Sau tuyên bố từ chức, Thủ tướng Thụy Điển bày tỏ lo ngại về tương lai đất nước

VOV.VN - Châu Âu đang đặc biệt quan tâm đến chính trường Thụy Điển, khi phe hữu đang giành được lợi thế lớn, có thể làm xoay chuyển chính sách đối ngoại của quốc gia Bắc Âu này. Nữ Thủ tướng Andersson đã thừa nhận thất bại.

Bước ngoặt lịch sử

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson vừa thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tại quốc gia này, dọn đường cho đảng Dân chủ cực hữu và các đảng liên minh thành lập một chính phủ mới.

Đảng Xã hội Dân chủ trung tả do bà Andersson lãnh đạo, nhận được 30,3% số phiếu, tái khẳng định vị trí đảng lớn nhất khi hầu hết các phiếu đã được kiểm.

Tuy nhiên, các đảng trung tả như Xã hội Dân chủ, cùng với 3 đảng khác, đã không giành được đa số trong quốc hội 349 ghế của Thụy Điển, còn gọi là Riksdag.

Thay vào đó, một nhóm đảng cánh hữu, do đảng Ôn hòa trung hữu của Ulf Kristersson dẫn dắt, có vẻ đã giành được đa số ghế hẹp và sẽ đi đầu trong thành lập chính phủ mới.

“Khối màu xanh” này bao gồm những người Dân chủ chống nhập cư.

Diễn biến mới này là bước ngoặt lịch sử trong nền chính trị Thụy Điển.

Phe Dân chủ Thụy Điển hiện nay đứng trước ngưỡng cửa giành được ảnh hưởng chi phối đối với chính sách của chính quyền Thụy Điển. Đảng dân tộc chủ nghĩa này vận động tranh cử về các vấn đề luật pháp và trật tự sau khi có sự gia tăng bạo lực súng. Họ vừa cam kết sẽ áp dụng các bản án với hạn tù dài hơn và giảm tình trạng nhập cư.

Thụy Điển - một quốc gia Scandinavia với khoảng 10,5 triệu dân, sở hữu danh tiếng là một trong các quốc gia tiến bộ nhất châu Âu và thường xuyên đứng trong số các nước hạnh phúc nhất thế giới.

Bà Andersson quan ngại về tương lai đất nước

Phát biểu tại một cuộc họp báo vào ngày 14/9, Thủ tướng Andersson công bố ý định từ chức. Bà cho biết, khối cánh hữu có lợi thế một hoặc hai ghế. Bà nói: “Đó là một đa số mỏng, nhưng vẫn là một đa số”.

Nữ chính trị gia nói tiếp: “Hầu hết các cuộc thăm dò dư luận cho chúng ta thấy rằng đây sẽ là một cuộc đua sát sao, nên tôi không bất ngờ khi tình hình diễn ra theo hướng này mà không phải hướng kia… Tôi biết rằng điều đó có thể xảy ra nhưng tất nhiên tôi quan ngại về sự phát triển của đất nước trong những năm tới đây”.

Andersson trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển vào năm 2021 và đã dẫn dắt nỗ lực mang tính lịch sử của quốc gia này xin gia nhập khối quân sự NATO sau khi Nga tiến quân vào Ukraine.

Andersson chỉ trích việc phe Dân chủ giành được sự ủng hộ ngày càng tăng của công chúng. Bà cảnh báo rằng việc có một đảng như vậy trong chính phủ có thể có tác dụng tiêu cực đối với sắc màu tranh luận chính trị.

Jimmie Akesson - thủ lĩnh phe Dân chủ Thụy Điển, nói rằng đảng của ông sẽ là một “lực lượng mang tính xây dựng và thúc đẩy: trong việc tái thiết sự an toàn tại quốc gia này, theo Sky News. Ông bổ sung, “đã đến lúc đặt Thụy Điển lên trước tiên”.

Phe Dân chủ Thụy Điển nổi lên trong phong trào tân Quốc xã ở Thụy Điển vào cuối thập niên 1980 và kể từ đó nỗ lực tránh bị gán mác cực đoan. Đảng này giành được ghế trong quốc hội lần đầu tiên vào năm 2010.

Đảng Ôn hòa trung dung dần bắt tay với phe Dân chủ Thụy Điển vào năm 2018. Trước đó, đảng Ôn hòa loại trừ khả năng đàm phán với đảng cánh hữu này.

Liên minh “rất thiếu ổn định”

Anamaria Dutceac Segesten - giảng viên cao cấp về Âu châu học tại Đại học Lund, Thụy Điển, nói với CNBC: “Tôi nghĩ rằng cuối cùng sẽ có một hình thức đại diện nào đó từ phía Dân chủ Thụy Điển trong chính phủ, nhưng điều này sẽ dẫn tới một liên minh rất bất ổn”.

Theo Dutceac Segesten, ngay cả khi không nắm được ghế bộ trưởng, phe Dân chủ Thụy Điển vẫn có khả năng gây ảnh hưởng lên chương trình nghị sự của chính phủ tương lai do Kristersson thuộc đảng Ôn hòa lãnh đạo.

Bà Segesten nói: “Luôn luôn phức tạp. Năm 2018, mất tới 3 tháng để lập ra được một chính phủ Thụy Điển. Chỉ đến tháng 12 chúng tôi mới thực sự có một liên minh thích hợp, và đó lại là một liên minh bất ổn”.

Prianthi Roy, nhà phân tích tại hãng nghiên cứu và tư vấn Economist Intelligence Unit (Đơn vị Tình báo Kinh tế), nói với CNBC rằng kết quả dễ xảy ra nhất từ cuộc bầu cử Thụy Điển là một chính phủ trung hữu do đảng Ôn hòa dẫn dắt trong sự liên minh với Dân chủ Kitô giáo và đảng Tự do.

