Nga đặt cược vào “vũ khí" cũ nhưng mạnh hơn tên lửa trong cuộc chiến ở Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đánh cược vào một "vũ khí" cũ nhưng thậm chí còn mạnh hơn bất kỳ tên lửa nào đang được Mỹ và các nước châu Âu triển khai hiện nay ở Ukraine: Đó chính là thời gian.

“Vũ khí cũ” nhưng mạnh hơn cả tên lửa

Gần 5 tháng kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Moscow cho rằng phương Tây sẽ suy yếu dần trước giá năng lượng và thực phẩm tăng cao và sau đó phải chấm dứt hỗ trợ cho Kiev để kết thúc cuộc chiến này.

Tổng thống Putin hồi đầu tháng này cho biết Nga mới chỉ đang bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine và thách thức phương Tây thử đánh bại Nga trên chiến trường. Nhà lãnh đạo Nga cũng khẳng định, tiến trình lịch sử là không thể thay đổi và những nỗ lực của phương Tây nhằm áp đặt trật tự thế giới mới của họ lên thế giới sẽ thất bại.

"Tổng thống Putin đang đặt cược rằng ông ấy có thể thành công trong một cuộc chiến tiêu hao kéo dài", Giám đốc CIA William Burns, đồng thời là cựu Đại sứ Mỹ tại Moscow nhận định tại Diễn đàn An ninh Aspen tuần này.

Theo ông Burns, nhà lãnh đạo Nga đang đặt cược rằng ông có thể bóp nghẹt nền kinh tế Ukraine và khiến phương Tây suy yếu.

Hiện nay, điện Kremlin không có dấu hiệu lùi bước cho đến khi đạt được tất cả mục tiêu ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhận định hôm 20/7 rằng những mục tiêu của Nga ở Ukraine hiện đã mở rộng ra ngoài khu vực Donbass:

“Hiện nay, khu vực địa lý đã thay đổi. Nó không chỉ bao gồm các nước Cộng hòa nhân dân tự xưng ở khu vực Donbass mà còn ở khu vực Kherson, Zaporizhzhia cũng như một số vùng lãnh thổ khác và quá trình này sẽ tiếp diễn một cách ổn định và lâu dài", Ngoại trưởng Nga tuyên bố.

Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ ngày 19/7 cảnh báo Nga đang chuẩn bị sáp nhập Donbass cũng như dải đất dọc bờ biển phía Nam của Ukraine, bao gồm Kherson và Zaporizhzhia. Điều này nếu xảy ra sẽ giúp Nga kiểm soát chính thức hơn 18% lãnh thổ Ukraine cùng với 4,5% lãnh thổ nước này sau khi sáp nhập Crimea năm 2014.

Nếu phương Tây cung cấp thêm vũ khí tầm xa hơn cho Ukraine, chẳng hạn như hệ thống pháo phản lực HIMARS, ông Lavrov cho biết, Nga sẽ phải kiểm soát nhiều lãnh thổ Ukrane hơn.

Thông điệp mà ông Lavrov muốn gửi đến phương Tây là, cuộc chiến càng kéo dài, Nga sẽ càng kiểm soát nhiều lãnh thổ Ukraine, Vladislav Zubok, giáo sư lịch sử quốc tế tại Trường Kinh tế London cho hay.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Washington đã cung cấp cho Ukraine hơn 8 tỷ USD hỗ trợ an ninh và sẽ chuyển thêm 4 hệ thống pháo phản lực HIMARS cho Ukraine.

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ kết thúc như thế nào?

"Theo dự đoán của tôi, cuộc chiến này sẽ rơi vào bế tắc với những phòng tuyến như hiện nay hoặc có lẽ là một thỏa thuận ngừng bắn tồi tệ", Barry R. Posen, giáo sư về khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts cho hay.

Theo ông điều này sẽ dẫn dến một cuộc xung đột đóng băng đi cùng với những biện pháp dàn xếp mà có bên cho là không thỏa mãn và không hợp pháp.

