Dự báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân trong xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Sau tiền lệ năm 1945 và những lần thế giới đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh, xác suất xung đột hạt nhân đã giảm nhưng chưa bị triệt tiêu hoàn toàn. Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, nguy cơ ấy cần tiếp tục được đánh giá từ mọi góc độ để nhân loại có thể chung tay ngăn ngừa tình huống xấu nhất trong tương lai gần và xa.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân tăng cao trở lại, lên mức kỷ lục

Xung đột Nga - Ukraine cho đến nay dù diễn ra trên quy mô lớn nhưng vẫn là một cuộc xung đột vũ trang quy ước mà trong đó các bên tham chiến vẫn sử dụng các loại vũ khí thông thường. Tuy nhiên, cuộc xung đột này hiện gắn liền với cuộc khủng hoảng hạt nhân chưa từng thấy.

Nga sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, trong đó có số lượng khổng lồ các vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật. Kể từ khi nổ ra xung đột Ukraine, điện Kremlin đã sử dụng sự răn đe hạt nhân để ngăn ngừa phương Tây viện trợ quân sự cho Ukraine, và Moscow đã thành công ở mức độ nhất định.

Mới đây, Nga đã có những động thái điều chỉnh học thuyết hạt nhân của mình. Vào ngày 25/9/2024, Tổng thống Nga Putin thông báo mở rộng khung kịch bản để Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Giới lãnh đạo Nga có biên độ lớn trong cách giải thích hoàn cảnh triển khai thứ vũ khí đặc biệt này.

Mặc dù các tuyên bố hạt nhân của Nga thường được xem là mang tính chất tâm lý chiến, khả năng họ sử dụng vũ khí hạt nhân trong tình huống thật là điều khó loại trừ hoàn toàn.

Vào đầu xung đột Nga - Ukraine, khi quân Nga gặp lúng túng nhất định ở khu vực thủ đô Kiev và những nơi khác, giới quan sát quốc tế đã lo ngại Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để xoay chuyển tình thế khó khăn lúc đó đối với họ.

Cộng đồng tình báo Mỹ (tập hợp nhiều cơ quan tình báo của nước này) từng đánh giá khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân vào mùa thu năm 2022 lên tới mức 50% - có lẽ là mức cao kỷ lục.

Nhưng đó là tình huống khi Nga gặp khó khăn. Chuyên trang “Bulletin of the Atomic Scientists”  (BAS, tạm dịch là “Bản tin của giới khoa học nguyên tử”, chuyên cập nhật thông tin nhằm ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh hạt nhân) đã đánh giá thêm một xu hướng nữa, đó là khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong tình huống Nga đang thắng thế.

Kịch bản thứ 2 về xung đột hạt nhân và giải pháp đàm phán ngăn chặn

BAS đánh giá hướng này trên cơ sở sự kiện lịch sử của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2, vào tháng 8/1945. Vào thời điểm đó, Mỹ quyết định thả 2 quả bom nguyên tử (tức bom A, phiên bản hạng nhẹ của bom hạt nhân) lên các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi nước này đang cận kề nguy cơ bị đánh bại hoàn toàn bằng vũ khí và phương thức quy ước nhưng vẫn nhất quyết không chịu ngừng chiến đấu và chấp nhận các điều kiện của Mỹ về đầu hàng.

Quyết định ném bom A của Mỹ đã bị lịch sử phán xét và gây ra nhiều tranh cãi trên nhiều phương diện cho tới tận ngày nay. Còn tại thời điểm quá khứ, xét về mặt chính trị thực dụng, quyết định này đã khiến Nhật Bản nhanh chóng chấp nhận đầu hàng Mỹ, đồng thời giúp Mỹ tránh được thương vong khi phải tiến hành đổ bộ quân sự lên các hòn đảo của Nhật Bản nhằm đánh bại và giải giáp quân đội nước này.

