Quan hệ Nga - Trung Quốc thêm gắn chặt sau Diễn đàn Vành đai Con đường

VOV.VN - Một hội nghị toàn cầu kéo dài 2 ngày được cho là "sự kiện ngoại giao quan trọng nhất năm" đã khép lại ở thủ đô Bắc Kinh ngày 18/10 với việc Trung Quốc nhấn mạnh vai trò của mình trong sự phát triển thế giới cũng như tầm nhìn khác biệt với Mỹ.

Hàng chục nhà lãnh đạo và hơn 100 phái đoàn, chủ yếu đến từ Bán cầu Nam đã tới tham dự các diễn đàn và những cuộc gặp song phương xoay quanh Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là tổ hợp siêu dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu góp phần củng cố vị trí của Trung Quốc như một nhân tố quốc tế quan trọng kể từ khi nó ra đời cách đây 1 thập kỷ.

Sự kiện này cũng diễn ra trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Hamas có nguy cơ lan rộng ra khu vực mà cả Trung Quốc, Nga và Mỹ đều có lợi ích.

Dưới đây là một số điểm nhấn trong sự kiện Diễn đàn Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Sự tham dự nổi bật của Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên trong số các lãnh đạo có bài phát biểu tại lễ khai mạc của diễn đàn ngày 18/10. Tại đây, trong cuộc họp song phương kéo dài 3 tiếng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau đó, nhà lãnh đạo Nga đã nhấn mạnh sự liên kết gần gũi với Trung Quốc.

Hai quốc gia chia sẻ "những mối đe dọa chung" và điều đó đã tăng cường "sự tương tác Nga - Trung", Tổng thống Putin nhận định với báo giới trước khi rời Bắc Kinh, sau khi cho biết ông và ông Tập Cận Bình đã thảo luận "chi tiết" về tình hình Trung Đông và Ukraine. Trung Quốc và Nga đều công khai kêu gọi một lệnh ngừng bắn cho vòng xoáy khủng hoảng ở dải Gaza.

Cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Nga - Trung ở Bắc Kinh trùng với thời điểm diễn ra chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Israel.

Trong cuộc gặp với Tổng thống Putin, ông Tập Cận Bình đã khen ngợi quan hệ đối tác Nga - Trung Quốc là "một cam kết dài hạn", nhấn mạnh "quan hệ láng giềng hữu hảo lâu dài và hợp tác cùng có lợi" khi nhắc đến đường biên giới giữa hai nước kéo dài 4.300 km và các mục đích chung.

Cả Nga và Trung Quốc đều coi nhau là đối tác quan trọng trong việc phản đối những gì mà họ cho là trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo được tạo nên để chống lại họ.

Sự chia rẽ rõ ràng giữa các quốc gia

Việc Chủ tịch Tập Cận Bình thể hiện sự đoàn kết với Tổng thống Putin tại Diễn đàn Vành đai và Con đường cũng nhấn mạnh sự chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia trên thế giới.

Sự kiện này có sự tham dự của 24 nhà lãnh đạo, ít hơn so với con số 37 trong Diễn đàn BRI cách đây 4 năm.

Trong số các nước quan trọng vắng mặt có nhiều đại diện đến từ các nước châu Âu. Năm 2019, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cùng với các nhà lãnh đạo Hy Lạp, Áo, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Séc đã tham dự diễn đàn này.

Kể từ sau đó, sự hoài nghi về những tham vọng toàn cầu của Trung Quốc đã gia tăng ở châu Âu, đặc biệt là sự ủng hộ ngoại giao và kinh tế của Bắc Kinh cho Moscow. Italy - quốc gia G7 duy nhất tham gia BRI đang cân nhắc rút khỏi dự án này khi tư cách thành viên hết hạn vào năm sau.

Một số nhà lãnh đạo thế giới tham dự diễn đàn năm nay có Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và các nhà lãnh đạo khác đến từ châu Phi, châu Á và Mỹ Latin. Taliban - lực lượng vẫn chưa được công nhận rộng rãi là chính phủ Afghanistan cũng cứ một phái đoàn tham dự.

Trong các bài phát biểu của mình, nhiều nhà lãnh đạo bày tỏ hy vọng diễn đàn trên sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững, trong khi một số nhà lãnh đạo khác kêu gọi nỗ lực vì một thế giới đa phương và hợp tác hơn.

Tác động của cuộc xung đột ở Trung Đông

Diễn đàn Vành đai và Con đường được tổ chức trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông giữa Israel và lực lượng Hamas leo thang. Tuy nhiên, tình hình khu vực này không được đề cập đến nhiều tại sự kiện.

Ngày 19/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra tuyên bố công khai về cuộc xung đột này kể từ khi Hamas bất ngờ tấn công Israel ngày 7/10.

Trong cuộc gặp với đại diện Ai Cập tại diễn đàn, nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi ngừng bắn và chấm dứt chiến tranh "sớm nhất có thể", đồng thời tuyên bố ủng hộ giải pháp hai nhà nước.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho biết, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác với Ai Cập và các nước Arab khác để "thúc đẩy một giải pháp toàn diện và lâu dài cho vấn đề Palestine".

Bắc Kinh ngày 15/10 thông báo, Đặc phái viên của Chính phủ Trung Quốc về vấn đề Trung Đông sẽ tới thăm các nước liên quan trong khu vực trong thời gian tới nhằm thúc đẩy lệnh ngừng bắn, chấm dứt bạo lực và hạ nhiệt tình hình.

Nhấn mạnh vào sự phát triển toàn cầu "chất lượng cao"

Diễn đàn cũng chỉ ra giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến Vành đai và Con đường, hiện đã bước vào thập kỷ thứ hai giữa bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và chi phí đi vay tăng lên trên thế giới.

