“Màu sắc của hòa bình” ở Syria hậu chế độ Assad

VOV.VN - Pháp và Đức đã cử các phái đoàn đến Damascus, giữa lúc người đứng đầu cơ quan nhân đạo của Liên Hợp Quốc cũng có mặt tại thủ đô Syria. EU cho biết sẽ mở lại đại sứ quán ở nước này. Trong khi đó, người dân Syria đang rất kỳ vọng vào hòa bình sau nhiều năm nội chiến.

Những người lãnh đạo mới của Syria đã và đang cho thấy thiện chí muốn hợp tác với thế giới sau khi tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ và rời khỏi đất nước cách đây hơn 1 tuần.

Sự sụp đổ của chế độ Assad vào ngày 8/12 đã gây chấn động thế giới. Tuy nhiên, việc nhóm đối lập do Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu giành được chính quyền cũng đặt ra nhiều câu hỏi lớn.

Có nguồn gốc từ nhánh Al-Qaeda của Syria, HTS bị một số chính phủ phương Tây coi là một tổ chức khủng bố, mặc dù HTS đã tìm cách giảm bớt lời lẽ khoa trương và cam kết bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số của đất nước.

Các nước tranh thủ thời cơ

Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, những nước ủng hộ phe đối lập chống ông Assad, đã nhanh chóng mở lại đại sứ quán tại Damascus, trong khi các quan chức Mỹ và Anh đã bắt đầu liên lạc với giới lãnh đạo mới của Syria.

Pháp, một trong những nước ủng hộ cuộc nổi dậy đã cử phái đoàn đến Damascus vào ngày 17/12. Thông cáo của Bộ Bộ Ngoại giao Pháp xác nhận: "Phái đoàn đã nói chuyện với một đại diện do chính quyền chuyển tiếp (Syria) chỉ định. Họ lưu ý rằng để phù hợp với lý tưởng của cuộc cách mạng năm 2011 mà Paris ủng hộ, Pháp hy vọng về một quá trình chuyển đổi chính trị hòa bình sẽ đại diện cho tất cả các thành phần trong xã hội Syria và tôn trọng quyền của tất cả người dân Syria, bao gồm cả phụ nữ. Pháp hy vọng chính quyền mới sẽ đảm bảo việc bảo vệ dân thường, đặc biệt là các dân tộc thiểu số và tôn giáo; bảo vệ các thể chế nhà nước cũng như đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria".

Ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Iran cho biết Đại sứ quán của nước này tại Syria sẽ mở cửa trở lại sau khi "các điều kiện cần thiết" được đáp ứng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baghaei nói: "Việc mở lại Đại sứ quán tại Damascus đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, trong đó quan trọng nhất là đảm bảo an ninh và an toàn cho đại sứ quán và nhân viên của đại sứ quán".

Ông Baghaei lưu ý rằng sự hiện diện "mang tính cố vấn" của Iran tại Syria là "theo lời mời của chính phủ," đồng thời khẳng định Israel đã "vi phạm nghiêm trọng toàn vẹn lãnh thổ của Syria".

Các nhà ngoại giao Đức ngày 17/12 cũng đã có mặt tại Damascus, nơi họ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán tập trung vào "một quá trình chuyển đổi toàn diện ở Syria và bảo vệ các nhóm thiểu số" cũng như "khả năng hiện diện ngoại giao".

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tuyên bố: "Italy đã sẵn sàng hợp tác với ban lãnh đạo mới của Syria. Những dấu hiệu đầu tiên có vẻ đáng khích lệ nhưng vẫn cần phải hết sức thận trọng. Yếu tố quyết định sẽ là thái độ của họ đối với các nhóm thiểu số về dân tộc và tôn giáo".

Trong khi đó, Liên minh châu Âu sẽ mở lại phái bộ của mình tại Damascus sau các cuộc đàm phán "mang tính xây dựng" với ban lãnh đạo mới của Syria, người đứng đầu chính sách đối ngoại của khối này cho biết hôm 17/12.

"Chúng ta không thể để lại khoảng trống ở Syria. EU phải có mặt", đại diện cấp cao của EU phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas nói.

Abu Mohammed al-Jolani, người đứng đầu HTS và hiện sử dụng tên thật là Ahmed al-Sharaa, đã nhấn mạnh trong một cuộc họp với phái đoàn các nhà ngoại giao Anh rằng quốc tế cần phải chấm dứt "mọi lệnh trừng phạt áp đặt đối với Syria để những người tị nạn Syria có thể trở về đất nước của họ".

Ông cũng cho biết các phe phái đối lập của Syria sẽ bị "giải tán và các chiến binh sẽ được đào tạo để gia nhập hàng ngũ của bộ quốc phòng. Tất cả sẽ phải tuân theo luật pháp", ông Jolani chia sẻ trong một bài đăng trên kênh Telegram của nhóm HTS.

Ông Murhaf Abu Qasra - lãnh đạo quân sự của HTS khẳng định: “Ở bất kỳ quốc gia nào, các đơn vị quân sự phải được tích hợp vào hệ thống nhà nước và HTS sẽ là những người tiên phong”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng các khu vực do người Kurd kiểm soát sẽ được hội nhập dưới sự lãnh đạo của chính quyền mới tại Syria, đồng thời bác bỏ mọi hình thức liên bang hoặc chia cắt lãnh thổ.

