Tranh luận giữa Harris và Trump - cuộc đối đầu nhiều ẩn số

VOV.VN - Cuộc tranh luận giữa bà Harris (ứng viên Dân chủ) và ông Trump (ứng viên Cộng hòa) là cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên sau khi đảng Dân chủ thay đổi ứng viên tổng thống.

Dư luận Mỹ về cuộc tranh luận mới so với tranh luận Biden - Trump trước đây

Ở cuộc tranh luận giữa Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump, chiến thắng rõ ràng đã thuộc về ông Trump khi Tổng thống Biden đã có màn thể hiện đáng thất vọng và mất điểm và đó cũng là lý do ông Biden đã phải rút lui khỏi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng để nhường chỗ cho phó tướng của mình là bà Kamala Harris.

Cuộc tranh luận lần đó diễn ra khi cả hai đều chưa là ứng cử viên chính thức của mỗi đảng ra tranh cử Tổng thống. Tuy nhiên, cuộc tranh luận hôm 10/9 giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump lại khác khi cả hai là đại diện chính thức của mỗi đảng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Dư luận tất nhiên rất quan tâm tới sự kiện này khi đây là lần đầu tiên hai người tranh luận trực tiếp với nhau trên truyền hình và sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chỉ còn chưa tới hai tháng nữa là tới ngày tổng tuyển cử. Các quan điểm, ý kiến, chính sách đưa ra tại cuộc tranh luận này có thể sẽ là những cam kết, đường hướng của chính quyền mới ở Mỹ trong 4 năm tới, điều mà các cử trị Mỹ rất quan tâm vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của họ.

Đây là cuộc tranh luận đầu tiên và có thể sẽ còn một cuộc tranh luận thứ hai nhưng đây chính là khởi đầu của chặng đua nước rút và ứng viên nào ghi điểm chắc chắn sẽ tạo niềm tin, đoàn kết trong đảng đồng thời gây cảm tình với các cử tri, nhất là các cử tri độc lập và những người còn lưỡng lự chưa biết bầu cho ai, và lá phiếu của bộ phận cử tri này hoàn toàn có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử năm nay. Mặc dù kết quả các cuộc tranh luận không ảnh hưởng nhiều tới sự lựa chọn của cử tri trong các cuộc bầu cử ở Mỹ nhưng việc thể hiện tốt hơn trong cuộc tranh luận đầu tiên chắc chắn sẽ là bước chạy đà thuận lợi trong giai đoạn nước rút hiện nay. 

Điểm nhấn trong màn thể hiện của bà Harris là gì?

Đây là màn tranh luận đầu tiên của bà Kamala Harris trên vai trò đại diện chính thức của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm nay. Chính vì vậy, bản thân đảng Dân chủ và dư luận rất chờ đợi bà sẽ thể hiện như thế nào trước đối thủ Donald Trump, một người rất bốc đồng và khó đoán định và việc trước đây đã khiến Tổng thống Biden lúng túng khi tranh luận đã cho thấy ông Trump là một đối thủ đáng gờm như thế nào.

Để có màn thể hiện ấn tượng, bà Harris sẽ phải chứng minh được bản thân một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực từ phong thái cho tới cách thể hiện và cả trọng tâm chính sách.

Về phong thái, bà sẽ phải thể hiện mình là sự lựa chọn đúng đắn của đảng Dân chủ là tương lai của nước Mỹ trong 4 năm tới. Bà Harris là người phụ nữ da màu đầu tiên đại diện cho một chính đảng ra tranh cử tổng thống tại Mỹ, điều đó là một áp lực lớn vì không rõ liệu người dân Mỹ đã thực sự sẵn sàng cho một nữ tổng thống da màu hay chưa, nên bà cần chứng minh vì sao người dân Mỹ cần bầu cho bà và bà cần thể hiện những thế mạnh của mình như độ trẻ trung, mới mẻ, một làn gió mới, một nguồn năng lượng mới của đảng Dân chủ.

Cách thể hiện trong cuộc tranh luận cũng đáng chú ý khi liệu bà có át hay nổi trội hơn đối thủ Donald Trump hay không, khả năng hùng biện, khả năng tranh luận của bà sẽ được bộc lộ ra sao.

