Nhật Bản hiện thực hóa chiến lược “nước lớn chính trị”

VOV.VN - Cho phép Mỹ lập căn cứ mới ở Okinawa là bước đi quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Nhật Bản.

Ngày 27/12, giới chức Nhật Bản đã đồng ý di dời căn cứ quân sự hoạt động lâu dài trên hòn đảo phía Nam Okinawa. Đây được coi là bước đột phá giải quyết những ý kiến bất đồng kéo dài hàng thập niên giữa Tokyo và Washington. Theo đó, Mỹ sẽ tiến hành xây dựng một căn cứ không quân mới tại khu vực bờ biển tỉnh Okinawa.

Căn cứ không quân Futenma thuộc tỉnh Okinawa (Ảnh: AFP)

Chấm dứt tranh cãi

Sau nhiều năm tranh cãi gay gắt, vừa qua Thị trưởng tỉnh Okinawa ông Hirokazu Nakaima đã nhóm họp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và đã đi đến quyết định nói trên. Đổi lại ông Abe cam kết tài trợ hàng năm một khoản tiền lớn khoảng 2,9 tỷ USD nhằm thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Okinawa cho tới năm 2021.

Quyết định nói trên đã tạo điều kiện chấm dứt 17 năm tranh cãi về căn cứ Futenma, gây căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Nhật về bản hiệp ước năm 1996 buộc căn cứ Không quân Mỹ Futenma phải đóng cửa, do nằm trong khu vực thành phố đông dân cư sinh sống.

Năm 2006, Mỹ tái khẳng định họ sẽ di dời căn cứ Futenma tới khu vực Nago, bờ biển phía Bắc tỉnh Okinawa. Tuy nhiên, tuyên bố này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân địa phương bởi họ không muốn quân đội Mỹ tăng cường sự hiện diện tại Nhật Bản.

Được biết, hiện đang có khoảng 26.000 binh sĩ Mỹ đóng trên đảo Okinawa, chiếm hơn 50% trong tổng số 47.000 lính Mỹ tại Nhật Bản.

Đồng minh “trụ cột”

Trong chiến lược an ninh quốc gia mới, Nhật Bản vẫn xác định dựa vào “trụ cột” chính là mối quan hệ Nhật-Mỹ. Đồng thời mở rộng sang các nước lân cận trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương như: Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, ASEAN…

Khi mới nhậm chức, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã  nhấn mạnh trọng tâm của chính phủ là tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ và cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. Ông đã bổ nhiệm Hạ nghị sĩ Fumio Kishida, nguyên Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Quốc hội của LDP đã từng giữ chức Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề Lãnh thổ phương Bắc và Okinawa, làm Bộ trưởng Ngoại giao; Hạ nghị sĩ Itsunori Onodera làm Bộ trưởng Quốc phòng.

Trong những tháng đầu năm 2013, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành hàng loạt chuyến thăm nhằm cải thiện các mối quan hệ ngoại giao cũng như tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng. Ông còn đích thân đến thăm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.

Giáo sư Michishita cho biết: “Trong khối ASEAN, các nước Indonesia, Philippines, Việt Nam là những đối tác quan trọng nhất. Nhật Bản hy vọng sẽ xây dựng được mối quan hệ mật thiết hơn, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mà cả trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế”.

Thủ tướng Abe còn đề xuất thay đổi Hiến pháp để dỡ bỏ các hạn chế về tác chiến bên ngoài lãnh thổ của quân đội Nhật Bản. Những động thái nêu trên khiến dư luận quan tâm đến việc ông Abe sẽ xử lý vấn đề chiến lược “nước lớn chính trị” trong nhiệm kỳ thủ tướng của mình.

