Tham gia tìm kiếm MH370, quan hệ Nhật-Trung bớt nguội lạnh?

VOV.VN - Dư luận cho rằng đã đến lúc Nhật-Trung nên cải thiện quan hệ vì chính lợi ích của hai nước.  

Quan hệ hai nước Nhật-Trung đã qua một thời gian dài nguội lạnh. Đã đến lúc người ta muốn biết rõ nỗ lực của hai nước như thế nào trong việc cải thiện quan hệ và khi nào việc này được thực hiện.

Hiện tại quan hệ hai nước vẫn chưa có dấu hiệu ấm dần lên khi Trung Quốc vẫn không nhượng bộ và tiếp tục chỉ trích Nhật trong vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và nhận thức lịch sử. Ngược lại Nhật Bản vẫn mạnh mẽ với lập trường của mình cho rằng Trung Quốc đang áp đặt vô lý. Tuy nhiên đã có dấu hiệu cho thấy cả hai bên bước đầu đã thay đổi về lập trường trong mối quan hệ được coi là phức tạp nhất trong khu vực Đông Bắc Á.

Tăng cường tiếp xúc, tự quyết vấn đề quốc tế   

Theo Hãng tin Kyodo, trong thời gian gần đây, lãnh đạo cao cấp của hai nước vẫn tiến hành các cuộc viếng thăm lẫn nhau và mới nhất là chuyến thăm Nhật của Ủy viên thường trực của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Trung Quốc Hồ Đức Bình.

Senkaku/Điếu Ngư vẫn là tâm tiểm gây căng thẳng quan hệ Trung-Nhật (Ảnh: AP)


Trong cuộc gặp giữa ông Hồ Đức Bình với Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga và Ngoại trưởng Fumio Kishida, hai bên đã tỏ ý hy vọng xúc tiến đối thoại Trung-Nhật hướng tới cải thiện quan hệ hai nước. Cuộc gặp này rất quan trọng bởi trong Nội các Nhật Bản Chánh văn phòng Nội các có vai trò rất quan trọng chỉ sau Thủ tướng. Mặt khác, thông qua cuộc gặp này Nhật Bản cũng muốn để Trung Quốc thấy được thiện ý của mình trong vấn đề quan hệ hai nước.

Tuy vậy, Thủ tướng Abe luôn đau đầu bởi những những phát ngôn và những hành động cho là không mấy thích hợp trong thời điểm hiện tại liên quan tới quan hệ Trung-Nhật. Thủ tướng Abe cho rằng ông đã kế thừa toàn bộ những lập trường của các thế hệ lãnh đạo khác về vấn đề nhận thức lịch sử.

Dựa trên những kế thừa đó, theo Kyodo, Thủ tướng Nhật Bản ngày 21/4 đã gửi lễ tới viếng đền Yasukuni nhân dịp Đại lễ của ngôi đền này tiến hành từ 21-23/4. Trước chuyến thăm Nhật của Tổng thống Mỹ Obama, việc Thủ tướng Nhật vẫn tiếp tục hành động như vậy tuy không đến viếng đền, nhưng có khả năng sẽ làm cho ông Obama không mấy hài lòng.

Và đương nhiên chuyện này lại làm Trung Quốc nổi giận, lên tiếng phản đối kịch liệt.  

Đối với Nhật Bản, mối quan hệ với Trung Quốc là mối quan hệ phức tạp và “lao tâm khổ tứ” nhất. Tâm điểm của sự phức tạp này vẫn là vấn đề liên quan tới quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, nhất là khi Trung Quốc ngày càng đưa ra những biện pháp mạnh khẳng định quần đảo này là lãnh thổ của mình và Nhật lại rơi vào những khó khăn khi vừa phải bảo vệ lập trường của mình vừa phải cân bằng dư luận quốc tế.

Thêm vào đó, mặc dù Nhật Bản kỳ vọng vào sự ủng hộ của Mỹ với tư cách là nước đồng minh thân cận, nhưng cuối cùng không những chỉ nhận được sự ủng hộ đầy “lý thuyết”, mà còn bị chỉ trích và cảnh báo không nhẹ nhàng liên quan tới một số vấn đề. Cụ thể đó là vần đề khủng hoảng tại Ukraine xung quanh khu vực Crimea sáp nhập vào Nga, Mỹ đã không mấy hài lòng khi Nhật có ý muốn khôi phục lại quan hệ Nhật-Nga.

