Thông điệp Mỹ gửi Nga và Trung Quốc từ vụ thử chống sốc tàu sân bay

VOV.VN - Các cuộc thử nghiệm chống sốc tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ được xem như thông điệp của Mỹ gửi tới Nga và Trung Quốc, rằng Washington không lo ngại về các loại tên lửa được mệnh danh là “sát thủ diệt hạm” của đối phương.

Cuộc thử nghiệm thứ 3 và cũng là thử nghiệm cuối cùng về khả năng chống sốc của siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford đã hoàn thành hôm 8/8 ở ngoài khơi bờ biển Florida, Các cuộc thử nghiệm trước đó diễn ra vào ngày 18/6 và 16/7.

Cả 3 vụ nổ được lên kế hoạch rất kỹ lưỡng và được phối hợp hài hòa để đảm bảo an toàn cho những người trên tàu và bản thân con tàu, cũng như hạn chế các tác động đối với môi trường xung quanh.

Siêu tàu sân bay Mỹ không gặp phải thiệt hại nào về người và chỉ có một số hư hỏng nhỏ đối với con tàu.

Trong các cuộc thử nghiệm được thực hiện ở Đại Tây Dương, khối chất nổ 18 tấn được kích nổ dưới nước, sức mạnh tương đương trận động đất 3,9 độ. Vụ nổ trong lần thử nghiệm sau được thực hiện gần tàu hơn so với lần thử nghiệm trước. Dữ liệu về tác động đối với tàu USS Gerald R. Ford đang được thu thập.

“Các cuộc thử nghiệm chứng minh con tàu có khả năng chịu được những cú sốc cực lớn và vẫn có thể tiếp tục hoạt động trong những điều kiện khắc nghiệt”, ông Brian Metcalf, người đứng đầu văn phòng chương trình tàu sân bay tương lai của Hải quân Mỹ cho biết.

Các thử nghiệm sốc được thiết kế để kiểm tra khả năng chịu áp lực lớn và khả duy trì hoạt động trong môi trường chiến đấu giả lập.

Những hư hại nhỏ đối với tàu USS Gerald R. Ford sẽ được đánh giá và sửa chữa trong quá trình bảo trì trước khi triển khai nhiệm vụ vào năm 2022.

Cuộc thử nghiệm sốc được Mỹ thực hiện gần đây nhất vào năm 2016 với 2 tàu tác chiến gần bờ. Tàu sân bay gần đây nhất tiến hành thử nghiệm tương tự là tàu USS Theodore Roosevelt năm 1987.

Những năm gần đây, Hải quân Mỹ nhấn mạnh vào việc duy trì ưu thế hàng đầu khi phải cạnh tranh với đội tàu ngày càng lớn của Trung Quốc. Một tài liệu của chính phủ Mỹ công bố hồi tháng 6 nêu ra các kế hoạch duy trì đội tàu hải quân khoảng 321-372 chiếc.

Tính đến năm 2020, Trung Quốc có 360 tàu hải quân, trong khi Mỹ có 297 tàu. Tuy nhiên, Mỹ có nhiều tàu cỡ lớn hơn với 11 tàu sân bay trong khi Trung Quốc chỉ có 2 tàu sân bay, Mỹ có 92 tàu tuần dương và tàu khu trục trong khi Trung Quốc có 33. Các hệ thống vũ khí của Mỹ cũng mạnh hơn của Trung Quốc.

Mỹ không lo sát thủ diệt hạm

Thử nghiệm chống sốc được kỳ vọng sẽ cung cấp dữ liệu đáng giá cho việc đóng loạt tàu sân bay lớp Ford – dự án tàu sân bay lớn đầu tiên của Mỹ kể từ những năm 1960. USS Gerald R. Ford, tàu đầu tiên thuộc lớp này, được đưa vào sử dụng từ năm 2017. Hai tàu khác là USS John F. Kennedy và USS Enterprise đang được đóng. Ngoài ra, Mỹ cũng đang đặt hàng 2 tàu lớp Ford khác.

