Taliban đang dùng phụ nữ Afghanistan để mặc cả với phương Tây?

VOV.VN - Chế độ Taliban đang ngày càng hà khắc với phụ nữ Afghanistan. Liệu đây có phải là kế mặc cả của Taliban đối với phương Tây?

Trong tuyên bố mới nhất, lực lượng Taliban đang cầm quyền ở Afghanistan đã ra lệnh cho tất cả các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế không cho nhân viên nữ làm việc. Đây là động thái mới nhất của Taliban tiếp nối hàng loạt các hạn chế hà khắc mà nhóm này áp đặt với phụ nữ và trẻ em gái tại nước này kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 8 năm ngoái.

Trước đó chỉ cách vài ngày, việc Taliban đã cấm hoàn toàn nữ giới Afghanistan được tiếp cận giáo dục đã khiến dư luận khu vực và cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ. Nhìn lại 1 năm dưới thời Taliban, tương lai phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan ngày càng trở nên bất định.

Mới đây, chính quyền Taliban tại Afghanistan đã ra lệnh cấm giáo dục đại học đối với nữ giới trên cả nước. Quyết định này được đưa ra chưa đầy 3 tháng kể từ khi hàng nghìn học sinh nữ ở Afghanistan tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, trong đó nhiều người chọn ngành sư phạm và y học.

Ngay sau đó chỉ 1 ngày, chính quyền Taliban đã ban hành lệnh cấm trẻ em gái Afghanistan được tới trường. Đồng nghĩa, Taliban đã thực hiện lệnh cấm hoàn toàn việc giáo dục cho nữ giới tại quốc gia Tây Nam Á này. Trước đó trong năm qua, Taliban cũng ban hành những lệnh cấm vô lý như cấm phụ nữ đi máy bay mà không có đàn ông đi cùng, bị cấm đến công viên, phòng tập thể thao hay nhà tắm công cộng… Cho đến động thái mới nhất, Taliban đã buộc các tổ chức phi chính phủ không cho phụ nữ làm việc. Có vẻ như Taliban đang ngày càng đi ngược lại những cam kết và hứa hẹn với cộng đồng quốc tế sẽ xây dựng một phiên bản tiến bộ hơn so với những năm 90 của thế kỷ trước.

Taliban không cần được quốc tế công nhận?

Các quốc gia phương Tây tuyên bố sẽ chỉ công nhận chính quyền của Taliban tại Afghanistan nếu nhóm này tôn trọng các quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Nhưng những gì Taliban làm suốt cả năm qua dường như cho thấy lực lượng này có vẻ không “mặn mà” với sự công nhận của quốc tế?

Thực tế, Taliban vẫn đang ngóng chờ sự công nhận của cộng đồng quốc tế với chính quyền mới tròn hơn 1 năm tuổi của mình. Không có chuyện Taliban thờ ơ với các đề nghị của thế giới bên ngoài. Vấn đề là lợi ích và ý chí của họ đang đi ngược lại với cộng đồng quốc tế mà thôi.

Kể từ khi Taliban lật đổ chính quyền thân phương Tây và trở lại nắm quyền tại Afghanistan vào tháng 8/2021, quan hệ của họ với bên ngoài càng ngày càng đi xuống và đã được chứng minh qua các lệnh trừng phạt và các động thái đóng băng quan hệ của thế giới. Tuy nhiên, sau một thời gian đầu chờ đợi và thăm dò, dường như, Taliban đang quyết tâm hành động theo con đường mà họ mong muốn.

Có 3 điều kiện chính mà thế giới, cụ thể là Mỹ và các nước phương Tây đặt ra với Taliban để có thể hòa nhập với thế giới, trong đó có việc được nhận viện trợ và dỡ bỏ phong tỏa với khối tài sản gần 10 tỷ USD gửi ở nước ngoài. Đó là xây dựng một chính phủ bao trùm gồm đại diện của tất cả các đảng phái, thành phần trong xã hội, ngăn chặn khủng bố, không để Afghanistan trở thành nơi chứa chấp khủng bố để đi gây hại cho thế giới; và tôn trọng, khôi phục các quyền của phụ nữ và trẻ em gái cùng với các nhóm thiểu số. Cả 3 điều kiện này, tới nay, Taliban đều đã từng bước bác bỏ, thông qua các động thái của mình.

Trở lại với những chính sách hà khắc với phụ nữ Afghanistan mà Taliban ban hành kể từ khi lên cầm quyền, chúng ta có thể thấy lực lượng Hồi giáo vũ trang này vẫn trung thành với quan điểm mà họ áp dụng từ trước tới này. Bất chấp những lời hứa về sự thay đổi trong lần thứ 2 lên cầm quyền, Taliban đang từng bước chứng minh rằng họ vẫn tiếp tục con đường cai trị hà khắc, đi ngược lại với những giá trị chung của nhân loại.