“Nước lớn chính trị”

Ngay từ năm 1975, Nhật Bản đã huy động hơn 10 cơ quan của nhà nước nghiên cứu “Chiến lược tổng hợp hướng đến thế kỷ XXI”. Theo đó, Nhật Bản khẳng định, kiên quyết thay đổi hình ảnh “kinh tế mạnh, chính trị yếu”, “xóa bỏ vết tích chiến bại”, chuyển hướng từ “nước lớn kinh tế” sang “nước lớn chính trị”, tạo ra một “thế kỷ Nhật Bản huy hoàng”.

Trong cuốn sách “Nhật Bản đứng đầu”, học giả nổi tiếng người Mỹ viết: “Với cơ cấu chính trị và sức mạnh kinh tế như hiện nay thì không có nước nào có thể cùng tham gia lãnh đạo thế giới bằng Nhật Bản”. Tiếp đó, Nhật-Mỹ đã ký hiệp định “quan hệ đối tác mang tính toàn cầu” (1989).

Năm 1967, Nhật Bản đề ra “Ba nguyên tắc” cam kết cấm xuất khẩu vũ khí để thể hiện ý muốn hòa bình, xóa đi sự quan ngại của thế giới đối với việc tái quân sự hóa của Nhật Bản, năm 1983 các nguyên tắc trên cũng được sửa đổi, theo đó Nhật có thể cung cấp công nghệ vũ khí cho Mỹ.

Ngày 27/12/2011, chính phủ Nhật Bản đã thông qua quyết định “nới lỏng lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí” để tăng ngân sách quốc phòng nhằm thực hiện hiện đại hoá quân đội, đặc biệt là không quân và hải quân; tăng cường sự can dự, đối phó với mọi thách thức tại khu vực; thúc đẩy khả năng xuất khẩu vũ khí.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã tăng ngân sách quốc phòng nhằm thúc đẩy khả năng hợp tác, nghiên cứu phát triển các công nghệ vũ khí với các quốc gia như: Mỹ, Australia, Hàn Quốc và NATO, qua đó giúp lực lượng hải quân, không quân đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa và cùng với các nước đối phó với mọi thách thức tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Satoru Mizushima, nhà sáng lập Tập đoàn Ganbare Nippon luôn ủng hộ Thủ tướng Shinzo Abe, tuyên bố: “Cứ trưng ra hình ảnh một nước Nhật yếu ớt, kẻ thù sẽ lấn tới. Chẳng có lý do gì chúng ta để bị dẫm chân cả trong khi chúng ta có lực lượng hải quân đứng thứ 3 trên thế giới”.

Như vậy, trên cương vị Thủ tướng, ông Shinzo Abe đang thực hiện tham vọng “nước lớn chính trị” của Nhật Bản đã ấp ủ từ lâu. Hàng loạt động thái đối nội, đối ngoại, nhất là chính sách an ninh đối ngoại, thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ, gia tăng tiềm lực quốc phòng, xây dựng cơ chế, tạo dựng hành lang pháp lý để quân đội Nhật mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài lãnh thổ… khiến dư luận cho rằng Nhật Bản đang tái khởi động chiến lược “nước lớn chính trị” là có cơ sở./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 182 tỷ USD
Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 182 tỷ USD

VOV.VN - Nội các Nhật Bản ngày 5/12 công bố gói kích thích kinh tế trị giá 182 tỷ USD trong khi còn nhiều hoài nghi hiệu quả của gói này.

Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 182 tỷ USD

Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 182 tỷ USD

VOV.VN - Nội các Nhật Bản ngày 5/12 công bố gói kích thích kinh tế trị giá 182 tỷ USD trong khi còn nhiều hoài nghi hiệu quả của gói này.

Nội các Nhật Bản phê chuẩn chiến lược an ninh mới
Nội các Nhật Bản phê chuẩn chiến lược an ninh mới

VOV.VN -Theo đó, Tokyo sẽ chi 24.700 tỷ yên (240 tỷ USD) trong 5 năm từ năm 2014-2019, tăng 5% so với ngân sách quốc phòng hiện tại.

