Phương Tây huấn luyện binh sĩ Ukraine lối đánh không phù hợp đối phó Nga?

VOV.VN - Theo giới phân tích, có một số sai lầm khiến chiến thuật mà phương Tây huấn luyện cho các binh sỹ Ukraine bị phản tác dụng trên chiến trường và buộc Kiev phải sớm thay đổi cách đánh.

Những bước tiến chậm chạp trong cuộc phản công của Ukraine kể từ tháng 6/2023 đã làm dấy lên lời chỉ trích cho rằng đây là hậu quả của việc Kiev không áp dụng đúng cách sự huấn luyện mà họ nhận được từ phương Tây.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu vấn đề không nằm ở quân đội Ukraine mà nằm ở chiến thuật của phương Tây. Theo một số nhà phân tích, thách thức mà quân đội Ukraine đang phải đối mặt có thể là điềm báo về những gì có thể xảy ra nếu các lực lượng NATO phải chiến đấu mà không có sự hỗ trợ từ trên không và bị hạn chế về hậu cần.

Ukraine chật vật phản công

Cuộc phản công của Ukraine diễn ra với muôn vàn khó khăn. Các lực lượng Nga đã dành nhiều tháng để xây dựng hệ thống phòng thủ, công sự, thiết lập các bãi mìn lớn hơn và dày đặc hơn, sử dụng cách tiếp cận lâu dài và hiệu quả có từ thời Liên Xô, đồng thời liên tiếp điều chỉnh chiến thuật.

Theo cây bút Michael Peck của Business Insider, ý kiến cho rằng quân đội Ukraine có thể sao chép chiến thuật kiểu phương Tây sau vài tuần huấn luyện, đồng thời loại bỏ tiến trình chỉ huy và kiểm soát cũ, là quan điểm sai lầm. Việc rèn luyện các kỹ năng hoặc chiến thuật mới trong thời bình vốn đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Trong giao tranh, điều này lại càng phức tạp hơn khi Kiev phải chống lại một trong những hệ thống công sự đáng gờm nhất trên thế giới.

Truyền thông Anh dẫn lời một số binh sỹ Ukraine cho biết, các khóa huấn luyện của phương Tây giúp cung cấp cho họ các kỹ năng cơ bản nhưng không phù hợp với tình hình thực địa tại Ukraine. Đặc biệt, quá trình đào tạo không chú trọng rèn luyện kỹ năng đối phó với các chướng ngại vật như chiến hào, bãi mìn, dây thép gai, hào chống tăng và ụ bê tông hình răng rồng. Dù Ukraine đạt được một số bước tiến trong việc xâm nhập tuyến phòng thủ kiên cố đầu tiên và nguy hiểm nhất của Nga, nhưng họ đã phải tiến công rất chậm chạp trong khi chịu tổn thất nặng nề.

Trong những ngày đầu của cuộc phản công, các đơn vị tấn công Ukraine đã áp dụng cách tiếp cận kiểu NATO, triển khai các đoàn xe bọc thép trong đó có xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất, thiết giáp Bradley do Mỹ chế tạo, để nhanh chóng chọc thủng hệ thống phòng thủ của Nga và tiến vào các khu vực phía sau. Nhưng họ đã bị mắc kẹt trong các bãi mìn, hứng chịu hỏa lực dữ dội từ pháo binh và trực thăng của Nga.

Ukraine cuối cùng đã từ bỏ chiến thuật phương Tây để áp dụng chiến thuật có từ năm 1917, đó là triển khai các đơn vị bộ binh nhỏ rà phá bom mìn và giành lấy từng mét đất rồi chốt chặn, đồng thời điều động pháo binh tấn công chiến hào Nga, tìm cách cắt đứt tuyến đường tiếp vận và phá hủy kho dự trữ của đối phương.

