NATO tăng viện cho Ukraine trước các đợt tấn công ồ ạt của Nga

VOV.VN - Hầu hết các cam kết về Ukraine đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh NATO được cho là những cam kết lâu dài nhằm đảm bảo an ninh cho nước này trong thập kỷ tới.

Trong đó có việc thành lập một trung tâm điều phối huấn luyện sử dụng vũ khí mới do NATO vận hành có trụ sở tại Đức và khoản quyên góp trị giá 43 tỷ USD từ các quốc gia trong liên minh vào năm 2025.

NATO tăng cường viện trợ cho Ukraine

Một quan chức cấp cao của NATO cho rằng, sự hỗ trợ này có thể giúp Ukraine đẩy lùi Nga vào năm 2025 khi họ chờ đợi thêm vũ khí phương Tây và điều thêm binh sỹ ra mặt trận. Trái với quan điểm này, một quan chức quốc phòng của Mỹ cho biết, Ukraine có khả năng phải giữ thế phòng thủ trong 6 tháng tới và rất khó giành lợi thế đáng kể do tình trạng hỗn loạn trên chiến trường.

Theo giới phân tích, tình hình trên chiến trường đã thay đổi đáng kể trong vài tuần qua và khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ phê chuẩn hồi tháng 5/2024 bắt đầu giúp Ukraine tăng cường khả năng phòng thủ. Các quan chức Mỹ cho biết, nhờ việc bổ sung binh sỹ, Ukraine đã làm chậm đáng kể bước tiến của Nga ở Donetsk, phía Đông nước này và ngăn chặn một cuộc phản công của Nga gần khu vực Kharkov ở phía Đông Bắc.

Tuy vậy, các cuộc không kích của Nga hồi đầu tuần này nhằm vào cơ sở hạ tầng tại Ukraine đã nêu bật nhu cầu cấp thiết của Kiev về hệ thống phòng không. Mùa xuân năm 2023, Tổng thống Zelensky đã kêu gọi phương Tây cung cấp 7 hệ thống phòng không Patriot tinh vi để bảo vệ các thành phố nhưng yêu cầu này chưa được thông qua. Thay vào đó, các nước bảo trợ chỉ đồng ý chuyển giao thêm 3 hệ thống Patriot do Đức, Romania và Mỹ cung cấp.

Ngoài ra, Kiev cũng sẽ nhận được một hệ thống phòng không hiệu suất cao khác là SAMP/T từ Italy. Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ruben Brekelmans cho biết, nước này cũng sẽ cung cấp cho Ukraine các bộ phận tách rời của hệ thống Patriot để thay thế những bộ phận cũ hoặc bị hỏng hóc cho hệ thống phòng không mà Kiev đang sử dụng.

Ông Brekelmans nói rằng, Hà Lan sẽ mua số lượng tên lửa trị giá 326 triệu USD cho tiêm kích F-16 mà nước này đã cam kết với Ukraine. Canada tuyên bố sẽ đóng góp khoảng 367 triệu USD cho quân đội Ukraine, bao gồm cả việc đào tạo phi công. Anh đang cung cấp thêm pháo, đạn cho súng máy, tên lửa chống tăng và các thiết bị khác. New Zealand, một quốc gia không thuộc NATO, cho biết họ sẽ cung cấp 4 triệu USD để mua và phát triển máy bay không người lái quân sự trong gói viện trợ trị giá 16 triệu USD dành cho Ukraine.

Tuần trước, Mỹ công bố gói viện trợ quân sự trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, trong đó có khoảng 150 triệu USD dành cho các hệ thống đánh chặn phòng không, đạn pháo và súng cối cũng như vũ khí chống tăng. Các loại vũ khí này sẽ được chuyển giao ngay lập tức. Số tiền còn lại sẽ được chi cho hệ thống đánh chặn Patriot và các tên lửa phòng không khác dự kiến bàn giao cho Ukraine trong những tháng tới.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn 2 năm qua đã làm cạn kiệt kho dự trữ vũ khí của các thành viên NATO, nêu bật những vấn đề liên quan đến việc sản xuất vũ khí của chính phủ các nước phương Tây. Ông Micael Johansson, Giám đốc nhà thầu quốc phòng Saab của Thụy Điển cho biết, ngành công nghiệp quốc phòng vẫn đang chờ đợi những hợp đồng dài hạn hơn với chính phủ.

“Với tư cách là đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng, chúng ta đã làm đủ chưa? Có lẽ là chưa?”, ông Johansson nói. Theo quan chức này, cuộc xung đột tại Ukraine là “lời cảnh tỉnh lớn”.

Hiện NATO đang đề cao cảnh giác trước nguy cơ Nga tiến hành tấn công vào lãnh thổ các thành viên trong khối. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO, một số quốc gia cho biết họ sẽ mua mìn hải quân để bảo vệ các vùng biển ở Biển Baltic. Mỹ tuyên bố sẽ đặt tên lửa hành trình Tomahawk và có thể cả vũ khí siêu thanh tầm xa ở Đức. Trong khi đó, cơ quan phụ trách mua sắm vũ khí của NATO đã ký hợp đồng gần 700 triệu USD để mua tên lửa phòng không Stinger.

Riêng với Ukraine, các nước trong liên minh vẫn chia rẽ về việc liệu Ukraine có thể sử dụng vũ khí họ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hay không. Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics cho rằng, Ukraine có thể sử dụng tất cả các loại vũ khí nhằm vào Nga mà không có bất cứ hạn chế nào.

