Năm 2013: quan hệ Trung - Mỹ - Nga có gì mới?

(VOV) - Động thái chiến lược của 3 nước trong năm 2013 được các nhà dự báo và hoạch định chiến lược quốc tế đặc biệt quan tâm.

Quan hệ Trung - Mỹ - Nga luôn được dư luận quốc tế coi là trục tam giác quan trọng của an ninh toàn cầu trên cả ý nghĩa địa – chiến lược và vị thế cường quốc.

Các chiến lược gia cho rằng, nhân loại trong giai đoạn “bước ngoặt thời đại”, với sự phát triển của toàn cầu hóa đã trở nên rõ ràng hơn, thế giới đang phải đối mặt với những cuộc xung đột mới về kinh tế, địa-chính trị, dân tộc-sắc tộc, tài nguyên-môi trường và nguồn lực. Vì thế, những động thái chiến lược của các cường quốc Trung - Mỹ - Nga trong năm 2013 được các nhà dự báo và hoạch định chiến lược quốc tế đặc biệt quan tâm.

Quan hệ Nga-Mỹ

Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống V.Putin. (ảnh: AFP)

 Chiến tranh lạnh đã đi qua, nhưng mối quan hệ mang tính đối kháng vẫn còn tàn dư. Đó là sự ám ảnh của sự khác biệt về ý thức hệ và chế độ chính trị giữa hai bên, sự cân bằng chiến lược về thực lực quân sự giữa hai cường quốc... Vì vậy, cho dù hai bên đều thể hiện mong muốn tăng cường hợp tác, nhưng hành động thực tế vẫn còn có khoảng cách.

Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Obama, tuy đã tuyên bố chấp nhận một thế giới đa cực, nhưng trên thực tế vẫn chưa từ bỏ việc theo đuổi mục tiêu nắm quyền “lãnh đạo” thế giới, và cũng chưa chấp nhận sự trỗi dậy của Nga với không gian hậu Xô Viết - SNG nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nước này.

Theo các nhà phân tích, trên thực tế Mỹ chỉ tuyên bố về “mong muốn” xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược mới với Nga, nhưng lại không đưa ra những nhượng bộ nào đáng kể về cắt giảm vũ khí chiến lược, bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, xóa bỏ những hạn chế thương mại đối với Nga, từ bỏ kế hoạch mở rộng NATO về phía đông..., điều đó khiến quan hệ Mỹ-Nga không thể có được những bước tiến triển thực chất, việc “tái khởi động” đã nêu ra trong những năm vừa qua còn mang nặng tính hình thức.

Đối với Nga, để cải thiện quan hệ với Mỹ, Nga đã có những nhượng bộ nhất định, như vấn đề Iran, Trung Đông – Bắc Phi, ngoại trừ những vấn đề mang tính nguyên tắc ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của Nga như nêu ở trên.

Các nhà phân tích cho rằng, nếu như quan hệ Nga-Mỹ rơi vào trạng thái “đóng băng” hoặc “ngầm đối đầu” mới, hợp tác song phương về vấn đề Afghanistan, vấn đề hạt nhân Iran… sẽ ngừng lại, điều này sẽ bất lợi cho cả hai bên, đặc biệt là với Mỹ. Quan hệ Nga-Mỹ kém thân thiện thì không thể đem lại điều tốt cho quan hệ Trung-Nga và Trung-Mỹ. Vì thế, việc hợp tác của ba nước trên các vấn đề đều có ý nghĩa quốc tế quan trọng…

Dư luận cho rằng, Mỹ và Nga cần phải gia tăng độ tin cậy lẫn nhau, và hành động nhiều hơn nữa, nhất là từ phía Mỹ, như Tổng thống Nga đã nhấn mạnh, “điều mấu chốt vẫn là Mỹ thực hiện cam kết như thế nào”.

Quan hệ Trung-Mỹ

Theo các nhà phân tích, quan hệ Trung – Mỹ vẫn mang tính hai mặt: thống nhất trên các lợi ích chung, nhưng lại mâu thuẫn trong các lợi ích riêng. Bởi vậy, hợp tác và cạnh tranh, chủ yếu diễn ra trong quan hệ chính trị, an ninh và quan hệ kinh tế – thương mại.

