụ sở ở Thụy Sỹ, công ty con của Gazprom, đang nhanh chóng thiết lập một công ty cổ phần tại Đức, theo yêu cầu của cơ quan quản lý Đức để vận hành đường ống phù hợp với luật pháp Liên minh châu Âu.

Ông Joechen Homann, chủ tịch Cơ quan mạng lưới liên bang (Đức) dự đoán cơ quan này không sẽ phê duyệt Dòng chảy phương Bắc 2 trong nửa đầu năm 2022.

Sau đó, “quả bóng” sẽ được chuyển tới Brussels và các quan chức Ủy ban châu Âu có 2 tháng – cộng thêm 2 tháng gia hạn – để thống nhất quan điểm về đường ống. Mặc dù quyết định của Ủy ban châu Âu không mang tính ràng buộc, nhưng cơ quan quản lý Đức sẽ tính đến yếu tố này và có thể kéo dài thêm vài tháng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Theo ông Jacopo Maria Pepe, một nhà nghiên cứu về cơ sở hạ tầng khí hậu và năng lượng tại Viện các vấn đề an ninh và quốc tế Đức, mục đích ban đầu của Dòng chảy phương Bắc 2 là hoạt động như một chính sách bảo hiểm trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao hoặc xảy ra khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, ông cảnh báo dù việc dừng dự án sẽ gửi đi thông điệp ngoại giao rõ ràng tới Nga, nhưng nó cũng có thể gây rủi ro cho vị thế của Đức với tư cách là quốc gia có ảnh hưởng nhất ở châu Âu.

“Nếu vẫn còn cần tới khí đốt, thì chúng ta vẫn cần tới Nga. Đây là thực tế không thể trốn tránh”, ông Pepe nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Kẻ thắng, người thua” nếu Dòng chảy phương Bắc 2 bị “đóng băng” vĩnh viễn
“Kẻ thắng, người thua” nếu Dòng chảy phương Bắc 2 bị “đóng băng” vĩnh viễn

VOV.VN - Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2, vận chuyển khí đốt từ Nga sang Đức đang được chú ý trong bối cảnh Nga và phương Tây căng thẳng về vấn đề Ukraine. Liệu bên nào sẽ là “kẻ thắng” và bên nào sẽ là “người thua” nếu dự án này bị “đóng băng”?

“Kẻ thắng, người thua” nếu Dòng chảy phương Bắc 2 bị “đóng băng” vĩnh viễn

“Kẻ thắng, người thua” nếu Dòng chảy phương Bắc 2 bị “đóng băng” vĩnh viễn

VOV.VN - Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2, vận chuyển khí đốt từ Nga sang Đức đang được chú ý trong bối cảnh Nga và phương Tây căng thẳng về vấn đề Ukraine. Liệu bên nào sẽ là “kẻ thắng” và bên nào sẽ là “người thua” nếu dự án này bị “đóng băng”?

Dòng chảy phương Bắc 2: “Quân bài” để Mỹ ngăn Nga hành động quân sự với Ukraine
Dòng chảy phương Bắc 2: “Quân bài” để Mỹ ngăn Nga hành động quân sự với Ukraine

VOV.VN - Dự án Dòng chảy phương Bắc 2, dẫn khí đốt từ Nga tới Đức qua Biển Baltic đã trở thành mục tiêu đầu tiên khi Mỹ cảnh báo về những biện pháp trừng phạt tiềm năng mà phương Tây có thể áp đặt trong trường hợp Moscow tấn công Ukraine.

Dòng chảy phương Bắc 2: “Quân bài” để Mỹ ngăn Nga hành động quân sự với Ukraine

Dòng chảy phương Bắc 2: “Quân bài” để Mỹ ngăn Nga hành động quân sự với Ukraine

VOV.VN - Dự án Dòng chảy phương Bắc 2, dẫn khí đốt từ Nga tới Đức qua Biển Baltic đã trở thành mục tiêu đầu tiên khi Mỹ cảnh báo về những biện pháp trừng phạt tiềm năng mà phương Tây có thể áp đặt trong trường hợp Moscow tấn công Ukraine.

Chính quyền Biden âm thầm vận động hành lang gỡ bỏ trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2
Chính quyền Biden âm thầm vận động hành lang gỡ bỏ trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2

VOV.VN - Theo Foreign Policy, chính quyền Biden đang cố gắng ngăn cản nỗ lực trừng phạt các công ty Đức liên quan việc xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức – một động thái khiến các thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội tức giận.

Chính quyền Biden âm thầm vận động hành lang gỡ bỏ trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2

Chính quyền Biden âm thầm vận động hành lang gỡ bỏ trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2

VOV.VN - Theo Foreign Policy, chính quyền Biden đang cố gắng ngăn cản nỗ lực trừng phạt các công ty Đức liên quan việc xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức – một động thái khiến các thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội tức giận.