Hai quả bom đó cũng đã cho phép Mỹ áp đặt các điều kiện chấm dứt chiến tranh và dàn xếp các vấn đề hậu chiến, cụ thể là Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện và Mỹ được phép chiếm đóng Nhật Bản trong một thời gian dài sau đó. Ngoài ra, Mỹ còn có một tính toán chiến lược nữa, đó là gửi thông điệp mạnh mẽ đến Liên Xô - đối thủ hàng đầu của Mỹ sau Thế chiến II. Nghĩa là, hai quả bom A đó đã giúp Mỹ đạt được 3 mục đích cùng một lúc.

Xung đột Nga - Ukraine cận kề ngưỡng chiến tranh tổng lực giữa các siêu cường

VOV.VN - Trước việc lằn ranh đỏ của Nga bị phương Tây vượt qua nhiều lần, đã xuất hiện ý kiến cho rằng Mỹ nên mạnh dạn cho phép Ukraine tập kích lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa của phương Tây mà không sợ bị trả đũa. Nhưng giới nghiên cứu đánh giá đây là quan điểm nông cạn, ẩn chứa rủi ro đẩy xung đột Nga - Ukraine tới bờ vực chiến tranh tổng lực.

Chiến tranh hạt nhân luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn như chính ban lãnh đạo Nga đã khẳng định. Nhưng Tổng thống Nga Putin cũng đã sớm nhắc đến các tiền lệ Hiroshima và Nagasaki trong bài diễn văn của mình vào tháng 9/2022, khi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đã kéo dài được khoảng 7 tháng. Lời nhắc nhở này mang nhiều ngụ ý.

BAS đánh giá Moscow có thể thu được nhiều lợi ích hơn so với yếu tố bất lợi nếu triển khai vũ khí hạt nhân trong thế thắng, tương tự như các tính toán chiến lược của Washington vào cuối Thế chiến II.

Trong kịch bản do BAS vạch ra, Nga đột phá thành công qua nhiều lớp phòng ngự của Ukraine nhưng bên phía Ukraine vẫn còn những ổ đề kháng mạnh, quyết không hạ vũ khí trước quân Nga. Cục diện này đang sát với thực tế hiện nay. Theo đó, Nga khả năng cao sẽ thắng trong tương lai xa, chứ không phải trong tương lai gần, ngay trong tầm tay. BAS cho rằng trong tình huống đó, Nga có thể triển khai phóng tên lửa hạt nhân (cấp chiến thuật) vào một vùng đất không quan trọng nào đó của Ukraine để tạo sức răn đe rồi yêu cầu Ukraine phải đầu hàng ngay và vô điều kiện. Khi ấy, chiến sự sẽ mau chóng kết thúc vì cuộc chiến của Ukraine bằng vũ khí thông thường sẽ tất yếu đi vào bế tắc. Còn NATO và phương Tây có lẽ sẽ không muốn đẩy xung đột đi quá xa đến mức hủy diệt sự sống toàn cầu trong một cuộc chiến hạt nhân đáp trả qua lại sau đó.

Tất nhiên, khả năng xảy ra kịch bản này là rất nhỏ vì Nga sẽ phải vượt qua sức ép từ khoảng ngưng 8 thập kỷ thế giới không dùng vũ khí hạt nhân kể từ năm 1945, cũng như phải tính đến những hậu quả khó lường một khi những đám mây nấm khổng lồ xuất hiện trở lại trong một cuộc xung đột hiện đại.

Do vậy, một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán vào lúc này là rất khẩn thiết để ngăn chặn từ xa mọi sự tính toán nhầm của tất cả các bên liên quan đến xung đột Nga - Ukraine.