Chương trình mà Bắc Kinh huy động 1.000 tỷ USD tài chính này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng đường bộ, cầu, cảng và đường sắt. Tuy nhiên, nó cũng đối mặt với những cáo buộc về việc gia tăng gánh nặng nợ nần cho các quốc gia và có tác động tiêu cực tới môi trường.

Các quan chức Trung Quốc đã khẳng định những nỗ lực nhằm đưa sáng kiến sang một giai đoạn mới với sự phát triển "chất lượng cao", tập trung vào những diễn đàn riêng về kinh tế số và cách thức thúc đẩy sự phát triển xanh bền vững.

Ngoài ra cũng có những câu hỏi về việc Trung Quốc có tiếp tục tài trợ rộng rãi cho các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng hay không bởi dữ liệu cho thấy sự sụt giảm đáng kể nguồn ngân sách của sáng kiến này trong những năm gần đây,

Khi được hỏi về các chương trình tài trợ cho cơ sở hạ tầng do các quốc gia khác đề xuất trong những năm gần đây, Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục khẳng định vị trí của mình.

"Rõ ràng cạnh tranh không có nghĩa là chống lại nhau mà là cùng nhau cải thiện", ông Vương Nghị cho hay, đồng thời đề cập đến số lượng các dự án phát triển toàn cầu của Trung Quốc.

“Tại sao chúng ta không nhìn vào các hồ sơ theo dõi quốc tế xem ai có thể xây nhiều đường bộ, đường sắt và cầu hơn cho các nước đang phát triển và ai có thể xây dựng nhiều trường học, bệnh viện và sân vận động cho người dân những nước này".

“Chúng tôi có sự tin cậy và khả năng", ông Vương Nghị khẳng định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc công bố Sách Trắng về Sáng kiến “Vành đai và Con đường”
Trung Quốc công bố Sách Trắng về Sáng kiến “Vành đai và Con đường”

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 10 năm Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), ngày 10/10, chính phủ Trung Quốc đã công bố Sách Trắng về sáng kiến này.

Trung Quốc công bố Sách Trắng về Sáng kiến “Vành đai và Con đường”

Trung Quốc công bố Sách Trắng về Sáng kiến “Vành đai và Con đường”

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 10 năm Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), ngày 10/10, chính phủ Trung Quốc đã công bố Sách Trắng về sáng kiến này.

Hơn 110 nước sẽ dự Diễn đàn Vành đai và Con đường
Hơn 110 nước sẽ dự Diễn đàn Vành đai và Con đường

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua (19/9) cho biết, đến nay đã có đại diện của hơn 110 quốc gia xác nhận tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRI) lần thứ ba dự kiến tổ chức vào tháng 10. 

Hơn 110 nước sẽ dự Diễn đàn Vành đai và Con đường

Hơn 110 nước sẽ dự Diễn đàn Vành đai và Con đường

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua (19/9) cho biết, đến nay đã có đại diện của hơn 110 quốc gia xác nhận tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRI) lần thứ ba dự kiến tổ chức vào tháng 10. 

Taliban tham gia Sáng kiến Vành đai, Con đường cùng Trung Quốc và Pakistan
Taliban tham gia Sáng kiến Vành đai, Con đường cùng Trung Quốc và Pakistan

VOV.VN - Lực lượng Taliban đang cầm quyền tại Afghanistan nhất trí với Trung Quốc và Pakistan về việc tham gia vào Sáng kiến "​Vành đai, Con đường" (BRI) do Trung Quốc khởi xướng. Thỏa thuận này có khả năng thu hút hàng tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng ở quốc gia Nam Á này.

Taliban tham gia Sáng kiến Vành đai, Con đường cùng Trung Quốc và Pakistan

Taliban tham gia Sáng kiến Vành đai, Con đường cùng Trung Quốc và Pakistan

VOV.VN - Lực lượng Taliban đang cầm quyền tại Afghanistan nhất trí với Trung Quốc và Pakistan về việc tham gia vào Sáng kiến "​Vành đai, Con đường" (BRI) do Trung Quốc khởi xướng. Thỏa thuận này có khả năng thu hút hàng tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng ở quốc gia Nam Á này.

Trung Quốc hoan nghênh Afghanistan tham gia xây dựng “Vành đai và Con đường”
Trung Quốc hoan nghênh Afghanistan tham gia xây dựng “Vành đai và Con đường”

VOV.VN - Hôm nay (12/4), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố lập trường của Trung Quốc về vấn đề Afghanistan, hoan nghênh Afghanistan cùng tham gia xây dựng “Vành đai và Con đường”, ủng hộ nước này gia nhập kết nối và hợp tác kinh tế khu vực.

Trung Quốc hoan nghênh Afghanistan tham gia xây dựng “Vành đai và Con đường”

Trung Quốc hoan nghênh Afghanistan tham gia xây dựng “Vành đai và Con đường”

VOV.VN - Hôm nay (12/4), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố lập trường của Trung Quốc về vấn đề Afghanistan, hoan nghênh Afghanistan cùng tham gia xây dựng “Vành đai và Con đường”, ủng hộ nước này gia nhập kết nối và hợp tác kinh tế khu vực.

Trung Quốc cân nhắc tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường trong năm 2023
Trung Quốc cân nhắc tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường trong năm 2023

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ngày 18/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, nước này sẽ xem xét tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ 3 vào năm tới. Đây sẽ là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức sau 4 năm gián đoạn.

Trung Quốc cân nhắc tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường trong năm 2023

Trung Quốc cân nhắc tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường trong năm 2023

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ngày 18/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, nước này sẽ xem xét tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ 3 vào năm tới. Đây sẽ là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức sau 4 năm gián đoạn.