Philippines tố cáo Trung Quốc thay đổi hiện trạng 5 bãi đá ở Biển Đông

VOV.VN - Theo Philstar, 5 bãi đá này bao gồm Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất. 

Philstar dẫn báo cáo mật của Malacañang cho biết Trung Quốc đang có những động thái thay đổi hiện trạng những bãi đá nói trên.

Lén lút thay đổi hiện trạng ở các bãi đá ngoài xa

Báo cáo này cũng không loại trừ việc 3 bãi đá khác là Đá Chữ thập, Đá Xu bi và Đá Vành Khăn cũng đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc thay đổi hiện trạng sau khi nước này hoàn tất việc xâm chiếm 5 bãi đá nói trên.

Philstar cho biết các quan sát viên của Philippines và quốc tế đều cho rằng việc mở rộng các đơn vị đóng quân của Trung Quốc trên những bãi đá này là một phần trong nỗ lực của nước này nhằm tăng cường sức mạnh của mình trên biển.

Hình ảnh bãi Gạc Ma bị Trung Quốc thay đổi hiện trạng từ 25/2-11/3/2014 (Ảnh Phil Star)

Trước đó, tháng 3/2014, chính quyền Philippines đã tuyên bố rằng Trung Quốc đang có những động thái thay đổi hiện trạng bãi Gạc Ma.

Bộ Ngoại giao Philippines đã đưa ra những hình ảnh cho thấy một đơn vị đồn trú nhỏ của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma đã mở rộng diện tích đất tại đây lên 9ha chỉ trong vòng 2 năm qua.

Đã có những đồn đoán cho rằng Trung Quốc sẽ xây một đường băng trên bãi Gạc Ma và khi đường băng này được đưa vào sử dụng, Trung Quốc sẽ đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang bận rộn tiến hành việc xây dựng trên 4 bãi đá còn lại, bao gồm Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất.

Các quan chức cao cấp của Philippines cũng đã xác nhận những hành động này của Trung Quốc và cho biết nhiều chuyến bay do thám của Philippines đã phát hiện ra các tàu của Trung Quốc nạo vét và vận chuyển vật liệu xây dựng đến đây.

Tổng thống Philippines Aquino cũng đã nhận được những bức ảnh do các máy bay do thám nước này chụp lại trong tháng 3,4/2014 và rất ngạc nhiên trước việc Trung Quốc gia tăng nhanh chóng những hành động thay đổi hiện trạng này.

Báo cáo Malacañang cũng dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ sớm bắt tay vào việc thay đổi hiện trạng bãi Đá Chữ thập và Đá Xu bi.

Trung Quốc đã xây dựng một đơn vị đồn trú lớn tại bãi Đá Chữ thập với qui mô khoảng 200 binh sỹ. Ngoài ra, đơn vị này còn được cung cấp các radar rà soát trên không và trên biển cũng như các thiết bị truyền dữ liệu bằng vệ tinh.

Trên bãi Đá Chữ thập, Trung Quốc còn xây dựng bãi đáp trực thăng và một cảng biển. Đơn vị đồn trú trên bãi đá này còn được trang bị những vũ khí hạng nặng của Hải quân Trung Quốc và được coi là tổng hành dinh của Trung Quốc tại khu vực gần với Philippines.

Ngoài ra, đơn vị đồn trú trên bãi Đá Xu bi cũng bao gồm 200 binh sỹ và có  cả bãi đáp trực thăng.

Lo sợ phản ứng của Philippines và cộng đồng quốc tế

Tuy nhiên, các quan chức Philippines cho rằng Trung Quốc sẽ không tiến hành bất kỳ một hành động nào tại bãi Đá Vành Khăn bởi bãi đá này quá gần với Philippines.

Các quan chức Philippines cũng cho biết Bắc Kinh cho rằng Manila có thể sẽ có quan điểm ngoại giao mạnh mẽ hơn nữa đối với việc này và việc thay đổi hiện trạng của bãi Đá Vành Khăn có thể thu hút sự quan tâm của quốc tế.

Philippines và Trung Quốc đã có vài lần đụng độ tại khu vực bãi Đá Vành Khăn. Philippines tố cáo rằng từ vài nhà giàn đơn giản, Trung Quốc giờ đã xây dựng 4 cụm nhà phức hợp trên bãi Đá Vành Khăn và đưa 100 binh sỹ đến bảo vệ các thiết bị liên lạc, cảng biển và một bãi đáp máy bay trực thăng tại đây.

Trang web phân tích địa chính trị Stratfor đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến lược thăm dò dầu khí và thay đổi hiện trạng các đảo để củng cố việc nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trong một bài viết liên quan đến căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa, trang Stratfor đã viện dẫn việc Trung Quốc thực hiện các hoạt động thăm dò trái phép tại đây như là một biện pháp dần dần làm xói mòn khả năng của các nước khác đang muốn chống lại sự áp đặt vô lý của Trung Quốc.

Trang Stratfor nhận định rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc mở rộng lãnh thổ của mình thông qua chiến lược nói trên bởi Trung Quốc vẫn muốn tăng cường khả năng hậu cần của Hải quân nước này.

“Hải quân Trung Quốc vẫn chưa thể vượt qua được những thách thức về hậu cần bởi khoảng cách địa lý tại khu vực này là rất lớn và điều này khiến khả năng áp đặt sức mạnh của Trung Quốc lên vùng biển tại đây đã bị hạn chế nhiều”, vẫn theo trang Stratfor.

