Nga có thực sự đang vũ khí hóa năng lượng?

VOV.VN - Nga không phải là lý do dẫn tới cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu hiện nay, nhưng Moscow đang tận dụng cơ hội.

Châu Âu từng trải qua các cuộc khủng hoảng khí đốt vào năm 2009 và 2014. Cả hai lần, Nga đều hạn chế nguồn cung khí đốt để gây áp lực chính trị với Ukraine, khiến các nền kinh tế châu Âu gặp rủi ro đáng kể.

Trong khi EU chủ yếu ghi nhớ 2 sự kiện này, Ba Lan đã trải qua 7 lần gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt kể từ năm 2004. Gazprom – công ty năng lượng hàng đầu của Nga bị cáo buộc không sẵn sàng tuân thủ các quy tắc thị trường khí đốt của EU và thường lạm dụng vị trí thống trị của mình.

Châu Âu hiện cũng đang trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng do giá khí đốt tự nhiên giao ngay trong tháng trước tăng vọt lên mức gấp 5 lần so với cùng thời điểm năm ngoái.

Một số nhà phân tích coi Nga như “kẻ tội đồ” trong cuộc khủng hoảng mới. Dù vậy, thị trường khan hiếm (cung không đủ cầu) hiện nay lại là do nhiều nguyên nhân khác: việc giảm sản lượng khí đốt ở châu Âu, nhu cầu năng lượng ở châu Á tăng mạnh, nguồn dự trữ từ mùa đông 2020-2021 cạn kiệt và sản lượng các nguồn năng lượng tái sinh ở mức thấp.

Trong những năm gần đây, các nhà nhập khẩu châu Âu đã kỳ vọng có thể khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn cung như hiện nay bằng cách tăng cường mua khí đốt hóa lỏng (LNG). Tuy nhiên, sự cắt giảm của các nhà sản xuất LNG bên ngoài châu Âu, trong đó có Mỹ đã khiến cho lựa chọn này nằm ngoài tầm với, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

Nga gây ra cuộc khủng hoảng?

Câu hỏi này có 2 đáp án: có và không. Do có quá nhiều yếu tố cả toàn cầu cũng như khu vực góp phần dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu, chỉ riêng Nga khó có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt và giá cả tăng cao.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga cũng đang chật vật tăng sản lượng và duy trì mức dự trữ của riêng mình. Tổng thống Vladimir Putin đã gọi những tuyên bố cho rằng Nga đang vũ khí hóa năng lượng là cáo buộc có “động cơ chính trị”.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay cũng cho thấy Nga sẵn sàng khai thác điểm yếu của khách hàng - như đã thấy trong các tranh chấp trước đây với Ukraine và Estonia. Gazprom, nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất của Nga, cho đến nay đã từ chối tăng nguồn cung đến châu Âu ngoài các hợp đồng dài hạn.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Nga đã không ngần ngại gắn việc tăng khối lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu với việc nhanh chóng phê duyệt dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Dự án hiện đã hoàn thành nhưng đang chờ cơ quan quản lý bật đèn xanh để bắt đầu bơm khí đốt.

Xa hơn nữa, Gazprom đã thông báo với Moldova rằng giá vận chuyển khí đốt trong tương lai sẽ phụ thuộc vào việc liệu quốc gia thuộc Liên Xô trước đây có gạt sang một bên hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu (EU) hay không.

Châu Âu vẫn đang lúng túng tìm cách xử lý khủng hoảng

Các nước châu Âu hiện vẫn chưa có một phản ứng thống nhất về cách xử lý cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Châu Âu có thể sẽ tiếp tục cách tiếp cận từng bước để chấp nhận dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Một số quốc gia thậm chí đã “lặng lẽ hoan nghênh” cách mà tình trạng thiếu hụt nguồn năng lượng hiện nay có thể thúc đẩy phê duyệt Dòng chảy phương Bắc 2.

Dù vậy, cuộc khủng hoảng hiện nay đã bộc lộ rất nhiều yếu tố khác gây ra tình trạng mất an ninh năng lượng của châu Âu và điều này buộc các Liên minh châu Âu và các nước thành viên phải xem xét một loạt các biện pháp để hạn chế những điểm yếu trong tương lai.