Nhà phân tích Roy viết: “Đảng Dân chủ Thụy Điển, giờ trở thành đảng lớn thứ 2 trong quốc hội, có lẽ sẽ vẫn nằm ngoài chính phủ nhưng sẽ ủng hộ liên minh trong quốc hội để đổi lại sự nhượng bộ về chính sách, bao gồm các quy định chặt chẽ về tị nạn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảng cực hữu thắng lớn, Thủ tướng Thuỵ Điển tuyên bố từ chức
Đảng cực hữu thắng lớn, Thủ tướng Thuỵ Điển tuyên bố từ chức

VOV.VN - Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử tại Thuỵ Điển hôm 11/9 cho thấy, liên minh các đảng cánh hữu và cực hữu đã chiến thắng sít sao khi giành 176 ghế trong Nghị viện so với 173 ghế của cánh tả cầm quyền. Nữ Thủ tướng Thuỵ Điển, Magdalena Andersson trong tối 14/9 đã tuyên bố sẽ lập tức từ chức.

Đảng cực hữu thắng lớn, Thủ tướng Thuỵ Điển tuyên bố từ chức

Đảng cực hữu thắng lớn, Thủ tướng Thuỵ Điển tuyên bố từ chức

VOV.VN - Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử tại Thuỵ Điển hôm 11/9 cho thấy, liên minh các đảng cánh hữu và cực hữu đã chiến thắng sít sao khi giành 176 ghế trong Nghị viện so với 173 ghế của cánh tả cầm quyền. Nữ Thủ tướng Thuỵ Điển, Magdalena Andersson trong tối 14/9 đã tuyên bố sẽ lập tức từ chức.

Vì sao Nga thay đổi thái độ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran?
Vì sao Nga thay đổi thái độ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran?

VOV.VN - Cuộc chiến Ukraine đã tạo ra cục diện đối đầu mới giữa Nga và phương Tây. Trong bối cảnh ấy, Nga có điều chỉnh cách đánh giá và tiếp cận đối với thỏa thuận hạt nhân Iran cũng như quan hệ chiến lược với quốc gia Tây Á này.

Vì sao Nga thay đổi thái độ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran?

Vì sao Nga thay đổi thái độ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran?

VOV.VN - Cuộc chiến Ukraine đã tạo ra cục diện đối đầu mới giữa Nga và phương Tây. Trong bối cảnh ấy, Nga có điều chỉnh cách đánh giá và tiếp cận đối với thỏa thuận hạt nhân Iran cũng như quan hệ chiến lược với quốc gia Tây Á này.

Trận chiến dầu mỏ giữa Nga và phương Tây mới chỉ bắt đầu
Trận chiến dầu mỏ giữa Nga và phương Tây mới chỉ bắt đầu

VOV.VN - Trong trường hợp Nga không tuân thủ giá trần mà EU định áp lên dầu khí Nga, có khả năng một “cuộc chiến tiêu hao” sẽ xảy ra giữa Moscow và phương Tây.

Trận chiến dầu mỏ giữa Nga và phương Tây mới chỉ bắt đầu

Trận chiến dầu mỏ giữa Nga và phương Tây mới chỉ bắt đầu

VOV.VN - Trong trường hợp Nga không tuân thủ giá trần mà EU định áp lên dầu khí Nga, có khả năng một “cuộc chiến tiêu hao” sẽ xảy ra giữa Moscow và phương Tây.

Thùy Tiên "đọ sắc" cùng Đỗ Thị Hà trên thảm đỏ chung kết Miss World Vietnam 2022
Thùy Tiên "đọ sắc" cùng Đỗ Thị Hà trên thảm đỏ chung kết Miss World Vietnam 2022

VOV.VN - Thảm đỏ hot nhất tối nay tại đêm Chung kết Miss World Vietnam 2022 quy tụ những cái tên như: Lương Thùy Linh, Miss World 2022 - Karolina, Thùy Tiên, Tiểu Vy, Đỗ Hà,...

Thùy Tiên "đọ sắc" cùng Đỗ Thị Hà trên thảm đỏ chung kết Miss World Vietnam 2022

Thùy Tiên "đọ sắc" cùng Đỗ Thị Hà trên thảm đỏ chung kết Miss World Vietnam 2022

VOV.VN - Thảm đỏ hot nhất tối nay tại đêm Chung kết Miss World Vietnam 2022 quy tụ những cái tên như: Lương Thùy Linh, Miss World 2022 - Karolina, Thùy Tiên, Tiểu Vy, Đỗ Hà,...

Samsung Việt Nam cho đặt trước Galaxy Z Flip4 và Z Fold4
Samsung Việt Nam cho đặt trước Galaxy Z Flip4 và Z Fold4

VOV.VN - Ngay từ hôm nay (1/8) khách hàng đã có thể đặt trước 2 mẫu điện thoại gập Galaxy Z Flip4 và Z Fold4 mà Samsung sẽ cho ra mắt vào ngày 10/8 tới.

Samsung Việt Nam cho đặt trước Galaxy Z Flip4 và Z Fold4

Samsung Việt Nam cho đặt trước Galaxy Z Flip4 và Z Fold4

VOV.VN - Ngay từ hôm nay (1/8) khách hàng đã có thể đặt trước 2 mẫu điện thoại gập Galaxy Z Flip4 và Z Fold4 mà Samsung sẽ cho ra mắt vào ngày 10/8 tới.