Sau “ngoại giao vaccine”, Ấn Độ và Trung Quốc đối mặt với sức ép trong nước

VOV.VN - Ấn Độ và Trung Quốc gửi tặng những liều vaccine ngừa Covid-19 cho các nước khác vì chính sách ngoại giao. Giờ cả 2 nước đều đối mặt với sức ép phải giữ lại nguồn cung cho người dân trong nước.

Trong khi châu Âu đang tìm cách ngăn ngặn xuất khẩu vaccine ngừa Covid-19, thì ở một nơi khác trên thế giới, có những nước lại hào phóng đem tặng những liều vaccine này.

Tuần trước, trong chuyến đi chinh phục đỉnh Everest ở Nepal, Hoàng tử Bahrain Mohamed Hamad Mohamed Al Khalifa đã “bất ngờ” đem theo 2.000 liều vaccine ngừa Covid-19. Điều này được cho là nằm ngoài dự kiến với các cơ quan quản lý ở Kathmandu.

Bahrain có ý định tặng những liều vaccine này cho một ngôi làng địa phương như một “cử chỉ thân thiện”. Hoạt động này được phối hợp với Đại sứ quán Nepal ở Manama, nhưng giới chức Bộ Y tế Nepal lại có quan điểm khác. Họ muốn nhận những liều vaccine Sinopharm (của Trung Quốc) ở sân bay một cách chính thức.

 “Sự việc không được phối hợp một cách phù hợp. Nói chung, các vaccine chưa được cấp phép là không được phép [sử dụng] ở đất nước chúng tôi”, người phát ngôn Bộ Y tế Nepal nói với Observer.

Món quà “hụt” là động thái bất thường nhất trong số những món quà vaccine đang được trao đi ở khắp châu Á.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh mối quan hệ với Sri Lanka, Maldives, Bangladesh và các nước khác vốn được xem như nằm trong không gian ảnh hưởng của Ấn Độ.

Sự đối đầu giữa New Delhi và Bắc Kinh thường là những cuộc xung đột ở khu vực biên giới giữa lực lượng quân đội hai bên, nhưng trong những tháng qua, sự đối đầu này còn liên quan tới nỗ lực đưa những liều vaccine ngừa Covid-19 đi khắp thế giới.

Ấn Độ, với năng lực sản xuất lớn, cùng thỏa thuận sản xuất theo công thức của AstraZeneca, đã viện trợ gần 60 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Những lô vaccine được gửi tới thủ đô các nước mang theo thông điệp: “Món quà từ nhân dân và chính phủ Ấn Độ”.

“Khi các nước phương Tây bắt đầu chiến dịch chủng ngừa, người dân của chúng tôi cũng quan tâm tới việc họ sẽ tiêm vaccine”, Palitha Abeykoon, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Sri Lanlka nói với Observer tháng trước, khi những liều vaccine do Ấn Độ sản xuất tới Colombo.

Khoảng 50.000 đã được chuyển tới trong lô đầu tiên.

“Số lượng đó sẽ đủ cho tất cả những người ở tuyến đầu của chúng tôi”, ông Abeykoon nói.

Trung Quốc nói rằng nước này có kế hoạch viện trợ vaccine do nước này sản xuất cho 69 nước, và sẽ bán vaccine cho 28 nước để đổi lấy ưu thế cho ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc ở những khu vực thường bị chi phối bởi các nhà sản xuất dược phẩm Mỹ, trong đó có Trung Đông và Mỹ Latin.

Các nhà phân tích ở New Delhi nói rằng, việc tài trợ vaccine của Ấn Độ vừa mang tính lương tri một cách chiến lược, lại vừa thực tế. Giống như hầu hết các nước, Ấn Độ chưa bao giờ phải bước vào một chiến dịch tiêm chủng lớn như đang tiến hành với dịch Covid-19. Nước này cần nhiều tuần để tăng quy mô cơ sở hạ tầng vaccine để có thể phục vụ hơn 1,3 tỷ dân.

Trong khi đó, các nhà sản xuất, bao gồm cả Viện Huyết thanh Ấn Độ, đã sản xuất khoảng 2,5 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 mỗi ngày, đảm bảo cho New Delhi có đủ nguồn để đem tặng hay viện trợ.

Để cạnh tranh với các công ty của Trung Quốc, nhóm Bộ Tứ gồm Nhật Bản, Australia, Mỹ và Ấn Độ đã tuyên bố một kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất của Ấn Độ để hướng tới phân phối vaccine ở Đông Nam Á, một khu vực địa chính trị quan trọng.