Một số giải pháp đang được xem xét bao gồm các bước nhỏ để giảm bớt tác động tức thời do chi phí điện tăng cao đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, rà xoát lại các quy định chi phối thị trường năng lượng nội địa của Châu Âu. Một số đề xuất khác đang được tính tới là xây dựng lại nguồn dự trữ khí đốt chiến lược (chẳng hạn như quy định mức tối thiểu - thực tế đã được áp dụng với trữ lượng dầu), giảm bớt các trở ngại kỹ thuật đối với việc chuyển giao nhiên liệu giữa các quốc gia, tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và loại bỏ cái gọi là Thỏa thuận Xanh Châu Âu. Một số quan chức EU cũng muốn mở một cuộc điều tra về việc Gazprom vi phạm các quy tắc chống độc quyền của châu Âu.

Bề rộng của các lựa chọn này cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại. Mặc dù vậy, ngoài việc bật đèn xanh cho Dòng chảy phương Bắc 2, châu Âu khó có thể chấp nhận những gì Tổng thống Nga Putin coi là mục tiêu chính: buộc châu Âu phải phụ thuộc vào khí đốt của Nga thông qua các hợp đồng dài hạn.

Điểm mấu chốt là gì?

Cuộc khủng hoảng khí đốt hiện nay khiến các nước châu Âu - và cả người tiêu dùng – một lần nữa nhận ra những rủi ro và cái giá của việc phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

Sự khan hiếm trên thị trường năng lượng hiện nay đang buộc các nước châu Âu phải xem xét lại kế hoạch chuyển hướng khỏi nguồn nhiên liệu hydrocacbon, vốn vẫn chưa giải quyết triệt để.

Bên cạnh đó, việc giảm đầu tư vào sản xuất khí đốt tự nhiên của riêng EU có nguy cơ làm tăng sức mạnh thị trường cho nhà cung cấp lớn nhất lục địa này. Đây là điều các nhà lãnh đạo châu Âu không hài lòng nhất là khi họ nhận thấy rõ nó có thể dẫn tới đâu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dòng chảy phương Bắc 2: Tâm điểm tranh cãi Nga – phương Tây giữa khủng hoảng năng lượng
Dòng chảy phương Bắc 2: Tâm điểm tranh cãi Nga – phương Tây giữa khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Nga và Đức cho rằng, Dòng chảy phương Bắc 2 “không hơn” một dự án thương mại nhưng giữa cuộc khủng hoảng năng lượng, nhiều nghị sĩ châu Âu phản đối gay gắt thỏa thuận này do lo ngại sự phụ thuộc vào Nga.

Dòng chảy phương Bắc 2: Tâm điểm tranh cãi Nga – phương Tây giữa khủng hoảng năng lượng

Dòng chảy phương Bắc 2: Tâm điểm tranh cãi Nga – phương Tây giữa khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Nga và Đức cho rằng, Dòng chảy phương Bắc 2 “không hơn” một dự án thương mại nhưng giữa cuộc khủng hoảng năng lượng, nhiều nghị sĩ châu Âu phản đối gay gắt thỏa thuận này do lo ngại sự phụ thuộc vào Nga.

Tổng thống Putin: Mỹ chịu một phần trách nhiệm trong khủng hoảng năng lượng châu Âu
Tổng thống Putin: Mỹ chịu một phần trách nhiệm trong khủng hoảng năng lượng châu Âu

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định ngày 13/10 rằng, Mỹ chịu một phần trách nhiệm trong vấn đề thiếu khí đốt mà châu Âu đang đối mặt.

Tổng thống Putin: Mỹ chịu một phần trách nhiệm trong khủng hoảng năng lượng châu Âu

Tổng thống Putin: Mỹ chịu một phần trách nhiệm trong khủng hoảng năng lượng châu Âu

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định ngày 13/10 rằng, Mỹ chịu một phần trách nhiệm trong vấn đề thiếu khí đốt mà châu Âu đang đối mặt.

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Nga là "thủ phạm" hay kẻ nắm bắt cơ hội?
Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Nga là "thủ phạm" hay kẻ nắm bắt cơ hội?

VOV.VN - Những người chỉ trích cho rằng Nga đang thao túng dòng khí đốt để đẩy giá năng lượng lên cao. Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin lại cho rằng, chính châu Âu đã không chuẩn bị cho tình huống hiện nay.

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Nga là "thủ phạm" hay kẻ nắm bắt cơ hội?

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Nga là "thủ phạm" hay kẻ nắm bắt cơ hội?

VOV.VN - Những người chỉ trích cho rằng Nga đang thao túng dòng khí đốt để đẩy giá năng lượng lên cao. Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin lại cho rằng, chính châu Âu đã không chuẩn bị cho tình huống hiện nay.