Xem thêm:

>> Khả năng chiến tranh hạt nhân do xung đột Nga - Ukraine đã lên nấc nguy hiểm

>> Ukraine gia tăng sản xuất vũ khí, phấn đấu tạo ra 4 triệu UAV mỗi năm

>> Quân đội Nga thọc sâu vào thành trì Ugledar, Ukraine khó chống trả

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga chớp cơ hội vàng đánh chiếm nhiều nơi ở Ukraine khi ông Zelensky thăm Mỹ
Nga chớp cơ hội vàng đánh chiếm nhiều nơi ở Ukraine khi ông Zelensky thăm Mỹ

VOV.VN - Nhân lúc Tổng thống Ukraine Zelensky đi thăm Mỹ để tìm kiếm viện trợ và quyền tập kích tầm xa, quân đội Nga đã chớp cơ hội đẩy mạnh tiến công trên chiến trường miền Đông, giành thêm lãnh thổ và vây chặt hơn nữa thị trấn Pokrovsk, đồng thời tiếp tục gây khó khăn cho lực lượng Ukraine tại Kursk.

Nga chớp cơ hội vàng đánh chiếm nhiều nơi ở Ukraine khi ông Zelensky thăm Mỹ

Nga chớp cơ hội vàng đánh chiếm nhiều nơi ở Ukraine khi ông Zelensky thăm Mỹ

VOV.VN - Nhân lúc Tổng thống Ukraine Zelensky đi thăm Mỹ để tìm kiếm viện trợ và quyền tập kích tầm xa, quân đội Nga đã chớp cơ hội đẩy mạnh tiến công trên chiến trường miền Đông, giành thêm lãnh thổ và vây chặt hơn nữa thị trấn Pokrovsk, đồng thời tiếp tục gây khó khăn cho lực lượng Ukraine tại Kursk.

Pháo binh Ukraine thúc đẩy kinh tế tiểu bang Mỹ như thế nào?
Pháo binh Ukraine thúc đẩy kinh tế tiểu bang Mỹ như thế nào?

VOV.VN - Xung đột Nga - Ukraine khốc liệt, với nhu cầu cao về vũ khí đạn dược cho Ukraine, đã góp phần… thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quốc phòng và vực dậy kinh tế Mỹ tại một số địa phương, như ở bang Pennsylvania. Tổng thống Biden cũng lên tiếng ủng hộ duy trì nhà máy sản xuất đạn dược để cung cấp việc làm và tài chính cho địa phương.

Pháo binh Ukraine thúc đẩy kinh tế tiểu bang Mỹ như thế nào?

Pháo binh Ukraine thúc đẩy kinh tế tiểu bang Mỹ như thế nào?

VOV.VN - Xung đột Nga - Ukraine khốc liệt, với nhu cầu cao về vũ khí đạn dược cho Ukraine, đã góp phần… thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quốc phòng và vực dậy kinh tế Mỹ tại một số địa phương, như ở bang Pennsylvania. Tổng thống Biden cũng lên tiếng ủng hộ duy trì nhà máy sản xuất đạn dược để cung cấp việc làm và tài chính cho địa phương.

Mỹ dự báo kịch bản Nga trả đũa nếu phương Tây cho phép Ukraine tập kích tầm xa
Mỹ dự báo kịch bản Nga trả đũa nếu phương Tây cho phép Ukraine tập kích tầm xa

VOV.VN - Về tình huống phương Tây cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa của họ tập kích sâu vào lãnh thổ Nga, cộng đồng tình báo Mỹ đã vạch ra kịch bản trả đũa dữ dội của Nga nhằm vào phương Tây cũng như tác dụng không đáng kể của những đòn tập kích do Ukraine thực hiện đối với tiến trình xung đột Nga - Ukraine.

Mỹ dự báo kịch bản Nga trả đũa nếu phương Tây cho phép Ukraine tập kích tầm xa

Mỹ dự báo kịch bản Nga trả đũa nếu phương Tây cho phép Ukraine tập kích tầm xa

VOV.VN - Về tình huống phương Tây cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa của họ tập kích sâu vào lãnh thổ Nga, cộng đồng tình báo Mỹ đã vạch ra kịch bản trả đũa dữ dội của Nga nhằm vào phương Tây cũng như tác dụng không đáng kể của những đòn tập kích do Ukraine thực hiện đối với tiến trình xung đột Nga - Ukraine.