Kế hoạch "kép" của ông Trump khi đàm phán với Nga ở Saudi Arabia

VOV.VN - Cuộc đàm phán với ông Putin ở Saudi Arabia sắp tới có thể là một phần trong kế hoạch kép của ông Trump: chấm dứt xung đột ở Ukraine và mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông.

Cơn bão trước giờ G

Cuộc điện đàm Trump-Putin vào tuần trước và những diễn biến tiếp sau đó đã đặt Ukraine vào châu Âu vào tinh thế đáng lo ngại rằng họ sẽ bị gạt sang một bên trong tiến trình đàm phán chấm dứt xung đột.

Dù hầu hết giới quan sát thừa nhận rằng Ukraine khó có thể giành lại toàn bộ lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát, ông Trump vẫn bị chỉ trích vì đã lãng phí đòn bẩy của mình thông qua cuộc gọi với nhà lãnh đạo Nga.

Cùng lúc đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth tuyên bố rằng một thỏa thuận hòa bình sẽ không bao gồm con đường gia nhập NATO cho Ukraine và cũng sẽ không có lực lượng gìn giữ hòa bình của Mỹ tham gia. Tuy nhiên, ông Hegseth và các quan chức khác sau đó đã điều chỉnh một vài tuyên bố ban đầu, làm giảm đi sức nặng của chúng.  

Mối lo ngại đã trở càng trầm trọng sau những tuyên bố gây tranh cãi của ông Trump, tiêu biểu như lời mời Tổng thống Putin trở lại nhóm các quốc gia công nghiệp hóa G8 sau khi Nga bị khai trừ vì vụ sáp nhập Crimea năm 2014. Việc ông Trump liên tục chỉ trích chính sách viện trợ của chính quyền tiền nhiệm Biden với Ukraine và đỉnh điểm là tổ chức một cuộc đàm phán song phương với Nga tại Saudi Arabia được cho là sẽ làm suy yếu nghiêm trọng tiếng nói của phương Tây. Theo CNN, các quan chức châu Âu có thể sẽ thông cảm hơn nhiều với quan điểm của Ukraine hơn là Mỹ. Và do đó, nếu họ vắng mặt trong bất kỳ tiến trình hòa nình nào, vị thế đàm phán của Kiev cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Chính trường châu Âu tiếp tục dậy sóng sau bài phát biểu gây chấn động của Phó Tổng thống JD Vance đánh thẳng vào nền dân chủ châu Âu tại Hội nghị An ninh Munich. Tuyên bố châu Âu “đang dần thoái lui khỏi khỏi các giá trị cơ bản của việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận” của ông Vance cũng bắt nhịp với lời kêu gọi EU cần nhanh chóng tăng cường chi tiêu quốc phòng mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đưa ra trước đó. Những động thái này cho thấy chính quyền Mỹ đương nhiệm dường như không hài lòng với liên minh châu Âu hiện tại.

"Đây là một nước Mỹ mới. Nước Mỹ mà châu Âu quen thuộc suốt hàng chục năm qua đã không còn nữa", Politico dẫn lời một cựu quan chức Mỹ cho biết.

Kế hoạch ở châu Âu

Châu Âu không thể ngồi yên trước những động thái gây tranh cãi từ chính quyền Trump. Tại Hội nghị an ninh Munich cuối tuần trước, Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski đã lập tức gọi cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin là “một sai lầm”. Ông Sikorski nói rằng: "Khi Tổng thống Trump nói rằng quân đội châu Âu là một phần của thỏa thuận hòa bình thì chúng tôi phải có mặt tại đó khi tiến trình đàm phán diễn ra”.

Cuộc khủng hoảng trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương cũng nhanh chóng thúc dẩy Tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập một cuộc họp không khẩn vào đầu tuần với các nhà lãnh đạo Đức, Anh, Ý, Ba Lan, Tây Ban Nha, Hà Lan và Đan Mạch, cũng như những người đứng đầu Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu và Tổng thư ký NATO.

Trong lúc phương Tây đang lo sợ về khả năng ông Trump và ông Putin đơn phương thành lập một thỏa thuận hòa bình, Nhà Trắng đã lập tức có những động thái xoa dịu các đồng minh của mình. Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ Marco Rubio mới đây nhấn mạnh, Ukraine và châu Âu sẽ có ghế trên bàn đàm phán. Ông Rubio cho rằng khi tiến trình đàm phán bắt đầu, Kiev cần phải có mặt vì là “một bên có can hệ trực tiếp” và châu Âu cũng không thể vắng bóng sau khi “quyết định áp nhiều lệnh trừng phạt đối với Nga”.

