Học thuyết hạt nhân mới Nga có bị xóa nhòa như các "lằn ranh đỏ" trước đó?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, vẫn có những điểm cần làm sáng tỏ trong lời đe dọa hạt nhân mới nhất của Tổng thống Putin nhằm đảm bảo các "lằn ranh đỏ" của Nga không bị xóa mờ như những lần trước đó.

Trong hơn hai năm diễn ra xung đột với Ukraine, các cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật và những lời đe dọa hạt nhân công khai từ Nga luôn đặt Mỹ và phương Tây trong tình trạng cảnh giác. 

Trong tuần này, Tổng thống Vladimir Putin một lần nữa tiết lộ những đề xuất thay đổi đối với học thuyết hạt nhân của Nga, trong bối cảnh người đồng cấp Ukraine Zelensky đang trên đường tới Mỹ cùng với "Kế hoạch chiến thắng" - một kế hoạch được cho là sẽ giúp Ukraine giành thêm lợi thế trước Nga trên chiến trước. Hiện Ukraine đang nỗ lực thuyết phục các đồng minh tiếp tục viện trợ vũ khí, đồng thời kêu gọi các nước này Mỹ và phương Tây cho phép Kiev sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga.

Ông Putin cho biết Nga có kế hoạch hạ thấp rào cản sử dụng vũ khí hạt nhân, đồng thời nói thêm rằng Moscow sẽ coi một cuộc tấn công của một quốc gia phi hạt nhân có sự tham gia hoặc hỗ trợ của của một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân là "một cuộc tấn công chung chống lại Nga". Nhà lãnh đạo Nga cũng cân nhắc đến khả năng trả đũa hạt nhân nếu Điện Kremlin "nhận được thông tin đáng tin cậy về một tấn công trên không vượt qua biên giới quốc gia có sử dụng máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa hành trình, UAV , máy bay siêu thanh và các loại máy bay khác".

Nói một cách đơn giản, Putin đang đưa ra lời cảnh báo cho Washington và các đồng minh khác của Ukraine. Việc sửa đổi học thuyết hạt nhân đang khiến các nhà hoạch định chính sách phương Tây phải cân nhắc kỹ về những yêu cầu của Ukraine, bởi cái giá phải trả có thể lớn hơn nhiều so với những gì mà họ tưởng tượng. 

Vùng xám mơ hồ

Tuyên bố thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga đang làm dấy lên một cuộc thảo luận sôi nổi trong giới chuyên gia.

Bà Mariana Budjeryn, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Belfer thuộc Trường Harvard Kennedy, nhận định rằng các "lằn ranh đỏ" của ông Putin "rất cảm tính". Theo bà, có hai điểm đáng chú ý trong tuyên bố của Tổng thống Nga cần phải được làm rõ.

“Thứ nhất, học thuyết năm 2020 cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả hành động xâm lược bằng vũ khí thông thường gây nguy hiểm cho sự tồn tại của nhà nước. Ai định nghĩa những gì cấu thành nên các mối đe dọa này? Có khả năng là ông Putin. Thứ hai, một hành động xâm lược, trong một vài trường hợp, có thể là một cuộc tấn công trên không quy mô lớn. Ai định nghĩa một cuộc công như thế nào thì được coi là có quy mô lớn? Cũng có khả năng là ông Putin".

Ông Pavel Podvig, một chuyên gia nghiên cứu về hạt nhân Nga, cho rằng có "một sự mơ hồ cố ý" trong tuyên bố này, đặc biệt liên quan đến  việc học thuyết định nghĩa thế nào là "hành vi xâm lược chống lại Nga".

“Trong phiên bản hiện tại của học thuyết hạt nhân của Nga, không có sự phân biệt giữa hành động xâm lược của một quốc gia có vũ khí hạt nhân và không có vũ khí hạt nhân", ông Podvig viết trên trang cá nhân X.