Trong lĩnh vực chính trị, an ninh, Mỹ cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể kiềm chế được, do vậy đang tìm mọi cách để sự trỗi dậy đó không làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ. Đối với Trung Quốc, tuy đã lớn mạnh và có vị thế cao hơn trước nhưng vẫn là nước đang phát triển, do vậy họ vẫn cần hợp tác với Mỹ trong trật tự quốc tế “một siêu đa cường”. Sự mâu thuẫn về thể chế chính trị, dân chủ, nhân quyền… tuy vẫn tồn tại nhưng đã lùi xuống hàng thứ yếu, còn cạnh tranh địa - chính trị sẽ diễn ra ngày càng quyết liệt, phức tạp hơn tại châu Phi, Mỹ Latin và đặc biệt là châu Á - Thái Bình Dương.

Trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, hai nền kinh tế Trung – Mỹ đã gắn chặt với nhau trong bối cảnh toàn cầu hóa. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu thứ hai (sau EU) và là nhà đầu tư chủ yếu vào Trung Quốc; Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ (sau EU và Nhật Bản) và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Do quan hệ hợp tác Mỹ – Trung có vai trò cực kì quan trọng nên Chính quyền Obama không thể thực hiện chính sách quá cứng rắn với Trung Quốc trong quan hệ kinh tế – thương mại. Quan tâm hàng đầu của Tổng thống Obama trong những năm tới là tăng mạnh xuất khẩu để giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, do vậy sẽ phải nới lỏng kiểm soát xuất khẩu hàng công nghệ cao của Mỹ sang Trung Quốc.

Vì thế, các nhà phân tích nhận định, quan hệ Trung – Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì ổn định tương đối, hợp tác có vai trò chi phối, cạnh tranh vẫn quyết liệt, nhưng hai bên sẽ kiềm chế để không dẫn đến xung đột.

Quan hệ Trung-Nga

Tổng thống Nga V.Putin và  Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.. (ảnh: DW)

 Theo đánh giá của dư luận, giới chức Nga và Trung Quốc đều đang hướng về các đối tác phương Tây. Tuy nhiên, một bộ phận chính giới Nga đang tỏ ra quan ngại trước sự gia tăng tiềm lực kinh tế của Trung Quốc tại vùng Viễn Đông của nước Nga, và nhất là nguy cơ Mỹ - Trung Quốc có sự thỏa hiệp để cùng nhau phát triển ảnh hưởng đến lợi ích của Nga.

Trung Quốc cũng quan ngại một số động thái của Nga tại quần đảo Kurin, việc mở rộng hạm đội Thái Bình Dương để tăng cường khả năng tấn công biển… Trong trường hợp quyền lực của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương suy yếu, Trung Quốc và Nga rất có thể trở thành “đối thủ tự nhiên” tại đây.

Tuy nhiên, nhìn chung quan hệ Trung-Nga có triển vọng tốt đẹp bởi luôn dựa trên những nền tảng khá vững chắc. Hai bên đã giải quyết tốt những vấn đề còn tồn tại trong lịch sử; cùng chủ trương thế giới đa cực trên cơ sở hợp tác bình đẳng giữa tất cả các quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế. Lợi ích và lập trường của Nga và Trung Quốc tương đối thống nhất đối với đại đa số các vấn đề quốc tế quan trọng. Hai nước đều tập trung vào phát triển đất nước và quan tâm xây dựng môi trường hòa bình. Sự bổ sung lẫn nhau giữa hai nền kinh tế cũng là tiền đề quan trọng để Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn.

Trung Quốc có nhu cầu đối với các sản phẩm năng lượng và công nghệ Nga, đặc biệt là công nghệ quân sự. Ngược lại, phía Nga quan tâm tới thị trường Trung Quốc và hy vọng vào các nguồn đầu tư từ Trung Quốc. Thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đến nay đã đạt hơn 70 tỷ USD và đến năm 2015 lên đến 100 tỷ USD và năm 2020 đạt 200 tỷ USD.

