Đường ai nấy đi với WHO, Trump đang “tắt vòi dập lửa” giữa đám cháy?

VOV.VN - Các chuyên gia y tế cho rằng hành động cắt đứt quan hệ với WHO của ông Trump sẽ hủy hoại sự hợp tác quốc tế vốn đang rất cần trong đại dịch Covid-19.

"Chưa bao giờ WHO bị công kích dữ dội như vậy"

Việc Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ là một cú đánh vào sự hợp tác quốc tế khi thế giới cần sự hợp tác này nhất giữa bối cảnh dịch Covid 19 vẫn đang tiếp tục hoành hành, các chuyên gia y tế nhận định sau thông báo bất ngờ của Tổng thống Trump hôm 29/5.

WHO1_0.jpg

Các chuyên gia y tế cho rằng hành động cắt đứt quan hệ với WHO của ông Trump sẽ hủy hoại sự hợp tác quốc tế vốn đang rất cần trong đại dịch Covid-19. Nguồn: Strait Times

"Trong 30 năm làm việc của tôi với WHO, tôi chưa bao giờ chứng kiến tổ chức này bị công kích dữ dội như vậy", giáo sư Lawrence Gostin thuộc Đại học Georgetown, đồng thời là Giám đốc Trung tâm hợp tác về luật y tế quốc gia và toàn cầu thuộc WHO cho biết.

Giữa lúc Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đang tìm cách đoàn kết mọi người trên thế giới trong đại dịch thì "Tổng thống Trump đã thổi bay mọi kỳ vọng về sự hợp tác quốc tế này", ông Lawrence Gostin nhận định.

Các quốc gia được yêu cầu chia sẻ nghiên cứu và trang thiết bị y tế, cũng như hợp tác với nhau nhằm làm giảm tác động về kinh tế và xã hội trong đại dịch. Ngay lúc này, WHO chính là chìa khóa cho sự phản ứng toàn cầu trước Covid-19.

"WHO giữ vai trò quan trọng trong việc điều phối phản ứng quốc tế. Các quốc gia không nên có những hành động chia rẽ một cách có chủ đích nhằm làm suy yếu sự quản trị y tế toàn cầu này", 5 học giả về y tế toàn cầu bày tỏ trong một bài bình luận đăng trên tạp chí Y học The Lancet ngày 29/5.

Tổng thống Trump cho biết nguồn quỹ lẽ ra được tài trợ cho WHO sẽ được chuyển sang cho "các nhu cầu y tế công cộng toàn cầu khẩn cấp khác xứng đáng hơn", xong không nêu cụ thể các đơn vị sẽ được nhận là gì.

Các nhà quan sát cho rẳng việc Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO sẽ làm suy yếu vai trò lãnh đạo và tầm ảnh hưởng của Washington về chính sách y tế toàn cầu, cũng như tạo cơ hội để Trung Quốc gia tăng vị thế.

"Nếu rút khỏi WHO, Mỹ sẽ mất một phương tiện quan trọng trong việc định hình sự chỉ dẫn, các quy chuẩn và các hành động y tế toàn cầu. Mỹ đang rút khỏi một diễn đàn hợp tác y tế quốc tế có ảnh hưởng lớn", Tom Inglesby, Giám đốc Trung tâm An ninh Y tế Đại học Johns Hopkins đánh giá.

Chuyên gia này cũng cho biết: "Mỹ đang rút khỏi một phương tiện hỗ trợ quan trọng cho những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Trong hàng thập kỷ, Mỹ là một nhà tài trợ lớn của WHO trong nỗ lực giảm thiểu các thảm họa y tế toàn cầu. Sự rút khỏi này của Mỹ sẽ là một sự đảo ngược vị trí lãnh đạo quốc tế đó".

"Tắt vòi dập lửa trong đám cháy"

Ủy ban Các vấn đề đối ngoại của Hạ viện cho biết cơ quan này sẽ tiến hành một cuộc điều tra về việc dừng cấp ngân sách cho WHO, đồng thời gọi hành động của chính quyền Tổng thống Trump là "bất cẩn". Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề đối ngoại Eliot Engel cho rằng: "Khi thế giới đang đối phó với sự tàn phá của đại dịch, việc cắt đứt quan hệ với WHO giống như tắt nguồn nước dập lửa ngay giữa đám cháy".

Thậm chí Chủ tịch Ủy ban Y tế Thượng viện Lamar Alexander, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ bang Tennessee cũng phản đối quyết định của Tổng thống.

Tổng thống Trump từng gửi một bức thư tới WHO, cáo buộc tổ chức này "liên tục phớt lờ những bài báo đáng tin về sự lan rộng của virus SARS-CoV-2 ở Vũ Hán vào đầu tháng 12/2019 và thậm chí là từ sớm hơn, trong đó có những bài báo trên tạp chí y khoa The Lancet".

Tuy nhiên, The Lancet đã đăng tải một thông báo gọi những cáo buộc trên của nhà lãnh đạo Mỹ là không đúng sự thật, đồng thời dẫn ra rằng các bài báo đầu tiên về dịch Covid-19 được xuất bản ngày 24/1, khẳng định có sự lây nhiễm từ người sang người.

Ban đầu, ông Trump cho WHO thời gian 30 ngày để tạo ra cải cách đáng kể hoặc Mỹ sẽ cân nhắc tư cách thành viên của nước này trong tổ chức. Dù vậy, trong ngày thứ 7, tức là chưa tới 1/3 thời hạn trên, Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới.