Tuyên bố này dường như cũng là một lời nhắc nhở với châu Âu rằng những quốc gia này nên đứng về bên nào trên bàn đàm phán. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Nga đang được hâm nóng trở lại dưới thời ông Trump và hai nhà lãnh đạo chuẩn bị có thêm một cuộc gặp song phương, châu Âu hẳn sẽ phải đưa ra một lựa chọn khôn ngoan.

Theo dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz và Đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự các cuộc đàm phán do phía Saudi Arabia chủ trì. Ông Rubio gọi cuộc họp này là sự tiếp nối những gì còn đang dang dở sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga vào tuần trước.

"Vài tuần và ngày tới sẽ là thời điểm quyết định xem vấn đề này nghiêm túc này nghiêm túc đến đâu. Một cuộc điện đàm không tạo nên hòa bình. Một cuộc điện đàm không giải quyết được một cuộc chiến phức tạp như thế này", Ngoại trưởng Mỹ chia sẻ trên chương trình "Face the Nation" của CBS trong tuần trước.

Theo ông Rubio, tiến trình đàm phán vẫn chưa thực sự bắt đầu. Đối với Ukraine, điều này là một tín hiệu đáng mừng, bởi vẫn còn nhiều không gian để Kiev định hình tiến trình đàm phán tương lai với Mỹ và Nga. Tuy nhiên, đối với châu Âu, dường như đã nhen nhóm những dấu hiệu cho thấy các đồng minh phương Tây “dần xuôi” theo mong muốn của Mỹ.

Thủ tướng Anh Keir Starmer, người có kế hoạch gặp ông Trump trong những ngày tới, cho biết ông sẵn sàng gửi quân đội Anh đến Ukraine như một phần của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào. Viết trên tờ Daily Telegraph số ra thứ Hai, ông Starmer cũng cho biết các quốc gia châu Âu "phải tăng chi tiêu quốc phòng và đảm nhận vai trò lớn hơn trong NATO", đồng thời nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ của Mỹ sẽ vẫn “rất quan trọng” để đảm bảo hòa bình cho Ukraine.

Kế hoạch ở Gaza

Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Trump đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Saudi Arabia thông qua việc phê duyệt nhiều thỏa thuận vũ khí lớn với quốc gia này.

"Tổng thống Trump phải cho thấy thiện chí của Washington trong việc sử dụng Saudi Arabia như một cửa ngõ quan trọng cho các lợi ích của mình, không chỉ trong khu vực mà còn xa hơn nữa, qua đó nhấn mạnh vai trò toàn cầu của Riyadh. Một bước đi như vậy phù hợp với logic làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Saudi Arabia", nhà nghiên cứu phương Đông Leonid Tsukanov nhận định.

Các cuộc đàm phán tại Saudi Arabia cũng sẽ làm nổi bật một xu hướng quan trọng trong quan hệ quốc tế: sự gia tăng ảnh hưởng của Vương quốc này. Điều này được thể hiện qua vai trò ngày càng lớn của Thái tử Mohammed bin Salman trong các vấn đề Trung Đông, chẳng hạn như việc đầu tư vào các giải đấu thể thao châu Âu và đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA 2034. 

Ông Trump từ lâu đã thể hiện sự ngưỡng mộ đối với các nhà lãnh đạo mạnh mẽ, trong khi Thái tử và ông Putin vốn nổi tiếng có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Một nguồn tin thân cận với hoàng gia Saudi Arabia chia sẻ với CNN rằng việc tổ chức các cuộc đàm phán không chỉ nâng cao hình ảnh và uy tín của Saudi Arabia mà còn khẳng định vị thế của họ trong việc giải quyết một trong những vấn đề quan trọng nhất hiện nay – xung đột ở Gaza.

Saudi Arabia sẽ đóng vai trò quan trọng đối với một mục tiêu chính sách đối ngoại khác của ông Trump trong việc chấm dứt xung đột ở Gaza. Chính quyền Mỹ đương nhiệm đang cố gắng thuyết phục Saudi Arabia và Israel hướng tới một thỏa thuận nhằm bình thường hóa ngoại giao. Điều này được cho là có thể định hình lại địa chính trị của Trung Đông và đảm bảo ảnh hưởng vững chắc cho Mỹ tại khu vực này.