Họ lần lượt ban hành các chính sách kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt hơn với người dân Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ, như hạn chế đi làm nơi công sở, cấm ra đường, nơi công cộng mà không có sự hộ tống của người thân là nam giới, cấm trẻ em gái được tới trường, cấm phụ nữ được học đại học …

Họ viện dẫn Luật Hồi giáo Sharia là cơ sở để áp đặt các hạn chế này. Tuy nhiên, điều này là không có cơ sở, thậm chí nó còn đi ngược lại giáo lý Hồi giáo vốn ủng hộ việc phụ nữ được học tập và tham gia vào hoạt động xã hội. Vào lúc này, không thể không nhắc tới khả năng, là Taliban đang sử dụng các chính sách hà khắc với phụ nữ để làm đòn bẩy gây sức ép với phương Tây phải nới lỏng các lệnh trừng phạt.

Mỹ không thay đổi nổi Taliban ở Afghanistan?

VOV.VN - Dùng hết “roi vọt” đến lời thuyết phục ngon ngọt, Mỹ vẫn không thay đổi được bản chất của phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban tại Afghanistan, sau bao nhiêu năm trời ròng rã, với bao tiền bạc, xương máu.

Áp lực có thay đổi được Taliban?

Lường trước sự thất hứa của Taliban, Mỹ cùng một số nước phương Tây cảnh báo Taliban sẽ gánh chịu hậu quả khi siết chặt kiểm soát xã hội. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong một tuyên bố nhấn mạnh, Taliban đang đẩy phụ nữ Afghanistan đến một tương lai đen tối khi cấm họ theo học tại các trường đại học. Ngoại trưởng Blinken khẳng định, quyết định này sẽ khiến Taliban phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt:

 “Những gì Taliban đã và đang làm là cố gắng đẩy phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan tới một tương lai đen tối không có cơ hội. Điểm mấu chốt là không một quốc gia nào có thể thành công, càng không thể phát triển nếu  từ chối một nửa dân số của mình cơ hội đóng góp. Chúng tôi đang tham vấn với các quốc gia khác về vấn đề này. Sẽ có trả giá nếu điều này không được đảo ngược hoặc không được thay đổi”.

Trong vòng hơn 20 năm qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều lời cảnh báo, đe dọa, các lệnh trừng phạt, thậm chí là cả một cuộc chiến tranh nhằm vào Taliban, với mục tiêu là xóa sổ tư tưởng và cả bộ máy tổ chức của nhóm Hồi giáo này. Tuy nhiên, tất cả đã thất bại khi vào ngày 15/8/2021, Taliban đường hoàng trở lại thủ đô Kabul, chính thức giành chính quyền sau đúng 20 năm. Điều này cho thấy, rất khó có thể thay đổi được Taliban chỉ bằng những lệnh trừng phạt và bằng các hành động vũ lực đơn thuần.

Có thể thấy rõ, không phải ngẫu nhiên mà Taliban trụ vững qua rất nhiều khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua trong cuộc đối đầu với phương Tây. Lực lượng này nhận được sự ủng hộ đáng kể nào đó tại Afghanistan để duy trì cuộc chiến với phương Tây. Sự ủng hộ này xuất phát từ các lợi ích và cả tư tưởng của các nhóm sắc tộc và quyền lợi bên trong nội bộ Afghanistan. Nền tảng như vậy giúp Taliban có thể trỗi dậy thành công sau 20 năm, vào đúng thời điểm Mỹ và đồng minh rút quân hoàn toàn khỏi chiến trường Nam Á này. Chính bởi thế, các tuyên bố cứng rắn của thế giới chắc chắn không thể khiến Taliban xuống nước, có phản ứng ôn hòa hơn hay chấp nhận điều kiện mà thế giới đặt ra.

>> Xem thêm: Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Khả năng đấu tranh của phụ nữ Afghanistan

Với gọng kìm của Taliban ngày càng khắc nghiệt hơn, phụ nữ Afghanistan cho rằng chỉ có đấu tranh mới có thể thay đổi được tình hình. Quyết tâm này liệu có triển vọng nào sáng sủa hay không - khi mà các cuộc đối thoại giữa Taliban với cộng đồng quốc tế vì một Afghanistan tốt đẹp hơn đến nay vẫn chưa có nhiều tiến bộ, thưa anh?

