Pháp bắt đầu chiến dịch tấn công lên phía Bắc Mali

(VOV) - Binh sĩ Pháp và quân đội một số nước Tây Phi có thể sẽ giao chiến với phiến quân trong vài giờ tới.

Ngày 16/1, quân đội Pháp đã bắt đầu phát động một cuộc tấn công trên mặt đất đầu tiên nhằm chống lại phiến quân Hồi giáo ở Mali đang liên kết với lực lượng al-Qaeda sau 6 ngày tiến hành các cuộc không kích vào các vị trí của phiến quân.

Pháp cũng đã kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế nhằm chống lại lực lượng phiến quân Hồi giáo được cho là mối đe dọa đối với châu Phi và phương Tây. Tuy nhiên, Pháp cũng thừa nhận nước này đang phải đối mặt với một cuộc chiến lâu dài khi chiến đấu với các tay súng Hồi giáo được trang bị tốt đang kiểm soát vùng sa mạc rộng lớn phía Bắc Mali.

Sau khi đưa ra lời đe dọa trả thù cho sự can thiệp của Pháp, các chiến binh nhận trách nhiệm về cuộc đột kích vào một khu vực khai thác khí đốt ở Algeria.

Các phương tiện truyền thông Mauritania cho biết, một nhóm các tay súng có liên hệ với al-Qaeda tuyên bố đã bắt giữ 41 con tin, trong đó có 7 người Mỹ nhằm trả đũa việc Algeria cho phép Pháp để sử dụng không phận của mình để tiến hành các cuộc không kích tại Mali. Ba người, trong đó có một công dân Anh, một công dân Pháp đã thiệt mạng trong cuộc tập kích này của phiến quân.

Đoàn xe thiết giáp của Pháp bắt đầu hành quân lên miền Bắc Mali (Ảnh: Reuters)

Lực lượng Pháp – Tây Phi tập trung quân

Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Pháp, Đô đốc Edouard Guillaud cho biết, lực lượng bộ binh của Pháp đã đẩy mạnh hoạt động và sẽ giao chiến "trong vòng vài giờ tới" với các tay súng Hồi giáo ở Mali, trong đó có chi nhánh al-Qaeda tại Bắc Phi (AQIM), nhóm Ansar Dine và phong trào thánh chiến (MUJWA).

Một cư dân địa phương cho biết, khoảng 30 xe bọc thép Sagaie tiên tiến của Pháp đang tiến về các vị trí của quân nổi dậy từ  thị trấn Niono, cách thủ đô Bamako 300 km. Cùng với lực lượng quân đội Mali đang bảo vệ khu vực biên giới phía Bắc gần Mauritania, các chiến binh Hồi giáo đang dần bị bao vây trong thị trấn Diabaly.

Trong khi đó, chỉ huy lực lượng quân đội Tây Phi cho biết, Pháp sẽ sớm được hỗ trợ bởi khoảng 2.000 quân từ Nigeria, Chad, Niger và các quốc gia khác trong khu vực . Đây là một phần lực lượng được triển khai theo Nghị quyết của Liên Hợp Quốc tới Mail dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào tháng Chín, nhưng được đưa tới Mali sớm hơn khi Pháp bắt đầu chiến dịch can thiệp quân sự vào quốc gia này.

"Chúng tôi đến đây để chiến đấu chứ không phải đến để thực hiện một cuộc diễu binh", Tướng Soumaila Bakayoko, chỉ huy lực lượng của Bờ Biển Ngà phát biểu trong một cuộc họp với các lực lượng khác trong khu vực tại thủ đô Bamako.

900 binh sĩ đầu tiên của Nigeria sẽ đến vào hôm nay (17/1), ông Bakayoko cho biết. Trong khi đó, các nhân chứng khác cho biết, họ đã nhìn thấy khoảng 200 binh sĩ  từ Niger đang chờ để vào từ phía Đông của Mali cùng với một đoàn xe bao gồm cả xe thiết giáp, pháo binh và xe chở nhiên liệu.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Chad Moussa Faki Mahamat nói với Đài phát thanh quốc tế Pháp rằng nước này sẽ gửi 2.000 quân tới Mali. Điều này cho thấy, kế hoạch triển khai lực lượng tới Mali của các nước trong khu vực đang được tiến hành khẩn trương.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc triển khai các cuộc không kích vào các căn cứ của phiến quân Hồi giáo cũng như triển khai các cuộc tấn công trên mặt đất có thể khiến cho lực lượng phiến quân rút lui vào khu vực sa mạc rộng lớn, tổ chức lại lực lượng và tiến hành các cuộc phản công.