Nhiều người cho rằng, Ukraine thiếu trang thiết bị tiên tiến để thực hiện đúng học thuyết của phương Tây, trái lại cũng có một số ý kiến lưu ý, chính quân đội phương Tây có thể gặp khó khăn khi thực hiện chiến thuật của họ trong những điều kiện như vậy.

Các nước châu Âu, chẳng hạn như Đức – quốc gia từng có quân đội hùng mạnh trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh, đã phải cắt giảm ngân sách quốc phòng trong hơn 30 năm qua. Hiện giờ số lượng xe tăng, máy bay cũng như kho đạn dược của quân đội nước này đang giảm ở mức đáng lo ngại, ước tính chỉ đủ dùng trong vài ngày nếu một cuộc xung đột cường độ cao nổ ra.  

Quân đội Mỹ đang chuyển trọng tâm sang cạnh tranh với các đối thủ lớn như Nga, Trung Quốc. Thế nhưng nhiều máy bay và tàu chiến của nước này đang đối mặt với tình trạng chậm bảo trì và thiếu phụ tùng thay thế. Điều này khiến các quan chức Mỹ lo lắng họ có thể đánh mất ưu thế trong cuộc cạnh tranh.

Sai lầm trong chiến thuật của phương Tây

Một số nhà phê bình cho rằng, giới quân sự phương Tây đã thất bại trong việc điều chỉnh hoạt động huấn luyện và chiến thuật để thích ứng với một thế giới đang thay đổi. Chẳng hạn, kỹ thuật xuyên phá các bãi mìn bằng thuốc nổ và phương tiện rà phá bom mìn từng mang lại hiệu quả trong Thế chiến 2, nhưng giờ đây có rất ít tác dụng khi đối phương triển khai máy bay không người lái hoặc đạn pháo tầm xa để ngăn cản hoạt động của các đơn vị rà phá.

Ngoài ra, còn một mối lo ngại to lớn hơn phía sau chương trình huấn luyện của phương Tây. Theo nhà phân tích Michael Peck, Mỹ và châu Âu đã vạch ra một lộ trình đào tạo thiếu chính xác, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chiến đấu với các lực lượng khủng bố và nổi dậy suốt 2 thập kỷ qua. Một số binh sĩ Ukraine cho biết, họ thường xuyên được dạy cách chiến đấu dựa theo tình hình ở Trung Đông, chẳng hạn như xác định những đối tượng nổi dậy trà trộn trong dân thường.

Lầu Năm Góc sau đó thừa nhận, nỗ lực của họ tập trung chống lại các lực lượng nổi dậy chủ yếu sử dụng vũ khí công nghệ thấp đã làm mai một những kỹ năng cần thiết cho một cuộc chiến cơ giới hóa quy mô lớn. Trong nhiều năm qua, các đơn vị xe tăng và pháo binh được huấn luyện bài bản của Mỹ đã được giao nhiệm vụ canh giữ trạm kiểm soát.

Ở Iraq và Afghanistan, lực lượng Mỹ và NATO có thể trông cậy vào sự hỗ trợ từ các máy bay chiến đấu và gần như “miễn nhiễm” trước các cuộc tấn công bằng vũ khí tự chế và vũ khí nhỏ. Trong chiến dịch chống khủng bố, Mỹ đã tập trung phát triển các thiết bị đối phó với thiết bị nổ tự chế, nhưng điều này đã hạn chế năng lực tác chiến cơ giới hóa của họ.

Nếu xung đột giữa NATO và Nga nổ ra trong trường hợp cuộc chiến tại Ukraine vượt ngoài tầm kiểm soát, thì đây sẽ là một cuộc chiến quy mô lớn chống lại đối thủ được trang bị vũ khí tối tấn với nhiều thiết bị vượt trội hoặc tương đương, từ máy bay không người lái tấn công một chiều đến tên lửa tầm xa tiến tiến và vũ khí siêu thanh. Chưa kể còn rất nhiều hoạt động khác như gây nhiễu, chiến tranh mạng và chiến tranh thông tin. Khi đó, vẫn chưa rõ quân đội phương Tây có được huấn luyện đầy đủ để hoạt động nếu thông tin liên lạc bị chặn hoặc sở chỉ huy bị phá hủy hay không và liệu họ có thể chọc thủng phòng tuyến kiên cố nếu bị pháo binh đối phương liên tiếp dội hỏa lực hay không.