Như vậy, thế giới hiện đang bước vào thời kỳ mà các nước cần phải dựa vào nhau và hợp tác về mặt chiến lược. Quan hệ Trung Quốc, Mỹ, Nga cũng đang hé mở ra một trang mới. Nếu một trong ba nước theo đuổi chính sách áp đặt đối với bên kia, quan hệ ba bên tất yếu sẽ xấu đi, thậm chí chuyển sang đối đầu. Vì thế, việc Trung - Mỹ - Nga chuyển sang lấy hợp tác là chủ đạo, thực hiện “cùng thắng”, chủ động thực hiện những hành động thực tế sẽ có lợi cho hòa bình ổn định phát triển thế giới và vị thế quốc tế của cả 3 nước sẽ được tăng cường hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung - Nga cần tăng cường ủng hộ lẫn nhau
Trung - Nga cần tăng cường ủng hộ lẫn nhau

Cùng với Nga, Trung Quốc mong muốn tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới.

Trung - Nga cần tăng cường ủng hộ lẫn nhau

Trung - Nga cần tăng cường ủng hộ lẫn nhau

Cùng với Nga, Trung Quốc mong muốn tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới.

Thủ tướng Nga cam kết thúc đẩy quan hệ Nga-Mỹ
Thủ tướng Nga cam kết thúc đẩy quan hệ Nga-Mỹ

(VOV) - Dù vậy, ông Medvedev vẫn cảnh báo việc 1 quốc gia cố áp đặt ý chí lên một quốc gia khác là ‘không thể chấp nhận được’.

Thủ tướng Nga cam kết thúc đẩy quan hệ Nga-Mỹ

Thủ tướng Nga cam kết thúc đẩy quan hệ Nga-Mỹ

(VOV) - Dù vậy, ông Medvedev vẫn cảnh báo việc 1 quốc gia cố áp đặt ý chí lên một quốc gia khác là ‘không thể chấp nhận được’.

Quan hệ Trung - Mỹ: Đối xứng và thiết thực hơn
Quan hệ Trung - Mỹ: Đối xứng và thiết thực hơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc đang có chuyến thăm Mỹ. Đây là lần đầu tiên trong vòng 20 năm, người đứng đầu cơ quan lập pháp của Trung Quốc sang thăm Mỹ.

Quan hệ Trung - Mỹ: Đối xứng và thiết thực hơn

Quan hệ Trung - Mỹ: Đối xứng và thiết thực hơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc đang có chuyến thăm Mỹ. Đây là lần đầu tiên trong vòng 20 năm, người đứng đầu cơ quan lập pháp của Trung Quốc sang thăm Mỹ.

Trung - Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự
Trung - Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự

Trong cuộc gặp ngày 9/11 giữa Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đang ở thăm Trung Quốc, hai bên đã cam kết thúc đẩy quan hệ quân sự song phương.

Trung - Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự

Trung - Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự

Trong cuộc gặp ngày 9/11 giữa Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đang ở thăm Trung Quốc, hai bên đã cam kết thúc đẩy quan hệ quân sự song phương.

Quan hệ Nga-Mỹ đứng trước nguy cơ căng thẳng
Quan hệ Nga-Mỹ đứng trước nguy cơ căng thẳng

(VOV) - Nguy cơ trên đưa ra khi Quốc hội Mỹ ngày 16/11 bắt đầu tiến trình xem xét "dự luật Magnitsky".

Quan hệ Nga-Mỹ đứng trước nguy cơ căng thẳng

Quan hệ Nga-Mỹ đứng trước nguy cơ căng thẳng

(VOV) - Nguy cơ trên đưa ra khi Quốc hội Mỹ ngày 16/11 bắt đầu tiến trình xem xét "dự luật Magnitsky".

Trung - Mỹ tăng cường hợp tác kinh tế thương mại
Trung - Mỹ tăng cường hợp tác kinh tế thương mại

(VOV) - Năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt gần 447 tỷ USD.

Trung - Mỹ tăng cường hợp tác kinh tế thương mại

Trung - Mỹ tăng cường hợp tác kinh tế thương mại

(VOV) - Năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt gần 447 tỷ USD.

Đối thoại an ninh chiến lược Trung - Nga lần 8
Đối thoại an ninh chiến lược Trung - Nga lần 8

(VOV) - Hai bên nhất trí tiếp tục có những đóng góp mới phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Đối thoại an ninh chiến lược Trung - Nga lần 8

Đối thoại an ninh chiến lược Trung - Nga lần 8

(VOV) - Hai bên nhất trí tiếp tục có những đóng góp mới phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.