Các tiếng nói của phụ nữ Afghanistan đang ngày càng lớn hơn, đòi Taliban trả lại các quyền cơ bản của họ. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng bản chất chế độ Taliban từ trước tới nay vẫn rất hà khắc, độc tài; sử dụng công cụ bạo lực, tôn giáo để cai quản đất nước, điều hành xã hội. Chính bởi vậy, khả năng vận động từ bên trong để thay đổi chính sách của Taliban là rất khó xảy ra. Thậm chí, nếu tiếp tục tính tới phương án này, một cuộc đàn áp đẫm máu của chính quyền Taliban với các tiếng nói khác biệt hoàn toàn có thể diễn ra. Hy vọng duy nhất vào lúc này để buộc Taliban thay đổi là các lệnh trừng phạt bên ngoài.

Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, bất chấp việc bị ‘cách ly’ với thế giới, Taliban vẫn đang đứng vững với vị thế cầm quyền tại Afghanistan. Việc cần làm bây giờ là thế giới cần đối thoại với Taliban chứ không phải áp đặt thêm các lệnh trừng phạt. Trên khía cạnh này, khả năng thành công là rất ít. Các vòng đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Taliban vốn đã hạn chế, nay ngày càng hạn hẹp hơn sau các bước đi quyết liệt của nhóm Hồi giáo. Hai bên mới chỉ thăm dò, trao đổi xung quanh lĩnh vực chống khủng bố, chứ chưa động chạm tới các vấn đề cốt lõi khác như thành lập chính phủ bao trùm hay các quyền của phụ nữ. Quan điểm của đôi bên còn quá cách xa nhau chính là rào cản để đi tới thỏa hiệp. Thế đôi công cứng rắn này chắc chắn sẽ còn duy trì lâu dài. Và người cuối cùng chịu thiệt thòi chính là người dân Afghanistan.

Khi trở lại nắm quyền, Taliban từng khẳng định, “Taliban phiên bản 2.0” sẽ khác xa so với giai đoạn cai trị đầu tiên từ năm 1996 đến 2001. Tuy nhiên nhìn lại hơn 1 năm qua, thực tế các quyền cơ bản của phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan đang ngày càng bị hạn chế. Trước tình hình này, Liên hợp quốc đã phải kêu gọi cộng đồng quốc tế không được lãng quên những bất công mà phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan phải đối mặt. Và rằng, “một khi các quyền cơ bản của phụ nữ và trẻ em gái bị từ chối, tất cả thế giới cũng đều bị ảnh hưởng”. Đây cũng là thông điệp mà nữ giới - những người yếu thế ở Afghanistan mong muốn gửi đến cộng đồng quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?
Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?

VOV.VN - Có bằng chứng cho thấy các chân rết của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan” (IS-K) bắt đầu lan rộng trên khắp Tây Á, Trung Á và Nam Á. IS-K vừa giống vừa khác Taliban.

Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?

Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?

VOV.VN - Có bằng chứng cho thấy các chân rết của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan” (IS-K) bắt đầu lan rộng trên khắp Tây Á, Trung Á và Nam Á. IS-K vừa giống vừa khác Taliban.

Mỹ không thay đổi nổi Taliban ở Afghanistan?
Mỹ không thay đổi nổi Taliban ở Afghanistan?

VOV.VN - Dùng hết “roi vọt” đến lời thuyết phục ngon ngọt, Mỹ vẫn không thay đổi được bản chất của phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban tại Afghanistan, sau bao nhiêu năm trời ròng rã, với bao tiền bạc, xương máu.

Mỹ không thay đổi nổi Taliban ở Afghanistan?

Mỹ không thay đổi nổi Taliban ở Afghanistan?

VOV.VN - Dùng hết “roi vọt” đến lời thuyết phục ngon ngọt, Mỹ vẫn không thay đổi được bản chất của phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban tại Afghanistan, sau bao nhiêu năm trời ròng rã, với bao tiền bạc, xương máu.

Đại sứ quán Afghanistan ở Ấn Độ độc lập với Taliban và vẫn hoạt động bình thường
Đại sứ quán Afghanistan ở Ấn Độ độc lập với Taliban và vẫn hoạt động bình thường

VOV.VN - Sau khi Taliban lật đổ chế độ của Tổng thống Ghani, Đại sứ quán Afghanistan ở Ấn Độ vẫn trung thành với chế độ cũ, vẫn hoạt động bình thường (cung cấp thị thực, hộ chiếu…). Tất nhiên, họ gặp một số khó khăn về tài chính.