Qua cuộc tranh luận này, dư luận cũng sẽ lưu ý tới những ưu tiên chính sách cả đối nội và đối ngoại mà bà Harris sẽ đưa ra, liệu có gì mới mẻ so với chính sách của Tổng thống Biden hay không, liệu bà Harris có đưa ra được giải pháp gì cho những vấn đề mà nước Mỹ đang gặp phải hay không hay vẫn chỉ là những cam kết chung chung và không có các kế hoạch cụ thể. Sau khi thay thế Tổng thống Biden ra tranh cử, bà Harris đã tạo ra được sự hưng phấn trong nội bộ đảng và một bộ phận cử tri nhưng bây giờ mới thực sự là lúc chứng minh thực lực của mình và cuộc tranh luận này vừa có thể là bệ phóng cho bà Harris trong chặng đua nước rút vừa có thể bộc lộ những điểm yếu của bà Harris.

Lợi thế riêng của mỗi bên

Cuộc tranh luận lần này sẽ rất thú vị vì đây là cuộc đối đầu giữa một bên là kinh nghiệm dày dặn với một bên là sự mới mẻ, nhiều ẩn số. Cựu Tổng thống Donald Trump có nhiều kinh nghiệm tranh luận kể từ năm 2016 và hiện đang có lợi thế lớn và được coi là ở cửa trên khi đã khiến Tổng thống Biden phải từ bỏ tranh cử chỉ sau cuộc tranh luận đầu tiên. Kể từ sau cuộc tranh luận đó, uy tín của ông Trump đã lên đáng kể và việc luôn dẫn trước trong các cuộc khảo sát cũng là một ưu thế trước cuộc tranh luận lần này.

Tuy nhiên, việc Tổng thống Biden bất ngờ dừng bước và để Phó Tổng thống Harris thay thế cũng đã làm chiến dịch của ông Trump khá lúng túng vì họ vốn đã chuẩn bị đối phó với ông Biden thì nay lại là một ứng viên khác, trẻ trung hơn và có thể mang tới điều bất ngờ. Yếu tố tuổi tác và độ minh mẫn mà ông Trump cùng đội ngũ của mình khai thác để công kích Tổng thống Biden thì nay lại chính là một trong những bất lợi của ông Trump khi ông là ứng cử viên nhiều tuổi nhất trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ. Những ưu tiên chính sách của ông Trump khá rõ ràng và đã được ông công khai tại các cuộc vận động cử tri và những chính sách này phần lớn là tiếp nối thời ông Trump làm tổng thống. Những chính sách, ưu tiên của ông Trump tiếp tục có được sự ủng hộ của đảng Cộng hòa và một bộ phận cử tri trung thành và điều này cũng có thể là một lợi thế nếu bà Harris không đưa ra được một chương trình nghị sự cụ thể.

Ở chiều ngược lại, Phó Tổng thống Harris có lợi thế khi đã mang lại luồng gió mới, sự hưng phấn trong đảng, mang lại niềm hy vọng mới sau khi Tổng thống Biden dừng tranh cử. Ngay sau khi ra tranh cử, bà Harris đã có được sự ủng hộ của các lãnh đạo chủ chốt trong đảng, các nhà tài trợ lớn và truyền thông dòng chính. Lợi thế nữa đó là uy tín của bà Harris đã lên rất cao, cụ thể là trong các cuộc khảo sát, tỷ lệ ủng hộ bà hiện đang rất sít sao với đối thủ Donald Trump, ngay cả tại các bang chiến trường, điều mà trước đây Tổng thống Joe Biden không làm được. Chiến dịch của bà Harris đã gây quỹ được rất nhiều và vượt trội so với đội ngũ của ông Trump và trong bầu cử Mỹ thì yếu tố tài chính cũng khá quan trọng.

Bà Harris được kỳ vọng rất nhiều trong cuộc tranh luận lần này vì bà là một ẩn số và yếu tố bất ngờ cũng chính là một lợi thế trước một đối thủ có thể nói là giỏi tranh luận như ông Trump.

