Liệu Ukraine có thể mở “cánh cửa hẹp” gia nhập NATO tại hội nghị ở Vilnius?

VOV.VN - Tại hội nghị thượng đỉnh tại Vilnius diễn ra ngày 11-12/7, tư cách thành viên NATO của Ukraine sẽ được thảo luận chi tiết hơn, tuy nhiên, các điều kiện gia nhập tiên quyết để Ukraine gia nhập vào liên minh quân sự này sẽ chưa được đưa ra trong bối cảnh xung đột với Nga vẫn tiếp diễn.

Theo The Guardian, các thành viên NATO dự kiến sẽ không đặt ra các điều kiện tiên quyết rõ ràng cho việc Ukraine trở thành thành viên của liên minh quân sự này trước sự thận trọng của Mỹ và Đức, trong khi xung đột với Nga vẫn chưa có hồi kết.

Ukraine muốn biết rõ ràng về thời điểm và cách thức có thể tham gia NATO sau khi xung đột với Nga kết thúc, cho rằng sự hỗ trợ quân sự của phương Tây là cách duy nhất để Ukraine ứng phó với những mối đe dọa từ Nga. Tuy nhiên, tại hội nghị thượng đỉnh NATO lần này, dường như Ukraine sẽ nhận được lời đề nghị hợp tác chặt chẽ hơn với NATO hơn là sự ủng hộ mạnh mẽ tư cách thành viên về mặt nguyên tắc.

“Hòn đá tảng” ngáng đường Ukraine gia nhập NATO

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại Phố Downing ngày 10/7 trước hội nghị NATO, các quan chức Mỹ và Anh nhấn mạnh rằng việc đặt ra các rào cản cụ thể cho Ukraine vượt qua để trở thành thành viên NATO là không thực tế do sự không chắc chắn của cuộc xung đột đang diễn ra.

Điều 5 Hiến chương NATO quy định về nguyên tắc phòng thủ tập thể, nghĩa là một cuộc tấn công chống lại một thành viên được coi là một cuộc tấn công vào tất cả các nước NATO. Theo đó, các quốc gia thành viên cần tham gia bảo vệ đất đước đang bị tấn công.

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl cho biết có sự phản đối trong Nhà Trắng đối với bất kỳ đề xuất nào cho rằng “có sự ủng hộ ngay lập tức” đối với tư cách thành viên NATO của Ukraine.

Các nguồn tin của Anh cũng đồng tình với ý kiến tên, dù chính phủ Anh cho biết nước này muốn “hỗ trợ Ukraine trên con đường gia nhập NATO”.

Ngày 10/7, NATO đã đẩy nhanh quá trình gia nhập liên minh quân sự của Ukraine, với việc quyết định bỏ yêu cầu Kiev phải thực hiện Kế hoạch Hành động để có tư cách thành viên (MAP) như một phần trong quy trình gia nhập. Trong khuôn khổ kế hoạch MAP, các nước ứng viên phải chứng minh đáp ứng được những tiêu chuẩn về kinh tế, chính trị và quân sự, đồng thời chứng minh là có đủ khả năng đóng góp về mặt quân sự cho Liên minh. Đây là một lộ trình chính thức để trở thành thành viên mà các quốc gia khác đã mất vài năm để hoàn thành.

“Tôi hoan nghênh quyết định được chờ đợi từ lâu nhằm rút ngắn lộ trình gia nhập NATO. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để đưa ra sự rõ ràng về lời mời Ukraine trở thành thành viên”, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba cho biết.

Tổng thống Zelensky nói rằng Ukraine cần một cam kết rõ ràng của NATO hơn là tuyên bố trong nhiều năm qua rằng “cánh cửa NATO vẫn mở”. Ông Zelensky nêu rõ, công thức được thông qua bởi Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008 rằng cánh cửa của liên minh quân sự vẫn mở là chưa đủ, Ukraine cần một tín hiệu rõ ràng hơn như sẽ được kết nạp.

Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh rằng, hội nghị thượng đỉnh sẽ đạt được sự đồng thuận về tư cách thành viên của Ukraine. “Tất cả các đồng minh đều đồng ý rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của liên minh và tôi tin tưởng rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ đưa ra quyết định mạnh mẽ và tích cực đối với Ukraine”, ông nói trong một cuộc họp báo.

Tuy nhiên, có vẻ như Anh, Pháp và các thành viên NATO khác ở Đông Âu chưa tìm ra cách để thuyết phục Mỹ chấp nhận một cam kết thành viên cụ thể hơn đối với Ukraine. Ngày 9/7, Tổng thống Biden cho rằng “Ukraine chưa sẵn sàng gia nhập NATO và nước này sẽ “cần một khoảng thời gian để đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn của khối”.

Trả lời câu hỏi liệu Ukraine có thể nhận được một lộ trình rõ ràng để trở thành thành viên NATO tại hội nghị thượng đỉnh ở Litva hay không, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói rằng Kiev vẫn còn rất nhiều trở ngại cần phải vượt qua.

Đức cũng bày tỏ quan điểm chưa muốn phê duyệt Ukraine gia nhập NATO. “Đức phản đối viễn cảnh đưa ra lời mời Ukraine gia nhập NATO ngay lập tức. Họ yêu cầu một quá trình cùng thời gian trước khi đưa ra những đảm bảo về việc kết nạp”, một quan chức NATO giấu tên cho hay.

