Kế hoạch Syria của Đức: Chất keo kết dính NATO sau những rạn nứt?

VOV.VN - Ý tưởng Đức đề xuất về phái bộ quân sự tại Trung Đông đang được thảo luận và nhận được sự hoan nghênh thận trọng từ Tổng thư ký NATO, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO hôm qua (24/10) có cuộc họp tại Brussels, Bỉ với chương trình nghị sự tập trung vào thảo luận đề xuất của Đức về việc thành lập khu vực an ninh tại phía bắc Syria. Ý tưởng mà lần đầu tiên Đức đề xuất về một phái bộ quân sự tại Trung Đông vẫn đang trong giai đoạn thảo luận và nhận được sự hoan nghênh thận trọng của Tổng thư ký NATO, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters

Phát biểu khi tham dự Hội nghị NATO ngày 24/10, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer cho rằng, bất cứ giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng tại phía bắc Syria cũng cần phải có sự tham gia của cộng đồng quốc tế. Nhiệm vụ giám sát biên giới Syria không thể chỉ rơi vào tay Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như Thỏa thuận Sochi đạt được gần đây không mang lại hòa bình và một giải pháp chính trị lâu dài cho khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer khẳng định:

“Chúng tôi chia sẻ quan điểm chung như người đồng cấp Pháp và Anh rằng tình hình hiện nay không phù hợp với Thỏa thuận Sochi giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, không đảm bảo một giải pháp chính trị lâu dài. Chúng tôi đang tìm kiếm giải pháp có sự tham gia của cộng đồng quốc tế. Chúng ta có lợi ích chung trong việc đảm bảo hòa bình tại khu vực phía bắc Syria, đặc biệt đảm bảo bước tiến trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS cũng như giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực"

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Nga trong đề xuất này và có thể là sự tham gia của Liên Hợp Quốc nếu muốn bảo vệ dân thường đi sơ tán hay đảm bảo bước tiến trong cuộc chiến chống IS.

Rất ít chi tiết của kế hoạch được công bố và chưa rõ đề xuất này sẽ “chồng lấn” thế nào với khu vực an toàn của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng kế hoạch của Đức bước đầu đã nhận được sự hoan nghênh thận trọng của các bên liên quan. Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg hôm qua cho biết ủng hộ đề xuất mang lại hòa bình cho khu vực phía Bắc Syria nhưng cần sự thông qua của Liên Hợp Quốc:

“Không có lời kêu gọi cụ thể cho một phái bộ NATO, do đó tôi nghĩ rằng đề xuất của Đức cần một quyết định ủng hộ của Liên Hợp Quốc. Tôi nghĩ đề xuất này cần thảo luận thêm chi tiết trước khi bất cứ quyết định nào được đưa ra”.

Mỹ chưa rõ chi tiết kế hoạch của Đức nhưng cũng tuyên bố sẵn sàng ủng hộ. Tuy nhiên các quan chức Mỹ cho biết không có ý định đóng góp lực lượng cho phái bộ quốc tế này. Còn về phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các cuộc đối thoại cần tiếp tục nhưng sẵn sàng xem xét đề xuất. Dự kiến Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ thảo luận các biện pháp phối hợp để tìm kiếm một giải pháp cho Syria với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Pháp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại London ngày 4/12 tới.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO lần này diễn ra trong bối cảnh có sự chia rẽ nghiêm trọng giữa các nước thành viên của liên minh quân sự này. Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên quan trọng của NATO đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nước trong liên minh sau chiến dịch quân sự tại Syria, với một số lệnh cấm bán vũ khí đã được đưa ra. Trong khi đó, việc Mỹ rút quân khỏi phía bắc Syria không tham vấn với các đồng minh đã khiến lãnh đạo một số nước châu Âu đặt câu hỏi về quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích an ninh của họ, tạo khoảng trống thuận lợi cho Nga làm chủ cuộc chơi.

Vì vậy, đề xuất hòa bình của Đức sẽ đảm bảo một lực lượng quốc tế với sự tham gia của tất cả các bên dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào người cầm cờ hiện nay là Nga. Kế hoạch của Đức cũng được đánh giá là giúp ổn định lại liên minh quân sự NATO vốn bị lung lay sau quyết định rút quân của Mỹ khỏi Syria, cũng như chiến dịch đơn phương của Thổ Nhĩ Kỳ tại phía bắc Syria./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NATO thành lập Trung tâm giám sát hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria
NATO thành lập Trung tâm giám sát hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

VOV.VN - NATO vừa mới thành lập một Trung tâm quản lý khủng hoảng, chuyên giám sát các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Bắc Syria.

NATO thành lập Trung tâm giám sát hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

NATO thành lập Trung tâm giám sát hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

VOV.VN - NATO vừa mới thành lập một Trung tâm quản lý khủng hoảng, chuyên giám sát các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Bắc Syria.

Hội nghị NATO: Bộ trưởng Mỹ tập trung vào Thổ Nhĩ Kỳ và vấn đề IS
Hội nghị NATO: Bộ trưởng Mỹ tập trung vào Thổ Nhĩ Kỳ và vấn đề IS

VOV.VN - Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO hôm 24/10 bắt đầu tại Brussels, Bỉ, thảo luận các vấn đề quan trọng của Liên minh quân sự này.

Hội nghị NATO: Bộ trưởng Mỹ tập trung vào Thổ Nhĩ Kỳ và vấn đề IS

Hội nghị NATO: Bộ trưởng Mỹ tập trung vào Thổ Nhĩ Kỳ và vấn đề IS

VOV.VN - Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO hôm 24/10 bắt đầu tại Brussels, Bỉ, thảo luận các vấn đề quan trọng của Liên minh quân sự này.

NATO hoan nghênh mọi đề xuất hướng tới hòa bình tại Đông Bắc Syria
NATO hoan nghênh mọi đề xuất hướng tới hòa bình tại Đông Bắc Syria

VOV.VN - Tổng thư ký NATO cho rằng, còn quá sớm để đánh giá hiệu quả thỏa thuận mà các nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vừa đạt được tại Sochi.

NATO hoan nghênh mọi đề xuất hướng tới hòa bình tại Đông Bắc Syria

NATO hoan nghênh mọi đề xuất hướng tới hòa bình tại Đông Bắc Syria

VOV.VN - Tổng thư ký NATO cho rằng, còn quá sớm để đánh giá hiệu quả thỏa thuận mà các nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vừa đạt được tại Sochi.