Thế giới 7 ngày:

Trung Quốc hiếu chiến bắt tàu cá, 6 ngư dân Việt Nam

VOV.VN - Các quan chức Trung Quốc xác nhận họ đã bắt giữ 6 ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc bắt những ngư dân này vì họ đã “đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Trung Quốc” gần đảo Hải Nam.

Tuy nhiên, BBC dẫn lời các thủy thủ Việt Nam tận mắt chứng kiến vụ việc trên cho biết việc bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam diễn ra ngay trong khu vực ngư trường Vịnh Bắc Bộ.

 

Tàu Trung Quốc ngăn cản tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 (Ảnh Reuters)

Trung Quốc hiện đang có những hành động leo thang căng thẳng trên Biển Đông sau khi nước này ngày 1/5 đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và huy động nhiều tàu các loại chủ động đâm va và dùng vòi rồng tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan.

Hành động này của Trung Quốc đã khiến các nước liên quan rất giận dữ và Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài thường trực (PCA) có trụ sở tại The Hague (Hà Lan).

 

Một chốt chặn do phe biểu tình dựng lên ở miền Đông Ukraine (Ảnh BBC)

*Viễn cảnh ngừng bắn tại Ukraine vẫn mờ mịt khi ngày 4/7 NATO triển khai tập trận ở Biển Đen như để nhắc nhở các bên về “sự hiện diện” của liên quân bên cạnh Ukraine.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh bạo lực ở miền Đông Ukraine đang leo thang nhanh chóng sau khi chính quyền Kiev không gia hạn lệnh ngừng bắn hết hiệu lực ngày 30/6 vừa qua.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đang kêu gọi đàm phán với các lực lượng đòi liên bang hóa ở miền Đông về một lệnh ngừng bắn lâu dài mới trong ngày 5/7, song viễn cảnh này vẫn còn rất mờ mịt.

Tàu khu trục Anh tham gia tập trận với NATO trên Biển Đen (Ảnh PressTV)

Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 4/7, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã thảo luận về những nỗ lực tổ chức đàm phán về lệnh ngừng bắn mới ở miền Đông.

Tính đến nay, hơn 200 người của Chính phủ và hàng trăm dân thường cũng như thành viên lực lượng đòi liên bang hóa đã thiệt mạng vì các vụ bạo lực và xung đột ở miền Đông Ukraine.

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (phải) (ảnh: AP)

*Dư luận cho rằng trật tự quan hệ ngoại giao Đông Bắc Á đang thay đổi khi lần đầu tiên trong hai thập kỷ một Chủ tịch Trung Quốc thăm Hàn Quốc mà “không dừng chân ở Triều Tiên”.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye thảo luận về các vấn đề song phương, khu vực và tăng cường quan hệ thương mại, ngoại giao. 

Hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Trung Quốc đặt mục tiêu đưa thương mại hai nước lên mức 300 tỷ USD vào năm 2015. 

Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi các bước đi cần thiết để chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói: “Phi hạt nhân hóa và duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên  phù hợp với lợi ích chung của các thành viên trong đàm phán 6 bên. Các bên liên quan cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn".

Thủ tướng Abe (ảnh: PressTV)

*Chính phủ Nhật Bản hôm 1/7 đã thông qua nghị quyết dỡ bỏ những rào cản hiến pháp từng ngăn quân đội nước này tham chiến ở nước ngoài kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Đây là một chiến thắng chính trị của Thủ tướng Nhật Abe, người hứa hẹn sẽ đóng góp nhiều hơn cho ổn định trên thế giới.

Được soạn thảo theo sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, dự thảo diễn giải lại bản Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản đánh dấu một bước ngoặt quan trọng nhất kể từ khi quân đội nước này được thành lập cách đây 60 năm và là một chiến thắng chính trị của ông Abe.

Phát biểu tại cuộc họp chính phủ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói: “Trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản, tôi có một trọng trách lớn lao đó là bảo vệ cuộc sống của người dân. Dựa trên mong muốn này, quyết định của chính phủ là sự chuẩn bị khuôn khổ cho một luật an ninh mới. Nhật Bản sẽ đóng góp nhiều hơn nữa nhằm đảm bảo ổn định và hòa bình thế giới. Tuy nhiên, trong bất kỳ cuộc xung đột nào, giải pháp không phải là sử dụng sức mạnh quân sự mà bằng luật pháp quốc tế và ngoại giao.”

