Thế giới 7 ngày: Obama tiến thoái lưỡng nan với Syria

VOV.VN -Tổng thống Mỹ vận động hành lang để tấn công Syria, người dân nhiều nước biểu tình phản đối, ông Tony Abbott thắng cử tại Australia...

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tích cực "vận động hành lang" với các nghị sĩ nhằm đạt được ủng hộ tấn công Syria (Ảnh: Wochit)

Hôm 7/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi các nghị sĩ Mỹ ủng hộ một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria, đồng thời khẳng định đây sẽ không phải là một Iraq hay Afghanistan thứ hai. Tuy nhiên, trước khi Quốc hội Mỹ triệu tập lại vào ngày mai (9/9) để đưa ra quyết định cuối cùng, thì dư luận Mỹ phản đối một cuộc tấn công quân sự vào Syria đang diễn ra trên khắp nước Mỹ.

Theo cuộc thăm dò do tờ "Bưu điện Washington" tiến hành, tính đến ngày 6/9, 224 trong tổng số 433 hạ nghị sĩ Mỹ hiện nay nói không hoặc "không ngả" sang phương án hành động quân sự, trong khi 184 hạ nghị sĩ khác vẫn chưa quyết định và chỉ có 25 người ủng hộ tấn công.

Người dân Syria đến Quảng trường St. Peter's, Vatican tham gia cầu nguyện "Hòa bình cho Syria" (Ảnh Reuters)

Giáo hội Công giáo đã kêu gọi 1,2 tỷ người Công giáo và các tín đồ tôn giáo khác trên thế giới ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình ở Syria, chống lại bất kỳ sự can thiệp vũ trang nào. Giáo hoàng Francis cũng tổ chức một buổi cầu nguyện đại chúng kéo dài 4 giờ tại Quảng trường Thánh Peter, bắt đầu từ 0h ngày 8/9.

Với tình trạng bạo lực tiếp diễn trong nước và nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài thì người dân Syria vẫn sẽ là nạn nhân duy nhất trong cuộc chiến này. Một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ đã bắt đầu vượt khỏi biên giới Syria với các nước láng giềng. Hơn 2 triệu người Syria tỵ nạn tại Lebanon, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq… đang là gánh nặng với các quốc gia này.


Trong ảnh: Những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Morsi tuần hành, tay giơ cao biểu tượng nhà thờ Hồi giáo (AP)

Sáng 5/9, đoàn xe của Bộ trưởng Nội vụ Ibrahim đã bị một kẻ đánh bom liều chết tấn công, song ông đã may mắn thoát nạn. Theo các nguồn tin y tế, vụ tấn công đã khiến 21 người bị thương, trong đó có 10 cảnh sát.

Trong tuyên bố cùng ngày, Tổng thống lâm thời Ai Cập Adly Mansour cam kết bảo vệ cuộc sống của người dân, tài sản của nhà nước và tư nhân, đồng thời nhấn mạnh quyết tâm chống lại mọi âm mưu gây xung đột và trừng trị những kẻ “tấn công khủng bố”.

Tình hình tại Ai Cập vốn đã không yên bình kể từ sau khi cựu Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ, nay lại thêm vụ ám sát hụt Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập, khiến đất nước này lại thêm căng thẳng.


Lãnh đạo đảng Liên minh Tự do Quốc gia Tony Abbott cùng vợ và con gái mừng chiến thắng (Ảnh: Reuters)

Ngày 7/9, cuộc bầu cử Quốc hội Australia lần thứ 44 chính thức diễn ra. Mặc dù có tới hơn 50 đảng phái tham gia tranh cử nhưng theo nhận định của các chuyên gia phân tích, đây sẽ chỉ là cuộc đua song mã giữa Công đảng cầm quyền của Thủ tướng Kevin Rudd và Liên minh Tự do - Quốc gia đối lập do ông Tony Abbott đứng đầu.

Theo kết quả kiểm phiếu tính đến 21h tối cùng ngày, với khoảng 75% số phiếu được kiểm, Liên minh đối lập của ông Tony Abbott đã giành được 87 ghế, vượt qua mốc 76 ghế để giành chiến thắng trước Công đảng của Thủ tướng Australia Kevin Rudd với 53 ghế trong quốc hội. 

Các đại biểu tham dự Hội nghị G20 (Ảnh: Reuters)

Trong hai ngày 5- 6/9 tại St. Peterburg của Nga đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20 với sự tham dự của nhiều nguyên thủ, lãnh đạo và quan chức cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế. Bên cạnh các nội dung truyền thống của G20, tại hội nghị lần này nước chủ nhà Nga đã đưa ra kế hoạch hành động St.Peterburg. Nội dung chính của kế hoạch này nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững, tạo việc làm để cân bằng lợi ích giữa các nước, củng cố lòng tin của các thị trường tài chính, kích thích đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế thực tế.