Ông Engel nhận định: "WHO chỉ hoạt động mạnh mẽ nhờ các thành viên. Tổ chức này luôn đi theo những tiếng nói dẫn đầu. Nếu Tổng thống thực sự quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc với WHO, ông ấy nên tăng cường vai trò của Mỹ thay vì làm suy yếu tổ chức được trang bị tốt nhất để tạo ra một sự phản ứng toàn cầu thống nhất này"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

WHO ra mắt Liên minh chia sẻ công cụ chống Covid-19
WHO ra mắt Liên minh chia sẻ công cụ chống Covid-19

VOV.VN - Chiều 29/5, WHO công bố sáng kiến “Tiếp cận công nghệ chung về Covid-19” nhằm chia sẻ vaccine, thuốc điều trị hay công cụ chẩn đoán giữa các nước.

WHO ra mắt Liên minh chia sẻ công cụ chống Covid-19

WHO ra mắt Liên minh chia sẻ công cụ chống Covid-19

VOV.VN - Chiều 29/5, WHO công bố sáng kiến “Tiếp cận công nghệ chung về Covid-19” nhằm chia sẻ vaccine, thuốc điều trị hay công cụ chẩn đoán giữa các nước.

Phản ứng dư luận sau những tuyên bố của ông Trump về WHO và Hong Kong
Phản ứng dư luận sau những tuyên bố của ông Trump về WHO và Hong Kong

VOV.VN - Tuyên bố chấm dứt quan hệ với WHO, thay đổi trong quan hệ với Hong Kong (Trung Quốc), chính quyền ông Trump đang có 1 loạt động thái làm dư luận dậy sóng

Phản ứng dư luận sau những tuyên bố của ông Trump về WHO và Hong Kong

Phản ứng dư luận sau những tuyên bố của ông Trump về WHO và Hong Kong

VOV.VN - Tuyên bố chấm dứt quan hệ với WHO, thay đổi trong quan hệ với Hong Kong (Trung Quốc), chính quyền ông Trump đang có 1 loạt động thái làm dư luận dậy sóng

Nguyên Tổng giám đốc WHO: SARS-Cov-2 là virus giảo hoạt nhất
Nguyên Tổng giám đốc WHO: SARS-Cov-2 là virus giảo hoạt nhất

VOV.VN - Bà Trần Phùng Phú Trân, nguyên Tổng giám đốc WHO, cho biết, SARS-CoV-2 là virus giảo hoạt nhất mà bà từng biết.

Nguyên Tổng giám đốc WHO: SARS-Cov-2 là virus giảo hoạt nhất

Nguyên Tổng giám đốc WHO: SARS-Cov-2 là virus giảo hoạt nhất

VOV.VN - Bà Trần Phùng Phú Trân, nguyên Tổng giám đốc WHO, cho biết, SARS-CoV-2 là virus giảo hoạt nhất mà bà từng biết.

Quan chức WHO: “Không thể tưởng tượng nếu Mỹ rời khỏi tổ chức”
Quan chức WHO: “Không thể tưởng tượng nếu Mỹ rời khỏi tổ chức”

VOV.VN - Quan chức cấp cao trong WHO Stewart Simonson cho rằng ông “không thể tưởng tượng” nếu Mỹ rút khỏi và dừng tài trợ cho tổ chức này.

Quan chức WHO: “Không thể tưởng tượng nếu Mỹ rời khỏi tổ chức”

Quan chức WHO: “Không thể tưởng tượng nếu Mỹ rời khỏi tổ chức”

VOV.VN - Quan chức cấp cao trong WHO Stewart Simonson cho rằng ông “không thể tưởng tượng” nếu Mỹ rút khỏi và dừng tài trợ cho tổ chức này.

WHO “chịu trách nhiệm giải trình” khi Covid-19 được kiểm soát
WHO “chịu trách nhiệm giải trình” khi Covid-19 được kiểm soát

VOV.VN - Tổng Giám đốc WHO Tedros tái khẳng định tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm “giải trình” hơn bất kỳ ai về những vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19.

WHO “chịu trách nhiệm giải trình” khi Covid-19 được kiểm soát

WHO “chịu trách nhiệm giải trình” khi Covid-19 được kiểm soát

VOV.VN - Tổng Giám đốc WHO Tedros tái khẳng định tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm “giải trình” hơn bất kỳ ai về những vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19.

Đe dọa rút khỏi WHO, ông Trump trao cơ hội vàng cho Trung Quốc?
Đe dọa rút khỏi WHO, ông Trump trao cơ hội vàng cho Trung Quốc?

VOV.VN - Nếu Mỹ rút khỏi WHO thì điều này sẽ tạo ra một khoảng trống mà các nhà tài trợ khác nhiều khả năng sẽ lấp đầy, trong đó phải kể đến Trung Quốc.

Đe dọa rút khỏi WHO, ông Trump trao cơ hội vàng cho Trung Quốc?

Đe dọa rút khỏi WHO, ông Trump trao cơ hội vàng cho Trung Quốc?

VOV.VN - Nếu Mỹ rút khỏi WHO thì điều này sẽ tạo ra một khoảng trống mà các nhà tài trợ khác nhiều khả năng sẽ lấp đầy, trong đó phải kể đến Trung Quốc.