Stratfor cũng cảnh báo Bắc Kinh sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược 3 bước, bao gồm cả việc sử dụng “đường lưỡi bò” như một căn cứ lịch sử để tiếp tục các hoạt động sai trái của mình trên Biển Đông.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng được cho là sẽ sớm thực thi tuyên bố chủ quyền của mình tại những khi vực có lợi thế chiến lược mà nước này đang hiện diện phi pháp, ví dụ như quần đảo Hoàng Sa và bãi cạn Scarborough gần Philippines.

Stratfor cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ tăng cường sức mạnh quân đội và hiện đại hóa công nghệ để có thể dần dần mở rộng lãnh thổ của mình mà “không gây tổn hại đến tất cả các nước láng giềng cùng một lúc”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dư luận quốc tế: Cần 1 bộ quy tắc ứng xử để kiềm chế Trung Quốc
Dư luận quốc tế: Cần 1 bộ quy tắc ứng xử để kiềm chế Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc đang cố “tạo sự đã rồi” để hợp lý hóa sự hiện diện trên các khu vực nước này cưỡng chiếm ở Biển Đông.

Dư luận quốc tế: Cần 1 bộ quy tắc ứng xử để kiềm chế Trung Quốc

Dư luận quốc tế: Cần 1 bộ quy tắc ứng xử để kiềm chế Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc đang cố “tạo sự đã rồi” để hợp lý hóa sự hiện diện trên các khu vực nước này cưỡng chiếm ở Biển Đông.

Tổng thống Obama: Trung Quốc cần tuân thủ luật quốc tế
Tổng thống Obama: Trung Quốc cần tuân thủ luật quốc tế

VOV.VN - Đó là khẳng định của Tổng thống Mỹ Barack Obama sau cuộc gặp với Thủ tướng Australia Tony Abbott.

Tổng thống Obama: Trung Quốc cần tuân thủ luật quốc tế

Tổng thống Obama: Trung Quốc cần tuân thủ luật quốc tế

VOV.VN - Đó là khẳng định của Tổng thống Mỹ Barack Obama sau cuộc gặp với Thủ tướng Australia Tony Abbott.

Philippines không thỏa hiệp và quyết theo đến cùng vụ kiện Trung Quốc
Philippines không thỏa hiệp và quyết theo đến cùng vụ kiện Trung Quốc

VOV.VN - Theo người phát ngôn của Tổng thống Philippines, việc khởi kiện Trung Quốc là “cách duy nhất để giải quyết vấn đề”.

Philippines không thỏa hiệp và quyết theo đến cùng vụ kiện Trung Quốc

Philippines không thỏa hiệp và quyết theo đến cùng vụ kiện Trung Quốc

VOV.VN - Theo người phát ngôn của Tổng thống Philippines, việc khởi kiện Trung Quốc là “cách duy nhất để giải quyết vấn đề”.

Nhật triệu Đại sứ Trung Quốc phản đối vụ áp sát máy bay
Nhật triệu Đại sứ Trung Quốc phản đối vụ áp sát máy bay

VOV.VN - Tokyo mô tả hành động của máy bay Trung Quốc là “cực kỳ nguy hiểm” có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột quân sự.

Nhật triệu Đại sứ Trung Quốc phản đối vụ áp sát máy bay

Nhật triệu Đại sứ Trung Quốc phản đối vụ áp sát máy bay

VOV.VN - Tokyo mô tả hành động của máy bay Trung Quốc là “cực kỳ nguy hiểm” có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột quân sự.

Dân Hong Kong tức giận phản đối chính phủ Trung Quốc về sách Trắng
Dân Hong Kong tức giận phản đối chính phủ Trung Quốc về sách Trắng

VOV.VN - Một nhà làm luật Hong Kong nói rằng ông bị lạnh sống lưng khi đọc bản sách trắng này.

Dân Hong Kong tức giận phản đối chính phủ Trung Quốc về sách Trắng

Dân Hong Kong tức giận phản đối chính phủ Trung Quốc về sách Trắng

VOV.VN - Một nhà làm luật Hong Kong nói rằng ông bị lạnh sống lưng khi đọc bản sách trắng này.

Dân Philippines biểu tình lên án Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông
Dân Philippines biểu tình lên án Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông

VOV.VN - Theo các nhà tổ chức, cuộc biểu tình là để “khẳng định chủ quyền” với khu vực tranh chấp giữa 2 nước ở Biển Đông.

Dân Philippines biểu tình lên án Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông

Dân Philippines biểu tình lên án Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông

VOV.VN - Theo các nhà tổ chức, cuộc biểu tình là để “khẳng định chủ quyền” với khu vực tranh chấp giữa 2 nước ở Biển Đông.

Trung Quốc, Nhật Bản chỉ trích lẫn nhau về vụ áp sát máy bay
Trung Quốc, Nhật Bản chỉ trích lẫn nhau về vụ áp sát máy bay

VOV.VN - Nhật Bản ra tuyên bố phản đối hành động nguy hiểm của phía Trung Quốc, đồng thời triệu Đại sứ Trung Quốc để phản đối. 

Trung Quốc, Nhật Bản chỉ trích lẫn nhau về vụ áp sát máy bay

Trung Quốc, Nhật Bản chỉ trích lẫn nhau về vụ áp sát máy bay

VOV.VN - Nhật Bản ra tuyên bố phản đối hành động nguy hiểm của phía Trung Quốc, đồng thời triệu Đại sứ Trung Quốc để phản đối.