Chương trình vaccine hữu nghị (Vaccine Maitri) của Ấn Độ đang được truyền thông địa phương đánh giá cao. Tuy nhiên, khi bước vào chiên dịch tiêm chủng trên diện rộng, không chỉ Ấn Độ mà cả Trung Quốc cũng phải đối mặt với sức ép phải đảm bảo đủ nguồn cung trong nước.

Hôm 18/3, Anh xác nhận chương trình tiêm chủng của nước này có thể thấy trước khả năng thiếu hụt vaccine trong những tuần tới do các liều vaccine từ Viện Huyết thanh Ấn Độ sẽ tới chậm hơn dự kiến.

Một nguồn tin từ nhà sản xuất có trụ sở ở Pune, miền Tây Ấn Độ, nói với Observer rằng, 5 triệu liều vaccine dự kiến chuyển tới Anh đã được giữ lại do nhu cầu ở Ấn Độ gia tăng vì làn sóng Covid-19 thứ 2 đã ập tới các thành phố của nước này.

Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số, điều này đòi hỏi nguồn cung trong nước phải tăng gấp 6 lần. Việc phải trì hoãn một số cam kết tài trợ vaccine cho nước ngoài cũng là điều khó tránh khỏi.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nhấn mạnh lợi ích của ngoại giao vaccine. Nhưng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn kéo dài, các mối rủi ro có thể làm dấy lên làn sóng phản đối gay gắt trong nước.

“Tôi không bất mãn gì với ngoại giao vaccine covid-19, nhưng vaccine của tôi đâu? Tại sao các hãng dược phẩm không thể cung cấp vaccine cho người dân của chính họ?” Nhà nghiên cứu người Ấn Độ Happymon Jacop tuyên bố trên trang Twitter cá nhân hồi tuần trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều gì ẩn sau chính sách ngoại giao vaccine Covid-19 “hào phóng” của Ấn Độ?
Điều gì ẩn sau chính sách ngoại giao vaccine Covid-19 “hào phóng” của Ấn Độ?

VOV.VN - Vào thời điểm hầu hết các nước giàu bị chỉ trích vì tích trữ vaccine Covid-19, Ấn Độ đã gửi 33 triệu liều vaccine đến những nước nghèo hơn và hàng triệu liều khác đang tiếp tục được chuyển đi.

Điều gì ẩn sau chính sách ngoại giao vaccine Covid-19 “hào phóng” của Ấn Độ?

Điều gì ẩn sau chính sách ngoại giao vaccine Covid-19 “hào phóng” của Ấn Độ?

VOV.VN - Vào thời điểm hầu hết các nước giàu bị chỉ trích vì tích trữ vaccine Covid-19, Ấn Độ đã gửi 33 triệu liều vaccine đến những nước nghèo hơn và hàng triệu liều khác đang tiếp tục được chuyển đi.

Vì sao người dân Ấn Độ, Nga và Trung Quốc lại “thờ ơ” với vaccine trong nước?
Vì sao người dân Ấn Độ, Nga và Trung Quốc lại “thờ ơ” với vaccine trong nước?

VOV.VN - Ấn Độ, Nga và Trung Quốc là những quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua phát triển vaccine Covid-19. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng vaccine tại những nước này lại rất thấp so với mục tiêu ban đầu.

Vì sao người dân Ấn Độ, Nga và Trung Quốc lại “thờ ơ” với vaccine trong nước?

Vì sao người dân Ấn Độ, Nga và Trung Quốc lại “thờ ơ” với vaccine trong nước?

VOV.VN - Ấn Độ, Nga và Trung Quốc là những quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua phát triển vaccine Covid-19. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng vaccine tại những nước này lại rất thấp so với mục tiêu ban đầu.

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc gặp khó ở Singapore?
Ngoại giao vaccine của Trung Quốc gặp khó ở Singapore?

VOV.VN - Trung Quốc gửi lô vaccine ngừa Covid-19 tới Singapore trước khi giới chức Singapore phê duyệt sử dụng. Điều này khiến một số chuyên gia y tế đặt câu hỏi về ý đồ của Bắc Kinh.

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc gặp khó ở Singapore?

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc gặp khó ở Singapore?

VOV.VN - Trung Quốc gửi lô vaccine ngừa Covid-19 tới Singapore trước khi giới chức Singapore phê duyệt sử dụng. Điều này khiến một số chuyên gia y tế đặt câu hỏi về ý đồ của Bắc Kinh.