Chuyên gia này cũng lưu ý rằng trước đó, Nga đã đảm bảo sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia không có vũ khí hạt nhân, ngoại trừ một trường hợp: khi quốc gia đó hành động "liên kết hoặc liên minh với một quốc gia có vũ khí hạt nhân". Điều này khiến các "lằn ranh đỏ" của Moscow trở nên mơ hồ.

Các "lằn ranh đỏ" của Nga từng bị xóa nhòa như thế nào?

Hiện chưa rõ phương Tây cuối cùng có tiếp tục vượt qua "lằn ranh đỏ" này hay không, song xuyên suốt cuộc chiến Nga - Ukraine, họ đã nhiều lần xóa nhòa những lằn ranh đỏ trong chính sách cung cấp vũ khí cho Kiev.

Mỹ từng trì hoãn việc cung cấp ATACMS vì lo ngại Nga sẽ coi đây là sự leo thang. Tuy nhiên, đến tháng 10/2023, Mỹ đã đồng ý cung cấp một phiên bản với tầm bắn tối đa 165km, tiếp theo đó là phiên bản tầm xa hơn được giao vào đầu năm nay, với tầm bắn 300km. Theo nguồn tin từ Reuters, vũ khí này được sử dụng lần đầu tiên để tấn công vào một căn cứ không quân của Nga ở bán đảo Crimea.

Đến tháng 7/2024, "lằn ranh đỏ" của Nga tiếp tục bị xóa nhòa khi các phi công nhận được những chiếc F-16 đầu tiên. Trước đó, Ukraine cũng gửi phi công sang Mỹ và một số nước châu Âu để được đào tạo điều khiển loại máy bay này.

Ngoài ra, Ukraine cũng liên tục yêu cầu các quốc gia đồng minh viện trợ thêm xe tăng chiến đấu, dù thỏa thuận cung cấp xe tăng bị trì hoãn do Đức lo ngại động thái này có thể bị Nga coi là leo thang xung đột. Tuy vậy, việc chuyển giao được chấp thuận sau một cuộc đàm phán kéo dài vào tháng 1/2023 và Berlin đã chuyển cho Ukraine xe tăng Leopard 2 từ kho dự trữ của các nước khác cũng như của chính họ.

Trong hơn hai năm của cuộc xung đột, Washington không cho phép Ukraine tấn công Nga bằng bất kỳ hệ thống vũ khí nào do Mỹ viện trợ. Sau cuộc tấn công của Nga vào tháng 5/2024 gần thành phố Kharkov nằm ở đông bắc Ukraine, Nhà Trắng mới thay đổi lập trường. Ngay sau đó, Ukraine lập tức sử dụng các loại vũ khí này để tấn công các mục tiêu quân sự ở biên giới Nga nhằm mục đích tự vệ.

Mới đây, Ukraine đã tiến hành một cuộc đột kích bất ngờ vào vùng Kursk, tạo nên một mặt trận mới ngay trên lãnh thổ Nga. Trong bản cập nhật mới nhất vào ngày 6/9, Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine kiểm soát hơn 1.300km2 và khoảng 100 khu định cư ở Kursk.

Hơn một tháng sau cuộc tấn công bất ngờ của Kiev, lực lượng Nga mới bắt đầu phản công, với mục tiêu cuối cùng là đẩy quân đội Ukraine ra khỏi khu vực biên giới bị kiểm soát một phần. Tổng thống Putin đã đặt ra mục tiêu đẩy lùi quân đội Ukraine về bên kia biên giới trước ngày 1/10 nhưng dựa trên tình hình hiện nay, mục tiêu ấy khó được hoàn thành đúng hạn.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở ở Mỹ nhận định, vẫn chưa rõ cuộc phản công chủ yếu bao gồm lính nghĩa vụ và các lực lượng không chính quy của Nga có đủ sức đẩy lùi Ukraine ra khỏi khu vực này hay không.