Với lý do đó, Nhật Bản đã bắt đầu nhận thấy rằng không thể để tương lai của mình cho ai đó quyết định mà phải do chính mình quyết định. Theo đó, nếu ở góc độ lâu dài, Nhật Bản phải duy trì cân bằng quan hệ với các nước xung quanh bằng nỗ lực của chính mình.

Mang lại lợi ích kinh tế lâu dài?

Mối quan hệ “cơm không lành canh không ngọt” giữa Nhật-Trung cũng ảnh hưởng tới tình hình kinh tế vốn đã không mấy sáng sủa của Nhật Bản trong thời gian gần đây. Chính sách kích thích kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe, tuy về ngắn hạn đã phát huy hiệu quả, nhưng không phải là phương án giải quyết mang tính lâu dài.

Hàng hóa Nhật Bản chất đầy tại cảng ở Trung Quốc (Ảnh: CNN)


Hiện tại nền kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu đi xuống, tăng trưởng kinh tế được IMF dự đoán sẽ liên tiếp giảm. Do vậy, giới kinh tế Nhật Bản đang mong muốn quan hệ Nhật-Trung sẽ trở lại quĩ đạo, hướng tới lợi ích thực đối với nền kinh tế hai nước. Giới kinh tế Nhật Bản còn cho rằng chính việc cải thiện mối quan hệ Nhật-Trung sẽ là giải pháp lâu dài cho lợi ích kinh tế Nhật Bản.

Không chỉ giới kinh tế mà ngay cả giới ngoại giao hai nước cũng đã có nhận thức mới và thực tế hơn về quan hệ Nhật-Trung. Mới đây người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong buổi họp báo thường kỳ cũng đã nhấn mạnh rằng cần phải xử lý hợp lý các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước, loại bỏ những rào cản mang tính chính trị, nỗ lực đưa quan hệ hai nước vào quĩ đạo chung.

Chuyên gia người Đức nghiên cứu vấn đề Châu Á, ông Florial trong cuộc trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc cho rằng, quan hệ hai nước Trung-Nhật nguội lạnh trong nhiều năm nay, thêm vào đó áp lực mang tính quốc tế mà Nhật Bản đang chịu hiện tại ngày càng tăng. Trước tiên là vấn đề hạt nhân của Triều Tiên thông qua những vụ thử hạt nhân liên tiếp ở nước này, sau đó là khủng hoảng Ukraine khi Nhật tỏ lập trường trung lập không có ý tham gia sâu vào vấn đề này.

Chính vì vậy, Nhật Bản đã đến lúc có nhận thức rằng căng thẳng sẽ không giải quyết được những tồn tại, do vậy phải làm thế nào đó cho mối quan hệ với Trung Quốc bớt căng thẳng, nghĩa là cũng bớt đi áp lực mà Nhật Bản đang có trong các vấn đề quốc tế, để Nhật Bản tham gia nhiều hơn vào những vấn đề có lợi cho nhân dân.   

Koji Kubota thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia tìm kiếm MH370 (Ảnh: AP)


Một động thái mà dư luận hy vọng rằng qua đó Nhật-Trung có thể sẽ bớt căng thẳng khi Nhật vừa qua đã tích cực tham gia vào tìm kiếm máy bay mất tích MH370 của Hãng hàng không Malaysia chở 238 hành khách trong đó có hơn một nửa là hành khách người Trung Quốc và cử quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao tới Hàn Quốc. Dấu hiệu này ít nhiều làm cho Trung Quốc và Hàn Quốc thấy được thiện chí của Nhật Bản trong việc tham gia vào những vấn đề quốc tế liên quan trực tiếp tới Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây có thể nói là quyết định rất quan trọng của Nhật Bản.

Một số cơ quan truyền thông lớn của Nhật Bản phân tích rằng hai động thái này của Nhật Bản “có thể làm cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc. Đồng thời cũng có ý gây áp lực đối với Mỹ”.

Một tờ tạp chí tiếng Anh của Nhật cho rằng trong khi quan hệ Nhật-Trung đang rơi “tự do” thì việc Nhật Bản tham gia hoạt động cứu trợ máy bay MH370 có thể sẽ làm cho quan hệ hai nước dịu hơn và trở nên tốt hơn. 