'Màu sắc của hòa bình'

Tại khu chợ cũ ở Damascus, nhiều cửa hàng đã mở cửa trở lại sau hơn một tuần kể từ khi ông Assad bị lật đổ.

Một số chủ cửa hàng sơn mặt tiền cửa hàng của họ màu trắng, xóa đi màu cờ Syria cũ vốn đã trở nên phổ biến dưới thời Assad.

"Chúng tôi đã làm việc không ngừng nghỉ trong một tuần để sơn mọi thứ thành màu trắng. Màu trắng là màu của hòa bình", Omar Bashur, một nghệ nhân 61 tuổi nói.

Abu Imad, một người bán hàng rong chia sẻ: "Mọi thứ diễn ra cùng một lúc: chế độ Assad sụp đổ, giá cả giảm, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Chúng tôi hy vọng điều đó không chỉ là tạm thời".

Hôm 16/12, tổng thống bị lật đổ Bashar al-Assad đã phá vỡ sự im lặng bằng một tuyên bố được đăng tải trên Telegram, nhấn mạnh rằng ông chỉ rời đến Nga sau khi Damascus thất thủ và lên án các nhà lãnh đạo mới của đất nước là "những kẻ khủng bố".

"Trước hết, việc tôi rời Syria không phải là có kế hoạch từ trước và cũng không diễn ra trong những giờ cuối cùng của các trận chiến như một số người đã tuyên bố. Ngược lại, tôi đã ở lại Damascus, thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến những giờ đầu tiên của Chủ nhật, ngày 8/12/2024", ông Assad khẳng định.

Tuyên bố cũng cho biết thêm khi các tay súng nổi dậy, mà ông Assad mô tả là "lực lượng khủng bố," tiến vào thủ đô, ông đã di chuyển đến một căn cứ ở thành phố duyên hải Latakia để "giám sát các hoạt động chiến đấu".

Tuy nhiên, căn cứ này sau đó đã bị các tay súng đối lập tấn công bằng thiết bị bay không người lái.

"Khi nhà nước rơi vào tay khủng bố và khả năng đóng góp có ý nghĩa bị mất đi, bất kỳ vị trí nào cũng trở nên vô nghĩa, khiến việc nắm giữ nó trở nên vô nghĩa," tuyên bố viết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đằng sau sự im lặng của Tổng thống Putin và câu hỏi về tương lai Nga ở Syria
Đằng sau sự im lặng của Tổng thống Putin và câu hỏi về tương lai Nga ở Syria

VOV.VN - Trong một cuộc họp trên truyền hình kéo dài 1 tiếng với giới lãnh đạo quân sự, Tổng thống Vladimir Putin không hề đề cập đến Syria và khẳng định việc giành chiến thắng ở Ukraine là ưu tiên hàng đầu của ông.

Đằng sau sự im lặng của Tổng thống Putin và câu hỏi về tương lai Nga ở Syria

Đằng sau sự im lặng của Tổng thống Putin và câu hỏi về tương lai Nga ở Syria

VOV.VN - Trong một cuộc họp trên truyền hình kéo dài 1 tiếng với giới lãnh đạo quân sự, Tổng thống Vladimir Putin không hề đề cập đến Syria và khẳng định việc giành chiến thắng ở Ukraine là ưu tiên hàng đầu của ông.

Thủ tướng Israel bất ngờ có mặt ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ nắm chìa khóa tương lai?
Thủ tướng Israel bất ngờ có mặt ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ nắm chìa khóa tương lai?

VOV.VN - “Tương lai Syria là khó đoán định và Thổ Nhĩ Kỳ đang nắm giữ chiếc chìa khóa quan trọng” là nhận định của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, giữa lúc xuất hiện tin đồn nước này sắp đưa quân vào Syria để tấn công lực lượng người Kurd – vốn được Mỹ hậu thuẫn.

Thủ tướng Israel bất ngờ có mặt ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ nắm chìa khóa tương lai?

Thủ tướng Israel bất ngờ có mặt ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ nắm chìa khóa tương lai?

VOV.VN - “Tương lai Syria là khó đoán định và Thổ Nhĩ Kỳ đang nắm giữ chiếc chìa khóa quan trọng” là nhận định của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, giữa lúc xuất hiện tin đồn nước này sắp đưa quân vào Syria để tấn công lực lượng người Kurd – vốn được Mỹ hậu thuẫn.

Khủng hoảng ở Syria: LHQ cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận đình chiến
Khủng hoảng ở Syria: LHQ cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận đình chiến

VOV.VN - Hôm qua (18/12), Liên Hợp Quốc tiếp tục lên tiếng chỉ trích việc Israel chiếm giữ vùng đệm tại khu vực biên giới thuộc lãnh thổ của Syria, coi đó là sự vi phạm thỏa thuận đình chiến có hiệu lực giữa hai nước trong 50 năm qua.

Khủng hoảng ở Syria: LHQ cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận đình chiến

Khủng hoảng ở Syria: LHQ cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận đình chiến

VOV.VN - Hôm qua (18/12), Liên Hợp Quốc tiếp tục lên tiếng chỉ trích việc Israel chiếm giữ vùng đệm tại khu vực biên giới thuộc lãnh thổ của Syria, coi đó là sự vi phạm thỏa thuận đình chiến có hiệu lực giữa hai nước trong 50 năm qua.