“Ngoài thu nhập số liệu, một lý do khác Mỹ đưa ra thông báo về các cuộc thử nghiệm chống sốc là để gửi thông điệp tới Trung Quốc và Nga rằng các tàu chiến Mỹ có sức chống chịu vượt trội và Mỹ không lo ngại về những vũ khí chống hạm truyền thống của Nga và Trung Quốc. Vụ nổ với 18 tấn thuốc nổ lớn hơn nhiều so với bất kỳ đầu đạn của tên lửa truyền thống hay ngư lôi nào”, Song Zhongping, một chuyên gia quân sự Trung Quốc, đánh giá.

Trung Quốc đã chế tạo các loại tên lửa đạn đạo chống hạm, trong đó có “sát thủ diệt tàu sân bay” DF-21D và DF-26, được cho là có khả năng bắn trúng tàu mục tiêu đang di chuyển cách xa hàng ngàn km.

Nga cũng đang thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm Zircon, có khả năng đạt tốc độ Mach 9. Tên lửa đánh trúng mục tiêu trong cuộc thử nghiệm tháng 7/2021.

Chuyên gia Song Zhongping cho rằng, cuộc thử nghiệm chứng minh tàu sân bay lớp Ford có khả năng chịu được ngư lôi hoặc các cuộc tấn công tên lửa gần đó nhưng chưa cho thấy khả năng chống chịu khi bị tấn công trực tiếp.

“Các tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa siêu thanh có thể mang vũ khí xung điện từ được kích nổ trên cao và gây hư hỏng cho tàu sân bay, hoặc thậm chí khiến nó mất hoàn toàn khả năng tham gia chiến đấu”, ông Song nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Siêu tàu sân bay Mỹ thử nghiệm chống sốc với 20 tấn thuốc nổ
Siêu tàu sân bay Mỹ thử nghiệm chống sốc với 20 tấn thuốc nổ

VOV.VN - Trong các cuộc thử nghiệm, Hải quân Mỹ đã kích hoạt khối chất nổ 20 tấn gần tàu sân bay USS Gerald R. Ford để kiểm tra khả năng chống chịu va đập lớn trong chiến đấu của con tàu.

Siêu tàu sân bay Mỹ thử nghiệm chống sốc với 20 tấn thuốc nổ

Siêu tàu sân bay Mỹ thử nghiệm chống sốc với 20 tấn thuốc nổ

VOV.VN - Trong các cuộc thử nghiệm, Hải quân Mỹ đã kích hoạt khối chất nổ 20 tấn gần tàu sân bay USS Gerald R. Ford để kiểm tra khả năng chống chịu va đập lớn trong chiến đấu của con tàu.

Hải quân Mỹ kích nổ trên biển, thử nghiệm khả năng chống sốc của tàu sân bay mới
Hải quân Mỹ kích nổ trên biển, thử nghiệm khả năng chống sốc của tàu sân bay mới

VOV.VN - Các cuộc thử nghiệm nhằm kiểm khả năng của tàu sân bay USS Gerald R. Ford chống chọi với sóng xung kích phát ra từ các vụ nổ trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt.

Hải quân Mỹ kích nổ trên biển, thử nghiệm khả năng chống sốc của tàu sân bay mới

Hải quân Mỹ kích nổ trên biển, thử nghiệm khả năng chống sốc của tàu sân bay mới

VOV.VN - Các cuộc thử nghiệm nhằm kiểm khả năng của tàu sân bay USS Gerald R. Ford chống chọi với sóng xung kích phát ra từ các vụ nổ trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt.

Tàu sân bay của Mỹ có dễ bị phá hủy trong một cuộc chiến tranh hiện đại?
Tàu sân bay của Mỹ có dễ bị phá hủy trong một cuộc chiến tranh hiện đại?

VOV.VN - Với kích thước khổng lồ, các tàu sân bay Mỹ được cho là dễ trở thành mục tiêu của các loại vũ khí ngày càng chính xác và hiện đại. Tuy nhiên việc đánh chìm các “pháo đài nổi” này của Mỹ rất khó thành công.

Tàu sân bay của Mỹ có dễ bị phá hủy trong một cuộc chiến tranh hiện đại?

Tàu sân bay của Mỹ có dễ bị phá hủy trong một cuộc chiến tranh hiện đại?

VOV.VN - Với kích thước khổng lồ, các tàu sân bay Mỹ được cho là dễ trở thành mục tiêu của các loại vũ khí ngày càng chính xác và hiện đại. Tuy nhiên việc đánh chìm các “pháo đài nổi” này của Mỹ rất khó thành công.