Nội các Nhật Bản phê chuẩn chiến lược an ninh mới

Nội các Nhật Bản phê chuẩn chiến lược an ninh mới

VOV.VN -Theo đó, Tokyo sẽ chi 24.700 tỷ yên (240 tỷ USD) trong 5 năm từ năm 2014-2019, tăng 5% so với ngân sách quốc phòng hiện tại.

Ngân sách Nhật Bản năm 2014 đạt mức kỷ lục
Ngân sách Nhật Bản năm 2014 đạt mức kỷ lục

VOV.VN - Ngân sách cho năm tài chính 2014 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau) của Nhật Bản lên đến gần 930 tỷ USD.

Ngân sách Nhật Bản năm 2014 đạt mức kỷ lục

Ngân sách Nhật Bản năm 2014 đạt mức kỷ lục

VOV.VN - Ngân sách cho năm tài chính 2014 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau) của Nhật Bản lên đến gần 930 tỷ USD.

Nhật Bản muốn tạo ra chương mới trong quan hệ với ASEAN
Nhật Bản muốn tạo ra chương mới trong quan hệ với ASEAN

VOV.VN - Nhật Bản cam kết viện trợ 20 tỷ USD cho các nước Đông Nam Á trong vòng 5 năm tới.

Nhật Bản muốn tạo ra chương mới trong quan hệ với ASEAN

Nhật Bản muốn tạo ra chương mới trong quan hệ với ASEAN

VOV.VN - Nhật Bản cam kết viện trợ 20 tỷ USD cho các nước Đông Nam Á trong vòng 5 năm tới.

Sức mạnh tàu tuần tra Nhật Bản
Sức mạnh tàu tuần tra Nhật Bản

Với năng lực vượt trội, các tàu tuần tra do Nhật Bản cung cấp sẽ giúp các nước ASEAN tăng cường khả năng bảo vệ trên biển.

Sức mạnh tàu tuần tra Nhật Bản

Sức mạnh tàu tuần tra Nhật Bản

Với năng lực vượt trội, các tàu tuần tra do Nhật Bản cung cấp sẽ giúp các nước ASEAN tăng cường khả năng bảo vệ trên biển.

Nhật Bản lần đầu tiên cung cấp vũ khí cho Liên Hợp Quốc
Nhật Bản lần đầu tiên cung cấp vũ khí cho Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Động thái này được phía Nhật Bản giải thích là để đối phó với tình trạng khẩn cấp và  nhu cầu về mặt nhân đạo tại Nam Sudan.

Nhật Bản lần đầu tiên cung cấp vũ khí cho Liên Hợp Quốc

Nhật Bản lần đầu tiên cung cấp vũ khí cho Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Động thái này được phía Nhật Bản giải thích là để đối phó với tình trạng khẩn cấp và  nhu cầu về mặt nhân đạo tại Nam Sudan.

Lập NSC, Nhật Bản muốn giành chủ động ở biển Hoa Đông
Lập NSC, Nhật Bản muốn giành chủ động ở biển Hoa Đông

VOV.VN - Nhật Bản ngày 4/12 đã chính thức thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) theo mô hình kiểu Mỹ.

Lập NSC, Nhật Bản muốn giành chủ động ở biển Hoa Đông

Lập NSC, Nhật Bản muốn giành chủ động ở biển Hoa Đông

VOV.VN - Nhật Bản ngày 4/12 đã chính thức thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) theo mô hình kiểu Mỹ.

Trung Quốc quan ngại về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản
Trung Quốc quan ngại về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản

VOV.VN -Trung Quốc vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại trước kế hoạch chi tiêu quốc phòng vừa được Nhật Bản công bố hôm 17/12.

Trung Quốc quan ngại về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản

Trung Quốc quan ngại về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản

VOV.VN -Trung Quốc vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại trước kế hoạch chi tiêu quốc phòng vừa được Nhật Bản công bố hôm 17/12.