Quan chức này giải thích quan điểm trên xuất phát từ lo ngại nếu được kết nạp vào NATO, Ukraine sẽ lập tức kích hoạt điều 5 trong Hiến chương NATO.

Thượng đỉnh NATO 2023 và những quyết định quan trọng

VOV.VN - Tại hội nghị thượng đỉnh này, các lãnh đạo NATO sẽ tìm cách giải quyết một loạt vấn đề, từ chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine đến vướng mắc trong kết nạp Thụy Điển và các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập niên.

Ukraine nhận được gì sau hội nghị thượng đỉnh NATO?

Dự kiến, các thành viên NATO sẽ tiếp tục đưa ra các cam kết viện trợ quân sự song phương cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh. Ngày 10/7, Anh tuyên bố đã đồng ý một hợp đồng trị giá 190 triệu bảng Anh với BAE Systems để tăng sản lượng đạn pháo 155mm tiêu chuẩn NATO lên gấp 8 lần, nhiều loại trong số đó dự kiến sẽ được cung cấp cho quân đội Ukraine.

“Chúng tôi cũng chứng kiến NATO đoàn kết hơn bao giờ hết để hỗ trợ Ukraine và với quyết tâm chắc chắn rằng Nga không thể thành công. Đó là công việc chúng tôi cần tiếp tục trong tuần này”, Thủ tướng Anh Sunak nói.

Tuy nhiên, một gói đảm bảo an ninh riêng biệt cho Ukraine, từ Mỹ, Anh, Đức và Pháp, dự kiến sẽ không được công bố cho đến khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc. Sự hỗ trợ này nhằm cam kết các nước cung cấp viện trợ quân sự và hỗ trợ kinh tế cho Ukraine trong dài hạn.

Ukraine từ lâu đã theo đuổi kế hoạch gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. NATO khẳng định luôn rộng cửa chào đón Ukraine nhưng không đưa ra một lộ trình cụ thể. Nhiều nước thành viên của liên minh này lo ngại việc Ukraine gia nhập NATO có thể dẫn đến xung đột trực tiếp với Nga.

Người phát ngôn điện Kremlin cho rằng, việc Ukraine gia nhập NATO sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực đối với cấu trúc an ninh của châu Âu, đồng thời cảnh báo Nga sẽ đáp trả kiên quyết với bất kỳ động thái nào như vậy.

Nhiều bất đồng tồn tại trước Thượng đỉnh NATO

VOV.VN - Hội nghị Thượng đỉnh NATO sẽ diễn ra trong hai ngày tới (11-12/7) tại thủ đô Vilnius của Lithuania. Nhiều nước NATO đã gửi quân và vũ khí quân sự tới, giúp nước chủ nhà tăng cường an ninh cho sự kiện quan trọng này. Sức nóng của Hội nghị đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ quốc tế khi NATO đang đau đầu với “bài toán” Ukraine, việc kết nạp các thành viên mới...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga cho rằng Mỹ đang đẩy NATO vào thế đối đầu “bất lợi nhất”
Nga cho rằng Mỹ đang đẩy NATO vào thế đối đầu “bất lợi nhất”

VOV.VN - Giới chức Nga vừa đưa ra nhận định rằng, Mỹ đang đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào thế đối đầu “bất lợi nhất” với Nga, với những quyết định sắp được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra trong 2 ngày (11-12/7) tại Litva.

Nga cho rằng Mỹ đang đẩy NATO vào thế đối đầu “bất lợi nhất”

Nga cho rằng Mỹ đang đẩy NATO vào thế đối đầu “bất lợi nhất”

VOV.VN - Giới chức Nga vừa đưa ra nhận định rằng, Mỹ đang đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào thế đối đầu “bất lợi nhất” với Nga, với những quyết định sắp được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra trong 2 ngày (11-12/7) tại Litva.

Mức chi tiêu quốc phòng của Ba Lan đứng đầu trong các thành viên NATO
Mức chi tiêu quốc phòng của Ba Lan đứng đầu trong các thành viên NATO

VOV.VN - Trong thông cáo mới đây, Tổng thống Ba Lan Andrzej cho biết, với mức chi tiêu quốc phòng năm nay của Ba Lan là 3,9% GDP, dẫn đầu trong NATO.

Mức chi tiêu quốc phòng của Ba Lan đứng đầu trong các thành viên NATO

Mức chi tiêu quốc phòng của Ba Lan đứng đầu trong các thành viên NATO

VOV.VN - Trong thông cáo mới đây, Tổng thống Ba Lan Andrzej cho biết, với mức chi tiêu quốc phòng năm nay của Ba Lan là 3,9% GDP, dẫn đầu trong NATO.

Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?
Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?

VOV.VN - Dù xung đột ở Ukraine chưa có hồi kết, thách thức đảm bảo an ninh cho Kiev chỉ mới bắt đầu.

Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?

Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?

VOV.VN - Dù xung đột ở Ukraine chưa có hồi kết, thách thức đảm bảo an ninh cho Kiev chỉ mới bắt đầu.