Tổng thống Putin đã nhiều lần phản đối NATO mở rộng về phía Đông, đặc biệt là những nước từng thuộc Liên Xô như Ukraine và Gruzia bởi Moscow coi những nước trên là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của mình. Tổng thống Putin cho rằng những động thái như vậy giống như đang cố tình làm suy yếu và thậm chí phá hủy nước Nga.

Với việc tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2/2022, Nga đã đối mặt với một loạt biện pháp trừng phạt chưa từng có từ phương Tây. Tuy nhiên, Nga vẫn thu về nguồn doanh thu khổng lồ từ năng lượng và nhận được sự ủng hộ cần thiết từ các đối tác, trong đó có Trung Quốc. Trên thực tế, dường như các lệnh trừng phạt đang khiến phương Tây chịu nhiều tổn thất hơn cả Nga.

Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn giằng co ở nhiều nơi, khi Nga càng cải tiến lối đánh thì phương Tây lại càng viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine. Mới đây, Nga đã ám chỉ sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Crimea bị Ukraine tấn công.

Mục tiêu tiếp theo của Nga

Các quan chức phương Tây tin rằng Nga có thể sẽ bắt đầu một cuộc tấn công lớn ở Ukraine vào đầu năm tới trong nỗ lực kiểm soát thành phố cảng Odessa có vị trí chiến lược quan trọng nhằm chiếm bờ biển Tây Nam Ukraine và cắt đứt con đường tiếp cận biển của Ukraine.

Odessa là một cảng biển nước ấm còn được gọi là "Viên ngọc của Biển Đen". Nơi đây là một trung tâm trung chuyển ngũ cốc quan trọng của Ukraine, vốn chiếm 1/6 nguồn cung ngô của thế giới và 1/8 lúa mì của thế giới. Nếu Nga có thể kiểm soát cảng biển này, các quan chức cảnh báo, đó là sẽ một cú đánh mạnh vào nỗ lực chiến đấu của Ukraine và giúp Moscow thắt chặt việc kiểm soát nguồn cung năng lượng toàn cầu này, vốn đã sụt giảm kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

"Dự đoán được đưa ra là Ukraine có thể đối mặt với một cuộc tấn công rất dữ dội của Nga vào năm sau", một quan chức phương Tây bình luận.

Tuy nhiên phương Tây cũng cho rằng với sự phản kháng mạnh mẽ của Ukraine cùng sự hỗ trợ quân sự từ phương Tây và bản thân những sai lầm quân sự của Nga, Moscow còn xa mới có thể kiểm soát được Odessa thậm chí cả khi đây là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn chiến tranh tiếp theo.

"Giữa bối cảnh Ukraine tăng tăng cường lực lượng ở khu vực phía Nam trong khi giao tranh đang diễn ra ở phía Bắc và phía Đông, Nga sẽ khó có thể tiến vào và chiếm Odessa, đặc biệt là khi phương Tây cung cấp cho Kiev những hệ thống phòng thủ có thể ngăn chặn Hải quân Nga từ xa", Jim Townsend, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện là chuyên gia về vấn đề an ninh châu Âu nhận định với Trung tâm An ninh Mỹ mới.

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine ở khu vực Donbass, phía Đông Ukraine đang rơi vào bế tắc với việc quân đội Ukraine lui về phòng thủ sau khi để mất hầu hết Lugansk trong khi Nga đang tổ chức lại lực lượng để tiến vào Donetsk. Mặc dù trọng tâm hiện nay của Nga là kiểm soát khu vực Donbass nhưng các quan chức Mỹ và châu Âu cho rằng Moscow đang để mắt đến Odessa như một phần thưởng chiến lược cho giai đoạn tiếp theo của chiến tranh.

Các quan chức Ukraine lo ngại một cuộc chiến tranh kéo dài sẽ có lợi cho Nga và muốn nhanh chóng chuẩn bị cho một cuộc phản công chớp nhoáng để giành lại Kherson trước mùa Đông.

"Nga hiểu việc kiểm soát Kiev có lẽ không khả thi. Vì thế Odessa có lẽ là mục tiêu lớn nhất. Họ muốn chặn đường ra biển của Ukraine. Nga cần khu vực phía Bắc Biển Đen này", Oleksiy Goncharenko - nghị sĩ Ukraine ở khu vực Odessa đánh giá.