*Nhật Bản có một quyết định mang tính lịch sử trong việc cải thiện quan hệ với Triều Tiên khi Chính phủ Nhật Bản ngày 3/7 đã quyết định dỡ bỏ một phần các biện pháp cấm vận của nước này đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sau khi Triều Tiên có các động thái tích cực trong việc điều tra lại vấn đề bắt cóc công dân Nhật Bản.  

Đáp lại thiện chí của Nhật Bản, Triều Tiên cho biết sẽ thành lập Ủy ban điều tra đặc biệt để điều tra lại số phận toàn bộ người Nhật mất tích. Ủy ban này sẽ được Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, cơ quan có quyền lực tối cao tại nước này, trao cho quyền hạn đặc biệt để có thể tiến hành điều tra toàn bộ các cơ quan của Triều Tiên.

Người đứng đầu Ủy ban điều tra đặc biệt sẽ là một quan chức cấp cao của Ủy ban Quốc phòng. Bình Nhưỡng cũng cho phép Tokyo cử người tham gia vào Ủy ban điều tra đặc biệt vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tính khách quan và chính xác của cuộc điều tra. Với những cam kết của Triều Tiên, Nhật Bản đánh giá cuộc điều tra sẽ được tiến hành một cách thực chất và điều đó cần được đáp lại với việc dỡ bỏ một phần biện pháp cấm vận chống nước này.

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết: “Theo nguyên tắc hành động tương xứng hành động, Nhật Bản quyết định dỡ bỏ một phần các biện pháp cấm vận của mình chống Triều Tiên. Tuy nhiên, đây chỉ là sự khởi đầu. Chúng tôi quyết tâm dồn toàn bộ sức lực để giải quyết toàn diện vấn đề bắt cóc”.

Bình Nhưỡng cho rằng đã giải quyết xong vấn đề bắt cóc sau khi trao trả 5 người cho Nhật Bản và cho biết 8 người còn lại đã chết. Tuy nhiên, Tokyo nghi ngờ hàng chục công dân Nhật Bản mất tích trong những năm 70 và 80 của thế kỷ trước có thể cũng bị Triều Tiên bắt cóc.

 

Binh sỹ quân đội Iraq nã pháo vào phiến quân Hồi giáo Sunni (Ảnh Reuters)

Iraq lại đang rơi vào tình trạng không lối thoát đó là nguy cơ quân đội nước này bị các tay súng cực đoan thôn tính.

Ngày 2/7, quân đội Iraq đã triển khai hơn 120 cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của Nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông ở một số khu vực của nước này.

Trong khi đó, các chiến binh người Kurd đã tiến vào Kirkuk và một số khu vực khác ở Iraq khi lực lượng liên quân rút khỏi đây sau chiến dịch tấn công do các phần tử thuộc nhóm “Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông” (ISIL) tiến hành hồi tháng trước. 

Ngày 2/7, quân đội Iraq không kích vào một số khu vực của Nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông. Từ hôm 29/6, quân đội Iraq cũng đã triển khai xe tăng và xe quân sự đến phía Bắc Tikrit nhằm nỗ lực giành lại quyền kiểm soát thành phố trọng điểm này.

Theo một số báo cáo, chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua đã có hơn 2.000 dân thường đã bị giết hại trong các cuộc xung đột do những nhóm cực đoan ở Iraq gây ra.

 

 

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (ảnh: Reuters)

*Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị bắt giam ngày 1/7 để thẩm vấn liên quan đến các cáo buộc về tội lạm dụng quyền lực. 

Các nhà điều tra cho biết, họ đang tìm hiểu xem liệu có phải ông Sarkozy, người giữ chức Tổng thống Pháp 2007-2012, đã từng hứa hẹn với một thẩm phán rằng sẽ cho người này 1 vị trí cấp cao ở Monaco để đổi lấy thông tin.

Một thẩm phán có uy tín trong nước Pháp, ông Gilbert Azibert đã bị thẩm vấn vào ngày 30/6. Một thẩm phán khác tên là Patrick Sassoust cũng đã bị bắt giữ.