Liên quan đến tình hình Syria, cả Nga và Mỹ đều chưa đạt được mục tiêu của mình tại Hội nghị, song quan điểm của Nga về việc cần tuân thủ luật pháp quốc tế và tìm kiếm giải pháp chính trị - ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Syria đã được lãnh đạo nhiều nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ủng hộ.

Trong ảnh: Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Timor Leste Xanana Gusmao tại Phnompenh ngày 5/9 (AP)

Sáng 8/9, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC) đã công bố kết quả chính thức của cuộc bầu Quốc hội Campuchia khóa V tiến hành ngày 28/7. Theo đó đảng CPP giành được 68 trong tổng số 123 ghế, 55 ghế còn lại thuộc về đảng CNRP. 

Theo Hiến pháp Campuchia, Quốc hội mới sẽ họp phiên đầu tiên sau ngày bầu cử 60 ngày để bầu các chức danh lãnh đạo của cơ quan lập pháp tối cao. Đảng CPP sẽ tiếp tục cầm quyền ở Campuchia từ nay đến năm 2018 và ông Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ IV, ứng cử viên Thủ tướng nhiệm kỳ V của đảng CPP sẽ tiếp tục làm Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ và thành lập chính phủ mới.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif  phát biểu ngày 6/9, khẳng định giải tỏa mối lo ngại của quốc tế về hạt nhân Iran (Ảnh: Wochit)

Trong phát biểu đầu tiên kể từ khi được Tổng thống Rowhani giao trọng trách chỉ đạo đàm phán hạt nhân với các cường quốc, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif  ngày 6/9 khẳng định, giải tỏa những lo ngại của quốc tế là mối quan tâm của chính phủ Iran, bởi vũ khí hạt nhân không nằm trong chính sách của quốc gia Hồi giáo này.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao phương Tây cũng bày tỏ hy vọng hai bên có thể sớm tổ chức các cuộc đối thoại về chương trình hạt nhân của Iran ngay trong tháng 9 này, sau khi Bộ Ngoại giao nước này đảm nhiệm vai trò chỉ đạo đàm phán. Vòng đàm phán mới giữa Iran và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ diễn ra vào ngày 27/9 tới./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới 7 ngày: Syria trước nguy cơ can thiệp quân sự
Thế giới 7 ngày: Syria trước nguy cơ can thiệp quân sự

VOV.VN -Mỹ sẵn sàng can thiệp quân sự vào Syria, Iran có trưởng đoàn đàm phán hạt nhân mới, ông Bạc Hy Lai ra tòa...

Thế giới 7 ngày: Syria trước nguy cơ can thiệp quân sự

Thế giới 7 ngày: Syria trước nguy cơ can thiệp quân sự

VOV.VN -Mỹ sẵn sàng can thiệp quân sự vào Syria, Iran có trưởng đoàn đàm phán hạt nhân mới, ông Bạc Hy Lai ra tòa...

Bầu cử Australia: Cuộc đua song mã
Bầu cử Australia: Cuộc đua song mã

VOV.VN -Có tới hơn 50 đảng phái sẽ tham gia tranh cử tại cuộc bầu cử lần này, gấp đôi so với con số của năm 2010.

Bầu cử Australia: Cuộc đua song mã

Bầu cử Australia: Cuộc đua song mã

VOV.VN -Có tới hơn 50 đảng phái sẽ tham gia tranh cử tại cuộc bầu cử lần này, gấp đôi so với con số của năm 2010.

Phương Tây hết sức thận trọng khi quyết định tấn công Syria
Phương Tây hết sức thận trọng khi quyết định tấn công Syria

VOV.VN - Syria trước sự can thiệp quân sự của phương Tây; Hội nghị ADMM+; phán quyết bầu cử tại Campuchia... là những vấn đề được quan tâm.

Phương Tây hết sức thận trọng khi quyết định tấn công Syria

Phương Tây hết sức thận trọng khi quyết định tấn công Syria

VOV.VN - Syria trước sự can thiệp quân sự của phương Tây; Hội nghị ADMM+; phán quyết bầu cử tại Campuchia... là những vấn đề được quan tâm.

Thế giới kêu gọi giải pháp chính trị cho Syria
Thế giới kêu gọi giải pháp chính trị cho Syria

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng châu Âu khẳng định chỉ có giải pháp chính trị mới có thể chấm dứt đổ máu, vi phạm quyền con người.

Thế giới kêu gọi giải pháp chính trị cho Syria

Thế giới kêu gọi giải pháp chính trị cho Syria

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng châu Âu khẳng định chỉ có giải pháp chính trị mới có thể chấm dứt đổ máu, vi phạm quyền con người.