Đô đốc Guillaud cho biết, các cuộc không kích của Pháp với sự tham gia của máy bay chiến đấu Rafale và Mirage đã bị cản trở khi phiến quân sử dụng dân thường như một lá chắn.

"Chúng tôi không muốn dân thường chịu rủi ro. Nếu nghi ngờ, chúng tôi sẽ không tiến hành các cuộc không kích", ông Guillaud nói.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian thừa nhận, Pháp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là ở phía tây Mali khi AQIM gồm nhiều chiến binh nước ngoài đang cắm trại tại đây. Nước láng giềng của Mali là Moritania đã cam kết đóng cửa biên giới của mình để ngăn chặn các phiến quân Hồi giáo.

Binh sĩ Pháp tại sân bay quân sự ở thủ đô Bamako (Ảnh: Reuters)

Chiến dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngày 15/1, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, lực lượng Pháp sẽ ở lại Mali cho đến khi tình hình ổn định trở lại. Tuy nhiên, Pháp hy vọng có thể chuyển giao việc kiểm soát tình hình tại Mali cho lực lượng Tây Phi trong vài tuần tới.

Binh sĩ đến từ Nigeria và các quốc gia khác trong khu vực Tây Phi sẽ tham chiến cùng với khoảng 1.700 lính Pháp trong tổng số 2.500 quân Pháp dự định triển khai tại Mali. Pháp đang sử dụng máy bay không người lái Harfang để hướng dẫn các cuộc tấn công của mình và có kế hoạch triển khai bay trực thăng tấn công Tiger tới tham chiến tại Mali.

Một nguồn tin quân sự Mali cũng cho biết, các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt của Pháp cũng tham gia vào các hoạt động tác chiến tại Mali.

Trong lúc lính Pháp đã được tôi luyện qua chiến trường Afghanistan thì quân đội một số nước châu Phi cần phải thích ứng với việc tác chiến trên địa hình sa mạc vốn khác biệt với địa hình rừng rậm mà họ quen thuộc. Dự kiến một đội ngũ khoảng 200 giảng viên quân sự của EU, dẫn đầu bởi một vị tướng Pháp sẽ đến Mali vào tháng 2 này để huấn luyện cho các binh sĩ châu Phi.

Các quốc gia châu Phi cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn về hậu cần và vận chuyển để triển khai quân đội của họ đến Mali. Đức hứa sẽ cung cấp 2 máy bay vận tải quân sự Transall để vận chuyển quân. Trong khi đó, Anh đã cung cấp hai máy bay vận tải quân sự C-17 để giúp Pháp vận chuyển xe bọc thép và các vật tư y tế. Mỹ cũng đang xem xét việc hỗ trợ hậu cần và các hoạt động giám sát, nhưng loại trừ khả năng gửi quân đội đến tham chiến tại đây.

Quyết định can thiệp quân sự vào Mali của Tổng thống Hollande  cũng có thể mang lại nhiều rủi ro cho 8 con tin người Pháp đang bị al-Qaeda giam giữ ở vùng sa mạc Sahara cũng như 30.000 công dân Pháp sống khắp Tây Phi. Trong những ngày đầu của chiến dịch quân sự này, một phi công trực thăng Pháp đã thiệt mạng - đây là tốn thất về người đầu tiên của quân đội Pháp.

Ngay trước khi xảy ra cuộc tấn công ở Algeria, các chuyên gia bảo mật cũng đã cảnh báo rằng, sự can thiệp đa quốc gia ở Mali có thể kích động một cuộc thánh chiến chống Pháp, phương Tây và các đồng minh châu Phi.

Cuộc xung đột ở Mali cũng dấy lên mối lo ngại trên khắp Tây Phi - nơi cư dân chiếm đa số là người Hồi giáo.

Nhiều cư dân tại miền Bắc Mali đã hoan nghênh các cuộc tấn công Pháp chống lại lực lượng Hồi giáo cực đoan - những người đã áp đặt luật Sharia hà khắc tại khu vực này cũng như phá hủy thành phố cổ với đền thờ nổi tiếng ở Timbuktu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?
Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?

(VOV) - Quyết định can thiệp quân sự được đưa ra chóng vánh, tuy nhiên bao giờ nó kết thúc vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?

Liệu Pháp có “sa lầy” khi can thiệp quân sự vào Mali?

(VOV) - Quyết định can thiệp quân sự được đưa ra chóng vánh, tuy nhiên bao giờ nó kết thúc vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Pháp sử dụng xe thiết giáp tấn công phiến quân Mali
Pháp sử dụng xe thiết giáp tấn công phiến quân Mali

(VOV) - Các xe thiết giáp hạng nhẹ có thể được sử dụng nếu cần thiết, loại xe này đã được đưa từ Bờ Biển Ngà sang.

