Nga – Mỹ họp Thượng đỉnh, Ukraine thận trọng theo dõi “nhất cử, nhất động”

VOV.VN - Khi hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ gặp nhau ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 16/6, Ukraine sẽ là nước theo dõi sát sao nhất sự kiện này bởi hơn ai hết, Kiev không muốn trở thành “quân cờ” trong cuộc đàm phán của 2 nước lớn.

Không muốn thành “quân cờ” trên bàn đàm phán Nga – Mỹ

Tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp mặt trực tiếp tại Geneva, Thụy Sĩ. Hội nghị này là một phần trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Biden, mở đầu bằng Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Anh hôm 11/6 và kế tiếp là Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Brussels ngày 14/6.

Một thông cáo báo chí của Nhà Trắng chỉ rõ, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về "một chương trình nghị sự chung nhằm đảm bảo an ninh y tế hoàn cầu, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác thương mại và kỹ thuật số, thúc đẩy dân chủ và giải quyết những mối lo ngại chung về chính sách đối ngoại".

Hội nghị Thượng đỉnh Nga - Mỹ có thể là cơ hội để hai bên thảo luận những câu hỏi về sự ổn định chiến lược, xây dựng sự sẵn sàng giữa 2 nhà lãnh đạo để tìm kiếm điểm chung trong các vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Tổng thống Putin và Tổng thống Biden dự kiến sẽ thảo luận một loạt bất đồng về chính sách đối ngoại. Mặc dù vẫn chưa rõ toàn bộ chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh nhưng Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Paski trước đó đã xác nhận rằng, các cuộc thảo luận này sẽ bao gồm cả những diễn biến trong mối quan hệ với Belarus và Ukraine. Ukraine từ lâu đã là điểm nóng trong mối quan hệ vốn đã "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" giữa Nga và phương Tây sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014.

Đầu tuần này, Tổng thống Putin đã đưa ra cảnh báo đanh thép với Ukraine về khả năng nước này gia nhập NATO.

"Ít nhất 50% người dân Ukraine không muốn tham gia vào NATO và đó là những người thông minh", Tổng thống Putin nhận định trên truyền hình nhà nước Nga, đồng thời cho biết việc triển khai hệ thống vũ khí tác chiến và chiến lược của NATO tới gần biên giới Nga đã tạo nên những rủi ro không thể chấp nhận được và Moscow coi điều này là một "lằn ranh đỏ".

"Họ (Ukraine-ND) hiểu họ không muốn thổi bùng ngọn lửa căng thẳng, không muốn trở thành quân bài mặc cả hay bia đỡ đạn", Tổng thống Putin nhận định. Đây là những nhận định cứng rắn nhất của Tổng thống Putin về vấn đề Ukraine, cũng như tham vọng gia nhập NATO của nước này. Việc Ukraine trở thành thành viên của NATO ít có khả năng xảy ra nhưng Tổng thống Putin cho rằng: "Không ai nói không. Mặc dù vẫn có những hạn chế chính thức nhưng không có gì đảm bảo rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO".

Trong khi điện Kremlin lo ngại Ukraine có thể bị kéo sâu vào quỹ đạo "chống Nga" của phương Tây thì một số chính trị gia Ukraine lo ngại theo chiều hướng ngược lại: Đó là Kiev có thể trở thành quân cờ trên bàn đàm phán giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Biden.

Thận trọng theo dõi “nhất cử, nhất động”

Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky đã biết về việc Washington quyết định dỡ lệnh trừng phạt lên công ty thi công đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2. Ông Zelensky bày tỏ sự không hài lòng với quyết định trên của chính quyền Tổng thống Biden trong cuộc trả lời phỏng vấn với Axios khi cho rằng điều này có thể "hủy hoại" niềm tin của Ukraine vào "sự ủng hộ liên tục" của Mỹ. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng bày tỏ hy vọng kế hoạch cho Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới với Nga của Tổng thống Biden sẽ có những nội dung ủng hộ Ukraine.

"Nếu điều này không xảy ra, đây sẽ một điều đáng tiếc lớn, không chỉ với Ukraine mà còn với nước Mỹ. Tôi chắc chắn về việc đó", Tổng thống Zelensky khẳng định.

Nhà lãnh đạo Ukraine cũng cho biết, Nhà Trắng vẫn chưa trao đổi với ông, đồng thời đề xuất một cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Biden trước thềm Thượng đỉnh Nga - Mỹ. Khi được hỏi ông cảm thấy thế nào về việc Tổng thống Biden gặp Tổng thống Putin trước khi gặp ông, Tổng thống Zelensky đã đánh giá rằng: “Về cơ bản, đây là một tầm nhìn địa chính trị: Có những nước lớn trên thế giới và có những nước còn lại".

Một vài ngày sau cuộc trả lời phỏng vấn với Axios, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tiết lộ rằng Tổng thống Biden và Tổng thống Zelensky đã điện đàm với nhau.