Các lợi thế của hai ứng viên trước tranh luận trên thực tế chỉ để tham khảo và điều quan trọng nhất là họ sẽ thể hiện như thế nào từ phong thái cho tới quan điểm cá nhân, ưu tiên chính sách, đây mới là yếu tố quan trọng quyết định thắng thua giữa hai ứng cử viên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Toàn cảnh quốc tế sáng 11/9: Tranh luận bầu cử Mỹ "nóng rẫy"
Toàn cảnh quốc tế sáng 11/9: Tranh luận bầu cử Mỹ "nóng rẫy"

VOV.VN - Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tham gia cuộc tranh luận quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của mình trong khi đó đây là lần thứ 7 của cựu Tổng thống Trump.

Toàn cảnh quốc tế sáng 11/9: Tranh luận bầu cử Mỹ "nóng rẫy"

Toàn cảnh quốc tế sáng 11/9: Tranh luận bầu cử Mỹ "nóng rẫy"

VOV.VN - Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tham gia cuộc tranh luận quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của mình trong khi đó đây là lần thứ 7 của cựu Tổng thống Trump.

Bà Harris tố ông Trump đã để lại mớ hỗn độn sau 4 năm làm tổng thống
Bà Harris tố ông Trump đã để lại mớ hỗn độn sau 4 năm làm tổng thống

VOV.VN - Trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ tối 10/9 (theo giờ địa phương), Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết chính quyền đương kim Tổng thống Joe Biden đã phải "dọn dẹp mớ hỗn độn của Donald Trump" sau 4 năm ông ở Nhà Trắng.

Bà Harris tố ông Trump đã để lại mớ hỗn độn sau 4 năm làm tổng thống

Bà Harris tố ông Trump đã để lại mớ hỗn độn sau 4 năm làm tổng thống

VOV.VN - Trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ tối 10/9 (theo giờ địa phương), Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết chính quyền đương kim Tổng thống Joe Biden đã phải "dọn dẹp mớ hỗn độn của Donald Trump" sau 4 năm ông ở Nhà Trắng.

Bà Harris có thể lộ điểm yếu khi tranh luận trực tiếp với ông Trump
Bà Harris có thể lộ điểm yếu khi tranh luận trực tiếp với ông Trump

VOV.VN - Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tham gia cuộc tranh luận quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của mình vào tối 10/9, tuy nhiên, các màn thể hiện trên sân khấu của bà thường nhận nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng Phó Tổng thống sẽ dễ dàng để lộ điểm yếu trước đối thủ Donald Trump tại trận "so găng" sắp tới.

Bà Harris có thể lộ điểm yếu khi tranh luận trực tiếp với ông Trump

Bà Harris có thể lộ điểm yếu khi tranh luận trực tiếp với ông Trump

VOV.VN - Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tham gia cuộc tranh luận quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của mình vào tối 10/9, tuy nhiên, các màn thể hiện trên sân khấu của bà thường nhận nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng Phó Tổng thống sẽ dễ dàng để lộ điểm yếu trước đối thủ Donald Trump tại trận "so găng" sắp tới.

Cuộc tranh luận Harris-Trump sẽ định hình đường đua Tổng thống Mỹ như thế nào?
Cuộc tranh luận Harris-Trump sẽ định hình đường đua Tổng thống Mỹ như thế nào?

VOV.VN - Nhiều nhà quan sát nhận định rằng, các cuộc tranh luận Tổng thống khó có ảnh hưởng lớn đến kết quả bầu cử cuối cùng. Tuy nhiên, lịch sử đã nhiều lần đưa ra lời phản bác cho nhận định trên.

Cuộc tranh luận Harris-Trump sẽ định hình đường đua Tổng thống Mỹ như thế nào?

Cuộc tranh luận Harris-Trump sẽ định hình đường đua Tổng thống Mỹ như thế nào?

VOV.VN - Nhiều nhà quan sát nhận định rằng, các cuộc tranh luận Tổng thống khó có ảnh hưởng lớn đến kết quả bầu cử cuối cùng. Tuy nhiên, lịch sử đã nhiều lần đưa ra lời phản bác cho nhận định trên.