Vào thời điểm hiện tại khó có thể khẳng định được rằng quan hệ Trung-Nhật chắc chắn sẽ tốt lên, nhưng dù sao đã có dấu hiệu cho thấy hai bên đã cởi mở hơn trong đàm phán liên quan tới việc cải thiện quan hệ hai nước, đặc biệt nếu cùng tham gia chung vào những vấn đề mang tính quốc tế thì điều này sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật-Trung mong đạt được nhất trí về vấn đề Triều Tiên
Nhật-Trung mong đạt được nhất trí về vấn đề Triều Tiên

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hy vọng sẽ đạt được nhận thức chung với phía Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên trong chuyến thăm đến Bắc Kinh của ông bắt đầu từ 25/12

Nhật-Trung mong đạt được nhất trí về vấn đề Triều Tiên

Nhật-Trung mong đạt được nhất trí về vấn đề Triều Tiên

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hy vọng sẽ đạt được nhận thức chung với phía Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên trong chuyến thăm đến Bắc Kinh của ông bắt đầu từ 25/12

Vết nứt mới trong quan hệ Nhật-Trung
Vết nứt mới trong quan hệ Nhật-Trung

(VOV) - Việc Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc trong Sách Trắng của mình khiến quan hệ hai nước thêm căng thẳng.

Vết nứt mới trong quan hệ Nhật-Trung

Vết nứt mới trong quan hệ Nhật-Trung

(VOV) - Việc Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc trong Sách Trắng của mình khiến quan hệ hai nước thêm căng thẳng.

Căng thẳng Nhật-Trung có chuyển thành “đối đầu” quân sự?
Căng thẳng Nhật-Trung có chuyển thành “đối đầu” quân sự?

VOV.VN - Dù không muốn có xung đột quân sự với Nhật Bản, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động trên biển.

Căng thẳng Nhật-Trung có chuyển thành “đối đầu” quân sự?

Căng thẳng Nhật-Trung có chuyển thành “đối đầu” quân sự?

VOV.VN - Dù không muốn có xung đột quân sự với Nhật Bản, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động trên biển.

Nhật-Trung khôi phục đối thoại về tranh chấp lãnh thổ
Nhật-Trung khôi phục đối thoại về tranh chấp lãnh thổ

(VOV) - Sau đàm phán sơ bộ tại Tokyo ngày 12/10, Trung Quốc và Nhật Bản quyết định khởi động vòng tham vấn mới giữa bộ Ngoại giao 2 nước.

Nhật-Trung khôi phục đối thoại về tranh chấp lãnh thổ

Nhật-Trung khôi phục đối thoại về tranh chấp lãnh thổ

(VOV) - Sau đàm phán sơ bộ tại Tokyo ngày 12/10, Trung Quốc và Nhật Bản quyết định khởi động vòng tham vấn mới giữa bộ Ngoại giao 2 nước.

Nhật tham gia tìm kiếm máy bay mất tích MH370
Nhật tham gia tìm kiếm máy bay mất tích MH370

VOV.VN - Máy bay P3C của Nhật ngày 24/3 trực tiếp tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Nhật tham gia tìm kiếm máy bay mất tích MH370

Nhật tham gia tìm kiếm máy bay mất tích MH370

VOV.VN - Máy bay P3C của Nhật ngày 24/3 trực tiếp tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Nhật-Trung hợp tác chặt chẽ vì ổn định trên bán đảo Triều Tiên
Nhật-Trung hợp tác chặt chẽ vì ổn định trên bán đảo Triều Tiên

Thủ tướng Yoshihiko Noda cũng hối thúc Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực nhằm nối lại các cuộc đối thoại 6 bên đang bị đình trệ.

Nhật-Trung hợp tác chặt chẽ vì ổn định trên bán đảo Triều Tiên

Nhật-Trung hợp tác chặt chẽ vì ổn định trên bán đảo Triều Tiên

Thủ tướng Yoshihiko Noda cũng hối thúc Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực nhằm nối lại các cuộc đối thoại 6 bên đang bị đình trệ.

Nhật-Trung nhất trí thảo luận về tranh chấp lãnh thổ
Nhật-Trung nhất trí thảo luận về tranh chấp lãnh thổ

(VOV) - Theo hãng tin Kyodo, Nhật Bản đang xem xét các cách thức nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai nước.

Nhật-Trung nhất trí thảo luận về tranh chấp lãnh thổ

Nhật-Trung nhất trí thảo luận về tranh chấp lãnh thổ

(VOV) - Theo hãng tin Kyodo, Nhật Bản đang xem xét các cách thức nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai nước.