Quan trọng nhất, quân đội NATO sẽ hoạt động như thế nào nếu sức mạnh không quân của họ bị vô hiệu hóa do tên lửa đánh chặn và tên lửa phòng không của đối phương hoặc nếu họ phải đối mặt với các cuộc tấn công từ máy chiến đấu bay ở khoảng cách xa, điều mà họ chưa từng chứng kiến từ Thế chiến II. Hiện tại, Không quân Mỹ đang nghiên cứu cách thức chiến đấu trong trường hợp không thể duy trì được ưu thế trên không.

Chưa rõ Mỹ và các đồng minh sẽ trả lời những câu hỏi trên như thế nào, nhưng cuộc phản công của Ukraine có thể là dấu hiệu cho thấy việc chuẩn bị cho các cuộc chiến trong tương lai không hề dễ dàng.  

Dù máy bay không người lái giá rẻ và tên lửa hành trình hiện đại đã chứng minh hiệu quả đáng kể trên chiến trường, nhưng cuộc xung đột tại Ukraine cho thấy, những loại vũ khí truyền thống như thiết giáp, pháo binh, bom mìn và hệ thống rà phá bom mìn vẫn là “xương sống” của xung đột hiện đại. Tính sát thương của những loại vũ khí này và tính chất tiêu hao của cuộc xung đột cho thấy các quốc gia sẽ phải hứng chịu thiệt hại lớn về nhân lực, vật lực.

Trong số rất nhiều bài học kinh nghiệm mà cuộc xung đột Ukraine mang lại, có lẽ bài học quý giá nhất là khả năng thích ứng. Quân đội Nga đang dần rút ra bài học kinh nghiệm từ những sai lầm ban đầu và khả năng thích nghi của Nga có thể gây khó khăn cho Ukraine trong việc giành lại những vùng lãnh thổ đã mất, Wall Street Journal nhận định. Chẳng hạn, Nga đã di chuyển các sở chỉ huy và kho đạn dược ra xa tiền tuyến sau khi Ukraine sử dụng bom dẫn đường bằng vệ tinh JDAM và bệ phóng HIMARS do phương Tây cung cấp, phóng tên lửa dẫn đường với tầm bắn hơn 80km hoặc vào các mục tiêu này. Moscow cũng nỗ lực tiết kiệm các nguồn lực pháo binh, mở rộng tuyến đường tiếp tế và tìm cách tấn công mục tiêu chính xác hơn.

Các nhà quan sát cho rằng, khi xung đột nổ ra, tất cả các bên đều phải chịu tổn thất nghiêm trọng và việc giành chiến thắng là điều không chắc chắn. Nhưng bên nào có khả năng thích nghi tốt nhất, từ thay đổi chiến thuật đến nắm bắt công nghệ mới và thực hiện mọi hoạt động một cách nhanh chóng thì bên đó có nhiều khả năng thắng thế nhất.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hé lộ vũ khí Nga khiến Ukraine lo sợ, còn NATO không có đối thủ ngang tầm
Hé lộ vũ khí Nga khiến Ukraine lo sợ, còn NATO không có đối thủ ngang tầm

VOV.VN - NATO nhiều lần phá vỡ giới hạn, cung cấp các loại vũ khí ngày càng hiện đại hơn cho Ukraine. Nhưng điều này dường như chưa đáp ứng đủ nhủ cầu của Ukraine khi Kiev muốn sở hữu các loại tên lửa tương đương với tên lửa hành trình tầm xa hiện đại của Nga.