Còn Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Brekelmans nói rằng, Hà Lan không hạn chế Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga, nhưng vẫn đang thảo luận về việc các cuộc tấn công đó có thể vượt biên giới bao xa. Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Andris Spruds cho biết, đến thời điểm hiện tại, 13 nước trong liên minh đã cam kết chi hàng chục triệu USD để giúp Ukraine chế tạo hoặc mua mới 1 triệu máy bay không người lái trong năm tới.

Trước đó, quân đội Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái do ngành công nghiệp quốc phòng nước này sản xuất để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, trong đó có cả nhà máy lọc dầu.

Ukraine khó tiến hành cuộc phản công mới

Bất chấp các khoản hỗ trợ an ninh và bổ sung vũ khí trị giá hàng tỷ USD dành cho Ukraine mà NATO công bố trong tuần này, các quan chức phương Tây cho biết, Ukraine chưa sẵn sàng tiến hành một cuộc phản công mang tính quyết định hoặc giành lại những vùng lãnh thổ rộng lớn từ tay Nga cho đến năm 2025.

Theo giới phân tích, các loại tên lửa, phương tiện chiến đấu, đạn dược và hệ thống phòng không mà Mỹ và các nước châu Âu cam kết chuyển giao cho Ukraine sẽ phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng để đến được tiền tuyến. Một số loại vũ khí mới trong gói viện trợ vẫn chưa được mua hoặc chưa được chế tạo.

Ngoại trưởng Antony J. Blinken cho biết máy bay chiến đấu F-16 sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong mùa hè này. Nhưng ngay cả đến lúc đó, chúng có thể chỉ được sử dụng để phòng thủ khi phương Tây vẫn còn chưa thống nhất về việc liệu Ukraine có thể sử dụng chiến đấu cơ F-16 bay vào không phận Nga để tấn công hay không.

Trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng thống Litva, ông Gitanas Nauseda cho biết: “Trong nhiều trường hợp, các bạn có thể thấy rằng chúng tôi đưa ra quyết định nhưng tiếc là không thể thực hiện quyết định đó một cách hiệu quả. Tôi cảm thấy rất thất vọng vì có nhiều thiết bị quân sự Ukraine mong đợi nhưng họ lại chưa thể nhận được”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điểm yếu lớn nhất khiến Ukraine khó xoay chuyển tình thế trước Nga
Điểm yếu lớn nhất khiến Ukraine khó xoay chuyển tình thế trước Nga

VOV.VN - Cánh cửa giúp Ukraine xoay chuyển động lực của cuộc chiến theo hướng có lợi cho nước này đang thu hẹp dần. Trong khi đó, Nga vẫn đang nắm giữ phần lớn các thẻ bài.

Điểm yếu lớn nhất khiến Ukraine khó xoay chuyển tình thế trước Nga

Điểm yếu lớn nhất khiến Ukraine khó xoay chuyển tình thế trước Nga

VOV.VN - Cánh cửa giúp Ukraine xoay chuyển động lực của cuộc chiến theo hướng có lợi cho nước này đang thu hẹp dần. Trong khi đó, Nga vẫn đang nắm giữ phần lớn các thẻ bài.

Litva cảnh báo NATO đang tụt hậu so với Nga về năng lực sản xuất đạn pháo
Litva cảnh báo NATO đang tụt hậu so với Nga về năng lực sản xuất đạn pháo

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Litva Laurynas Kasčiūnas ngày 10/7 cho rằng, Nga đã xây dựng thành công nền kinh tế thời chiến nhanh hơn nhiều so với dự kiến và nước này đang sản xuất nhiều đạn pháo hơn so với giai đoạn đầu cuộc xung đột.

Litva cảnh báo NATO đang tụt hậu so với Nga về năng lực sản xuất đạn pháo

Litva cảnh báo NATO đang tụt hậu so với Nga về năng lực sản xuất đạn pháo

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Litva Laurynas Kasčiūnas ngày 10/7 cho rằng, Nga đã xây dựng thành công nền kinh tế thời chiến nhanh hơn nhiều so với dự kiến và nước này đang sản xuất nhiều đạn pháo hơn so với giai đoạn đầu cuộc xung đột.

Cách Nga vô hiệu hóa vũ khí công nghệ cao của phương Tây tại Ukraine
Cách Nga vô hiệu hóa vũ khí công nghệ cao của phương Tây tại Ukraine

VOV.VN - Thời gian gần đây, được sự nới lỏng quy định của các nhà bảo trợ, Ukraine đã sử dụng một số vũ khí chính xác để tiếp tục tấn công các mục tiêu có giá trị cao của Nga. Nhưng các loại vũ khí này đã nhanh chóng bị Nga vô hiệu hóa.

Cách Nga vô hiệu hóa vũ khí công nghệ cao của phương Tây tại Ukraine

Cách Nga vô hiệu hóa vũ khí công nghệ cao của phương Tây tại Ukraine

VOV.VN - Thời gian gần đây, được sự nới lỏng quy định của các nhà bảo trợ, Ukraine đã sử dụng một số vũ khí chính xác để tiếp tục tấn công các mục tiêu có giá trị cao của Nga. Nhưng các loại vũ khí này đã nhanh chóng bị Nga vô hiệu hóa.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/7
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/7

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 11/7/2024.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/7

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/7

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 11/7/2024.