Điện Kremlin đã đạt được một số thành tựu chiến lược quan trọng trong cuộc chiến khi chặn Ukraine tiếp cận những tuyến đường biển quan trọng. Nga đã kiểm soát Mariupol - một cảng biển của Ukraine ở Biển Azov hồi tháng 5 sau khi bao vây thành phố này trong 2 tháng và giành được cảng Berdiansk gần đó. Nga cũng kiểm soát cảng Sevastopol của Crimea sau khi sáp nhập Bán đảo này năm 2014. Điều này đã gây sức ép lớn cho nền kinh tế Ukraine khi Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Ukraine sẽ giảm 45% trong năm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách Ukraine vận động phương Tây viện trợ thêm vũ khí
Cách Ukraine vận động phương Tây viện trợ thêm vũ khí

VOV.VN - Bằng việc nhấn mạnh vào hiệu quả của vũ khí phương Tây trong các cuộc tấn công gần đây nhằm vào Nga, Ukraine tìm cách xóa tan những hoài nghi cũng như sự do dự của Mỹ và châu Âu trong việc tiếp tục bơm vũ khí cho Kiev.

Cách Ukraine vận động phương Tây viện trợ thêm vũ khí

Cách Ukraine vận động phương Tây viện trợ thêm vũ khí

VOV.VN - Bằng việc nhấn mạnh vào hiệu quả của vũ khí phương Tây trong các cuộc tấn công gần đây nhằm vào Nga, Ukraine tìm cách xóa tan những hoài nghi cũng như sự do dự của Mỹ và châu Âu trong việc tiếp tục bơm vũ khí cho Kiev.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và nỗ lực tìm kiếm hồi kết cho xung đột ở Ukraine
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và nỗ lực tìm kiếm hồi kết cho xung đột ở Ukraine

VOV.VN - Nhiều nhà phân tích đều đồng ý rằng đã đến lúc xây dựng hòa bình ở Ukraine. Chiến tranh, giống như hỏa hoạn, có thể vượt ngoài tầm kiểm soát bất kỳ lúc nào, nhất là khi nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân vẫn treo lơ lửng trong một cuộc xung đột tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường như hiện nay.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và nỗ lực tìm kiếm hồi kết cho xung đột ở Ukraine

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và nỗ lực tìm kiếm hồi kết cho xung đột ở Ukraine

VOV.VN - Nhiều nhà phân tích đều đồng ý rằng đã đến lúc xây dựng hòa bình ở Ukraine. Chiến tranh, giống như hỏa hoạn, có thể vượt ngoài tầm kiểm soát bất kỳ lúc nào, nhất là khi nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân vẫn treo lơ lửng trong một cuộc xung đột tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường như hiện nay.

Ukraine gặp khó khi đưa vũ khí phương Tây ra chiến trường
Ukraine gặp khó khi đưa vũ khí phương Tây ra chiến trường

VOV.VN - Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Kiev được phương Tây viện trợ nhiều loại vũ khí để đối phó với Moscow. Tuy nhiên, việc đưa các loại vũ khí này ra chiến trường lại là bài toán đau đầu của quân đội Ukraine.

Ukraine gặp khó khi đưa vũ khí phương Tây ra chiến trường

Ukraine gặp khó khi đưa vũ khí phương Tây ra chiến trường

VOV.VN - Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Kiev được phương Tây viện trợ nhiều loại vũ khí để đối phó với Moscow. Tuy nhiên, việc đưa các loại vũ khí này ra chiến trường lại là bài toán đau đầu của quân đội Ukraine.

Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm
Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã mời các nhà sản xuất vũ khí hãy đem thiết bị của mình tới chiến trường Ukraine để thử nghiệm trong cuộc đối đầu quân sự với Nga. Tuyên bố này có thể khiến chiến sự ở đây thêm khốc liệt và kéo dài.   

Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm

Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã mời các nhà sản xuất vũ khí hãy đem thiết bị của mình tới chiến trường Ukraine để thử nghiệm trong cuộc đối đầu quân sự với Nga. Tuyên bố này có thể khiến chiến sự ở đây thêm khốc liệt và kéo dài.