Saudi Arabia cũng có thể tham gia vào kế hoạch tái thiết Gaza của ông Trump cũng như tiếp nhận khoảng 2 triệu người tị nạn từ khu vực này. Trước đó, các quốc gia Arab đã lên tiếng phản đối đề xuất di dời dời hàng loạt người Palestine ra khỏi Gaza và để họ tị nạn ở các quốc gia láng giềng.

Bên cạnh đó, Mỹ, Nga và Saudi Arabia là ba bên tham gia lớn nhất trên thị trường dầu mỏ. Cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Nga Putin tại Riyadh có thể bao gồm không chỉ các vấn đề chính trị mà còn các cuộc thảo luận về các vấn đề năng lượng, trong đó Saudi Arabia đóng vai trò chủ chốt.

Chưa rõ kế hoạch “một mũi tên trúng hai đích” của ông Trump sẽ thành công đến đâu nhưng tại Hội nghị Munich, Ngoại trưởng Ba Lan Sikorski đã cảnh báo rằng Tổng thống Mỹ đang đặt cược vào một canh bạc đầy rủi ro.

“Uy tín của Mỹ phụ thuộc vào cách cuộc chiến ở Ukraine kết thúc. Đây không phải là uy tín của chính quyền Trump mà còn là của nước Mỹ”, ông Sikorski nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Máy bay không người lái Nga phá hủy xe quân sự chống UAV của Ukraine
Máy bay không người lái Nga phá hủy xe quân sự chống UAV của Ukraine

VOV.VN - Một video được đăng tải trên Telegram ngày 16/2 cho thấy một máy bay không người lái (UAV) của Nga đã tấn công và phá hủy xe quân sự chống UAV của Ukraine.

Máy bay không người lái Nga phá hủy xe quân sự chống UAV của Ukraine

Máy bay không người lái Nga phá hủy xe quân sự chống UAV của Ukraine

VOV.VN - Một video được đăng tải trên Telegram ngày 16/2 cho thấy một máy bay không người lái (UAV) của Nga đã tấn công và phá hủy xe quân sự chống UAV của Ukraine.

Mỹ có thể triển khai quân đội bảo vệ các mỏ khoáng sản tại Ukraine
Mỹ có thể triển khai quân đội bảo vệ các mỏ khoáng sản tại Ukraine

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đã đề xuất với Ukraine rằng Washington muốn được cấp 50% quyền sở hữu khoáng sản đất hiếm của quốc gia này, đồng thời cho biết, Mỹ có thể triển khai quân đội đến để bảo vệ các mỏ khoáng sản đó nếu đạt thỏa thuận với Nga để chấm dứt xung đột.

Mỹ có thể triển khai quân đội bảo vệ các mỏ khoáng sản tại Ukraine

Mỹ có thể triển khai quân đội bảo vệ các mỏ khoáng sản tại Ukraine

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đã đề xuất với Ukraine rằng Washington muốn được cấp 50% quyền sở hữu khoáng sản đất hiếm của quốc gia này, đồng thời cho biết, Mỹ có thể triển khai quân đội đến để bảo vệ các mỏ khoáng sản đó nếu đạt thỏa thuận với Nga để chấm dứt xung đột.

Rạn nứt ở châu Âu khi Mỹ - Nga đàm phán tay đôi về Ukraine
Rạn nứt ở châu Âu khi Mỹ - Nga đàm phán tay đôi về Ukraine

VOV.VN - Tương lai của Ukraine sẽ được thảo luận trong tuần này tại Riyadh giữa Mỹ và Nga mà không có châu Âu hay Ukraine. Câu hỏi đặt ra cho các nhà lãnh đạo châu Âu hiện nay là họ có thể làm gì về vấn đề này?

Rạn nứt ở châu Âu khi Mỹ - Nga đàm phán tay đôi về Ukraine

Rạn nứt ở châu Âu khi Mỹ - Nga đàm phán tay đôi về Ukraine

VOV.VN - Tương lai của Ukraine sẽ được thảo luận trong tuần này tại Riyadh giữa Mỹ và Nga mà không có châu Âu hay Ukraine. Câu hỏi đặt ra cho các nhà lãnh đạo châu Âu hiện nay là họ có thể làm gì về vấn đề này?