"Tổng thống Biden khẳng định với Tổng thống Zelensky rằng ông sẽ ủng hộ mạnh mẽ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Ông Biden cũng nói với ông Zelensky rằng ông hoan nghênh nhà lãnh đạo Ukraine tới Nhà Trắng vào mùa hè này sau khi trở về từ chuyến thăm châu Âu".

Dù vậy, Hội nghị Thượng đỉnh Nga – Mỹ sắp tới sẽ không thể đem đến nhiều sự thay đổi về ngắn và trung hạn. Cả điện Kremlin và Nhà Trắng đều hạ thấp kỳ vọng vào cuộc gặp sắp tới khi cho rằng sự kiện này sẽ không tạo ra bất kỳ thỏa thuận đáng kể hay sự thay đổi lớn nào về chính sách. Ukraine cũng sẽ tiếp tục là nguồn cơn căng thẳng giữa Washington và Moscow trong tương lai gần./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biden dự G7 không để hồi tưởng quá khứ, tập trung vào Nga, Trung Quốc và Covid-19
Biden dự G7 không để hồi tưởng quá khứ, tập trung vào Nga, Trung Quốc và Covid-19

VOV.VN - Bất kỳ chuyến công du nước ngoài đầu tiên nào của một tổng thống Mỹ đều thu hút sự chú ý đặc biệt, chuyến đi xuyên Đại Tây Dương của Tổng thống Joe Biden sắp tới sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận của Mỹ đối với một loạt vấn đề.

Biden dự G7 không để hồi tưởng quá khứ, tập trung vào Nga, Trung Quốc và Covid-19

Biden dự G7 không để hồi tưởng quá khứ, tập trung vào Nga, Trung Quốc và Covid-19

VOV.VN - Bất kỳ chuyến công du nước ngoài đầu tiên nào của một tổng thống Mỹ đều thu hút sự chú ý đặc biệt, chuyến đi xuyên Đại Tây Dương của Tổng thống Joe Biden sắp tới sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận của Mỹ đối với một loạt vấn đề.

Liệu Nga và Nhật Bản có giải quyết được hòa bình tranh chấp ở Thái Bình Dương?
Liệu Nga và Nhật Bản có giải quyết được hòa bình tranh chấp ở Thái Bình Dương?

VOV.VN - Tranh chấp quanh quần đảo Kuril đã khiến Nhật Bản và Nga vẫn chưa chính thức kết thúc được tình trạng chiến tranh giữa 2 nước trong Thế chiến II.

Liệu Nga và Nhật Bản có giải quyết được hòa bình tranh chấp ở Thái Bình Dương?

Liệu Nga và Nhật Bản có giải quyết được hòa bình tranh chấp ở Thái Bình Dương?

VOV.VN - Tranh chấp quanh quần đảo Kuril đã khiến Nhật Bản và Nga vẫn chưa chính thức kết thúc được tình trạng chiến tranh giữa 2 nước trong Thế chiến II.

Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở: Động thái cứng rắn thăm dò Mỹ trước thềm Thượng đỉnh?
Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở: Động thái cứng rắn thăm dò Mỹ trước thềm Thượng đỉnh?

VOV.VN - Thực tế, trước thềm các cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ, hai bên thường đưa ra những động thái cứng rắn nhằm thăm dò đối phương và việc Nga chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở có thể là một trong số đó.

Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở: Động thái cứng rắn thăm dò Mỹ trước thềm Thượng đỉnh?

Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở: Động thái cứng rắn thăm dò Mỹ trước thềm Thượng đỉnh?

VOV.VN - Thực tế, trước thềm các cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ, hai bên thường đưa ra những động thái cứng rắn nhằm thăm dò đối phương và việc Nga chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở có thể là một trong số đó.

Biden đưa nước Mỹ “trở lại” châu Âu và nỗ lực đối phó với Nga - Trung
Biden đưa nước Mỹ “trở lại” châu Âu và nỗ lực đối phó với Nga - Trung

VOV.VN - Khôi phục niềm tin vào nước Mỹ là điều cơ bản nhất của "Nước Mỹ trở lại" nhưng rõ ràng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương là một con đường 2 chiều bởi kết quả sẽ không bao giờ trọn vẹn nếu chỉ có nỗ lực đến từ một phía

Biden đưa nước Mỹ “trở lại” châu Âu và nỗ lực đối phó với Nga - Trung

Biden đưa nước Mỹ “trở lại” châu Âu và nỗ lực đối phó với Nga - Trung

VOV.VN - Khôi phục niềm tin vào nước Mỹ là điều cơ bản nhất của "Nước Mỹ trở lại" nhưng rõ ràng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương là một con đường 2 chiều bởi kết quả sẽ không bao giờ trọn vẹn nếu chỉ có nỗ lực đến từ một phía