Pháp sử dụng xe thiết giáp tấn công phiến quân Mali

Pháp sử dụng xe thiết giáp tấn công phiến quân Mali

(VOV) - Các xe thiết giáp hạng nhẹ có thể được sử dụng nếu cần thiết, loại xe này đã được đưa từ Bờ Biển Ngà sang.

ECOWAS sẵn sàng thông qua kế hoạch can thiệp vào Mali
ECOWAS sẵn sàng thông qua kế hoạch can thiệp vào Mali

(VOV) -Nhiệm vụ đầu tiên của ECOWAS là chặn đứng đà tiến quân của các nhóm phiến quân.

ECOWAS sẵn sàng thông qua kế hoạch can thiệp vào Mali

ECOWAS sẵn sàng thông qua kế hoạch can thiệp vào Mali

(VOV) -Nhiệm vụ đầu tiên của ECOWAS là chặn đứng đà tiến quân của các nhóm phiến quân.

Mỹ sẽ không gửi binh sỹ đến tham chiến tại Mali
Mỹ sẽ không gửi binh sỹ đến tham chiến tại Mali

(VOV) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định: “Mỹ không xem xét triển khai binh sỹ đến Mali vào thời điểm này".

Mỹ sẽ không gửi binh sỹ đến tham chiến tại Mali

Mỹ sẽ không gửi binh sỹ đến tham chiến tại Mali

(VOV) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định: “Mỹ không xem xét triển khai binh sỹ đến Mali vào thời điểm này".

Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali
Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali

(VOV) - Dự kiến, các cuộc không kích của Pháp sẽ tiếp tục cho đến khi phiến quân Hồi giáo rút lui khỏi các khu vực đã chiếm đóng.

Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali

Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali

(VOV) - Dự kiến, các cuộc không kích của Pháp sẽ tiếp tục cho đến khi phiến quân Hồi giáo rút lui khỏi các khu vực đã chiếm đóng.

Pháp cam kết rời Mali ngay khi nước này ổn định, an toàn
Pháp cam kết rời Mali ngay khi nước này ổn định, an toàn

(VOV) - Hiện Pháp đang triển khai khoảng 500 binh sĩ tại Mali và sự can thiệp này được Liên minh châu Âu (EU), NATO và Mỹ ủng hộ.

Pháp cam kết rời Mali ngay khi nước này ổn định, an toàn

Pháp cam kết rời Mali ngay khi nước này ổn định, an toàn

(VOV) - Hiện Pháp đang triển khai khoảng 500 binh sĩ tại Mali và sự can thiệp này được Liên minh châu Âu (EU), NATO và Mỹ ủng hộ.

Bộ binh Pháp bắt đầu tác chiến tại Mali
Bộ binh Pháp bắt đầu tác chiến tại Mali

(VOV) - Người đứng đầu ngành quốc phòng Pháp cũng phủ nhận thông tin cho rằng quân đội Mali đã giành lại thị trấn chiến lược Kona.

Bộ binh Pháp bắt đầu tác chiến tại Mali

Bộ binh Pháp bắt đầu tác chiến tại Mali

(VOV) - Người đứng đầu ngành quốc phòng Pháp cũng phủ nhận thông tin cho rằng quân đội Mali đã giành lại thị trấn chiến lược Kona.

Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ tại miền Bắc Mali
Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ tại miền Bắc Mali

(VOV) - Cuộc tấn công sẽ bắt đầu trong vòng 72 giờ tới, với trọng tâm là thị trấn Diabaly.

Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ tại miền Bắc Mali

Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ tại miền Bắc Mali

(VOV) - Cuộc tấn công sẽ bắt đầu trong vòng 72 giờ tới, với trọng tâm là thị trấn Diabaly.

Binh sỹ Tây Phi có thể triển khai tại Mali trong vòng 48 giờ
Binh sỹ Tây Phi có thể triển khai tại Mali trong vòng 48 giờ

(VOV) - Các nước châu Phi đang cố gắng đưa binh sỹ đến hỗ trợ cuộc chiến đánh đuổi phiến quân Hồi giáo cực đoan.

Binh sỹ Tây Phi có thể triển khai tại Mali trong vòng 48 giờ

Binh sỹ Tây Phi có thể triển khai tại Mali trong vòng 48 giờ

(VOV) - Các nước châu Phi đang cố gắng đưa binh sỹ đến hỗ trợ cuộc chiến đánh đuổi phiến quân Hồi giáo cực đoan.