Hé lộ vũ khí Nga khiến Ukraine lo sợ, còn NATO không có đối thủ ngang tầm

Hé lộ vũ khí Nga khiến Ukraine lo sợ, còn NATO không có đối thủ ngang tầm

VOV.VN - NATO nhiều lần phá vỡ giới hạn, cung cấp các loại vũ khí ngày càng hiện đại hơn cho Ukraine. Nhưng điều này dường như chưa đáp ứng đủ nhủ cầu của Ukraine khi Kiev muốn sở hữu các loại tên lửa tương đương với tên lửa hành trình tầm xa hiện đại của Nga.

Khả năng Ukraine chiếm Tokmak sau khi xuyên thủng phòng tuyến Nga gần Verbove
Khả năng Ukraine chiếm Tokmak sau khi xuyên thủng phòng tuyến Nga gần Verbove

VOV.VN - Nga đang căng mình lấp các lỗ hổng phòng tuyến ở phía Nam sau khi Ukraine xuyên phá phòng tuyến chính của quân đội nước này gần làng Verbove, thuộc Zaporizhzhia bằng xe bọc thép hạng nặng và có khả năng tiến đánh thành phố Tokmak.

Khả năng Ukraine chiếm Tokmak sau khi xuyên thủng phòng tuyến Nga gần Verbove

Khả năng Ukraine chiếm Tokmak sau khi xuyên thủng phòng tuyến Nga gần Verbove

VOV.VN - Nga đang căng mình lấp các lỗ hổng phòng tuyến ở phía Nam sau khi Ukraine xuyên phá phòng tuyến chính của quân đội nước này gần làng Verbove, thuộc Zaporizhzhia bằng xe bọc thép hạng nặng và có khả năng tiến đánh thành phố Tokmak.

Giải mã chiến thuật của Nga làm Ukraine rơi vào tình thế "chưa đánh đã hết đạn"
Giải mã chiến thuật của Nga làm Ukraine rơi vào tình thế "chưa đánh đã hết đạn"

VOV.VN - Hơn 18 tháng giao tranh, quân đội Nga đã thích nghi với sự thay đổi trên chiến trường, đồng thời có sự điều chỉnh về chiến thuật để khiến Ukraine gặp khó khăn trong cuộc phản công dù Kiev được phương Tây “bơm” vũ khí liên tục.

Giải mã chiến thuật của Nga làm Ukraine rơi vào tình thế "chưa đánh đã hết đạn"

Giải mã chiến thuật của Nga làm Ukraine rơi vào tình thế "chưa đánh đã hết đạn"

VOV.VN - Hơn 18 tháng giao tranh, quân đội Nga đã thích nghi với sự thay đổi trên chiến trường, đồng thời có sự điều chỉnh về chiến thuật để khiến Ukraine gặp khó khăn trong cuộc phản công dù Kiev được phương Tây “bơm” vũ khí liên tục.

Ukraine đổi cách nhằm xuyên phá “ma trận” phòng không tại Crimea
Ukraine đổi cách nhằm xuyên phá “ma trận” phòng không tại Crimea

VOV.VN - Các cuộc tấn công liên tiếp của Ukraine vào trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga tại Crimea đã cho thấy lối tấn công mới của Ukraine, đồng thời phần nào bộc lộ lỗ hổng trong mạng lưới phòng không của Nga ở bán đảo này.

Ukraine đổi cách nhằm xuyên phá “ma trận” phòng không tại Crimea

Ukraine đổi cách nhằm xuyên phá “ma trận” phòng không tại Crimea

VOV.VN - Các cuộc tấn công liên tiếp của Ukraine vào trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga tại Crimea đã cho thấy lối tấn công mới của Ukraine, đồng thời phần nào bộc lộ lỗ hổng trong mạng lưới phòng không của Nga ở bán đảo này.