Đại sứ quán Afghanistan ở Ấn Độ độc lập với Taliban và vẫn hoạt động bình thường

Đại sứ quán Afghanistan ở Ấn Độ độc lập với Taliban và vẫn hoạt động bình thường

VOV.VN - Sau khi Taliban lật đổ chế độ của Tổng thống Ghani, Đại sứ quán Afghanistan ở Ấn Độ vẫn trung thành với chế độ cũ, vẫn hoạt động bình thường (cung cấp thị thực, hộ chiếu…). Tất nhiên, họ gặp một số khó khăn về tài chính.

Thủ đô Kabul (Afghanistan) dưới chế độ Taliban lần 2: Yên tĩnh trong căng thẳng
Thủ đô Kabul (Afghanistan) dưới chế độ Taliban lần 2: Yên tĩnh trong căng thẳng

VOV.VN - Một tháng sau khi Taliban cầm quyền lần thứ 2 ở Afghanistan, thủ đô Kabul vẫn yên tĩnh nhưng mọi thứ dường như vẫn bất định. Cả một quốc gia sống trong sợ hãi.

Thủ đô Kabul (Afghanistan) dưới chế độ Taliban lần 2: Yên tĩnh trong căng thẳng

Thủ đô Kabul (Afghanistan) dưới chế độ Taliban lần 2: Yên tĩnh trong căng thẳng

VOV.VN - Một tháng sau khi Taliban cầm quyền lần thứ 2 ở Afghanistan, thủ đô Kabul vẫn yên tĩnh nhưng mọi thứ dường như vẫn bất định. Cả một quốc gia sống trong sợ hãi.

Taliban đối mặt với hàng loạt đe dọa của khủng bố IS và lực lượng nổi dậy
Taliban đối mặt với hàng loạt đe dọa của khủng bố IS và lực lượng nổi dậy

VOV.VN - Một báo cáo mới của Liên Hợp Quốc cho hay, với việc thời tiết tốt trở lại, bạo lực ở Afghanistan sẽ gia tăng trong bối cảnh các nhóm chống Taliban, bao gồm tổ chức khủng bố IS và các lực lượng của chế độ cũ, gia tăng hoạt động.

Taliban đối mặt với hàng loạt đe dọa của khủng bố IS và lực lượng nổi dậy

Taliban đối mặt với hàng loạt đe dọa của khủng bố IS và lực lượng nổi dậy

VOV.VN - Một báo cáo mới của Liên Hợp Quốc cho hay, với việc thời tiết tốt trở lại, bạo lực ở Afghanistan sẽ gia tăng trong bối cảnh các nhóm chống Taliban, bao gồm tổ chức khủng bố IS và các lực lượng của chế độ cũ, gia tăng hoạt động.

Afghanistan và Pakistan vẫn căng thẳng sau khi Taliban lên nắm quyền
Afghanistan và Pakistan vẫn căng thẳng sau khi Taliban lên nắm quyền

VOV.VN - Bất chấp sự thay đổi chế độ (Taliban lên nắm quyền), Afghanistan vẫn âm ỉ mối nghi ngờ sâu sắc đối với Pakistan. Afghanistan vẫn coi Pakistan như một láng giềng thích can thiệp.

Afghanistan và Pakistan vẫn căng thẳng sau khi Taliban lên nắm quyền

Afghanistan và Pakistan vẫn căng thẳng sau khi Taliban lên nắm quyền

VOV.VN - Bất chấp sự thay đổi chế độ (Taliban lên nắm quyền), Afghanistan vẫn âm ỉ mối nghi ngờ sâu sắc đối với Pakistan. Afghanistan vẫn coi Pakistan như một láng giềng thích can thiệp.

Taliban không tuân thủ cam kết, chấp nhận để người dân Afghanistan hứng chịu nạn đói?
Taliban không tuân thủ cam kết, chấp nhận để người dân Afghanistan hứng chịu nạn đói?

VOV.VN - Nhiều nước đang rút viện trợ khỏi Afghanistan để gây sức ép về mặt địa chính trị lên Taliban. Tuy nhiên, tổ chức Hồi giáo vũ trang này tuyên bố thẳng thừng rằng nạn đói là cái giá phải trả để đánh đuổi lực lượng nước ngoài.

Taliban không tuân thủ cam kết, chấp nhận để người dân Afghanistan hứng chịu nạn đói?

Taliban không tuân thủ cam kết, chấp nhận để người dân Afghanistan hứng chịu nạn đói?

VOV.VN - Nhiều nước đang rút viện trợ khỏi Afghanistan để gây sức ép về mặt địa chính trị lên Taliban. Tuy nhiên, tổ chức Hồi giáo vũ trang này tuyên bố thẳng thừng rằng nạn đói là cái giá phải trả để đánh đuổi lực lượng nước ngoài.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?