Theo các chuyên gia, cuộc tấn công vào Kursk của Ukraine được xem là một đòn tâm lý nhằm nâng cao tinh thần của binh sĩ và chứng minh cho các đồng minh thấy khả năng tiềm ẩn của Kiev trong cuộc xung đột này. Có vẻ như Nga cũng sử dụng chiến thuật tương tự khi đưa ra những lời cảnh báo nghiêm trọng dành cho phương Tây nhưng chưa có dấu hiệu nào chỉ ra rằng, những lời cảnh báo ấy sẽ thành hiện thực. Không ai biết chắc chiến thuật tâm lý này sẽ phát huy tác dụng như thế nào, cho đến khi kết quả chuyến thăm Mỹ của ông Zelensky tiết lộ đáp án cho câu hỏi: Liệu Washington và các đồng minh có đang lắng nghe lời cảnh báo hạt nhân của ông Putin hay không?

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ý kiến trái chiều về cảnh báo hạt nhân mới nhất của Tổng thống Nga Putin
Ý kiến trái chiều về cảnh báo hạt nhân mới nhất của Tổng thống Nga Putin

VOV.VN - Hôm 25/9, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra thêm một lời đe dọa hạt nhân dành cho phương Tây và Ukraine, trong bối cảnh “kế hoạch chiến thắng” của Kiev đang trên đường đến Nhà Trắng. Một số nhà quan sát Phương Tây cho rằng, lời đe dọa này có thể chỉ là một “đòn gió” trong khi các học giả và quan chức Nga cho rằng mọi khả năng vẫn đang được để ngỏ.

Ý kiến trái chiều về cảnh báo hạt nhân mới nhất của Tổng thống Nga Putin

Ý kiến trái chiều về cảnh báo hạt nhân mới nhất của Tổng thống Nga Putin

VOV.VN - Hôm 25/9, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra thêm một lời đe dọa hạt nhân dành cho phương Tây và Ukraine, trong bối cảnh “kế hoạch chiến thắng” của Kiev đang trên đường đến Nhà Trắng. Một số nhà quan sát Phương Tây cho rằng, lời đe dọa này có thể chỉ là một “đòn gió” trong khi các học giả và quan chức Nga cho rằng mọi khả năng vẫn đang được để ngỏ.

Tổng thống Putin: Chính sách quốc gia về răn đe hạt nhân cần điều chỉnh
Tổng thống Putin: Chính sách quốc gia về răn đe hạt nhân cần điều chỉnh

VOV.VN - Ngày 25/9, tại cuộc họp Hội đồng An ninh Liên bang Nga về răn đe hạt nhân, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, chính sách nhà nước của Nga về răn đe hạt nhân cần phải điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Tổng thống Putin: Chính sách quốc gia về răn đe hạt nhân cần điều chỉnh

Tổng thống Putin: Chính sách quốc gia về răn đe hạt nhân cần điều chỉnh

VOV.VN - Ngày 25/9, tại cuộc họp Hội đồng An ninh Liên bang Nga về răn đe hạt nhân, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, chính sách nhà nước của Nga về răn đe hạt nhân cần phải điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Tổng thống Putin tăng biên chế lực lượng vũ trang Nga lên 1,5 triệu quân nhân
Tổng thống Putin tăng biên chế lực lượng vũ trang Nga lên 1,5 triệu quân nhân

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ban hành sắc lệnh tăng số lượng quân nhân thuộc Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga thêm 180.000 người, nâng tổng số lên 1,5 triệu người.

Tổng thống Putin tăng biên chế lực lượng vũ trang Nga lên 1,5 triệu quân nhân

Tổng thống Putin tăng biên chế lực lượng vũ trang Nga lên 1,5 triệu quân nhân

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ban hành sắc lệnh tăng số lượng quân nhân thuộc Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga thêm 180.000 người, nâng tổng số lên 1,5 triệu người.