Theo BBC, ông Nicolas Sarkozy bị bắt giữ ở vùng Nanterre, gần Paris. Đây là lần đầu tiên, 1 cựu Tổng thống Pháp bị bắt giữ, việc chưa từng xảy ra ở nước này trong lịch sử.

Việc bị bắt là 1 đòn giáng mạnh vào nỗ lực tham gia tranh cử của cựu Tổng thống Sarkozy trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017.

BBC cho biết, các nhà điều tra có thể tạm giữ ông Sarkozy trong vòng 24 giờ nhưng có thể gia hạn tạm giữ thêm một ngày nữa.


Hải quân Mỹ có Đô đốc 4 sao nữ đầu tiênĐây là lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của mình, Hải quân Mỹ có một phụ nữ là quan chức cao cấp thứ 2 trong lực lượng.

Theo VOA, Nữ Đô đốc Michelle Howard ngày 2/7 đã được bổ nhiệm làm Đô đốc 4 sao và sẽ đảm nhiệm vị chí Phó Chỉ huy các Chiến dịch của Hải quân Mỹ (VCNO).

Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus chính là người ký quyết định nói trên.

“Hải quân Mỹ luôn lựa chọn những sỹ quan ưu tú nhất để nắm vị trí Phó Chỉ huy các Chiến dịch của Hải quân và điều này đã xảy ra ngày hôm nay”, ông Mabus nói.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ năm 1982, bà Howard đã giành được rất nhiều điều đầu tiên và duy nhất trong sự nghiệp của mình.

Bà Howard là phụ nữ Mỹ đầu tiên là Tướng 3 sao trong lực lượng quân đội Mỹ cũng là người phụ nữ đầu tiên là Đô đốc Hải quân.

Ngoài ra, bà cũng là người phụ nữ gốc Phi đầu tiên chỉ huy một tàu Hải Quân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc vẫn thản nhiên “đổ dầu” vào điểm nóng Biển Đông
Trung Quốc vẫn thản nhiên “đổ dầu” vào điểm nóng Biển Đông

VOV.VN - Ra rả nói rằng mình trỗi dậy hòa bình và không muốn làm phức tạp tình hình, Trung Quốc vẫn ngang nhiên thay đổi hiện trạng bất chấp tất cả.

Trung Quốc vẫn thản nhiên “đổ dầu” vào điểm nóng Biển Đông

Trung Quốc vẫn thản nhiên “đổ dầu” vào điểm nóng Biển Đông

VOV.VN - Ra rả nói rằng mình trỗi dậy hòa bình và không muốn làm phức tạp tình hình, Trung Quốc vẫn ngang nhiên thay đổi hiện trạng bất chấp tất cả.

Đánh bom tại Iraq, 12 binh sỹ thiệt mạng
Đánh bom tại Iraq, 12 binh sỹ thiệt mạng

VOV.VN - Ít nhất 12 binh sỹ thiệt mạng và khoảng 30 người khác đã bị thương trong một vụ đánh bom ngày 4/7.

Đánh bom tại Iraq, 12 binh sỹ thiệt mạng

Đánh bom tại Iraq, 12 binh sỹ thiệt mạng

VOV.VN - Ít nhất 12 binh sỹ thiệt mạng và khoảng 30 người khác đã bị thương trong một vụ đánh bom ngày 4/7.

Viễn cảnh ngừng bắn tại Ukraine vẫn mờ mịt
Viễn cảnh ngừng bắn tại Ukraine vẫn mờ mịt

VOV.VN - Ngày 4/7 NATO triển khai tập trận ở Biển Đen như để nhắc nhở các bên về “sự hiện diện” của liên quân bên cạnh Ukraine.

Viễn cảnh ngừng bắn tại Ukraine vẫn mờ mịt

Viễn cảnh ngừng bắn tại Ukraine vẫn mờ mịt

VOV.VN - Ngày 4/7 NATO triển khai tập trận ở Biển Đen như để nhắc nhở các bên về “sự hiện diện” của liên quân bên cạnh Ukraine.

Ukraine tuyên bố quân đội kiểm soát thành phố Slavyansk
Ukraine tuyên bố quân đội kiểm soát thành phố Slavyansk

VOV.VN -Trong chiến dịch nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố này, quân đội Chính phủ cũng đã phá hủy 1 xe tăng, 4 xe thiết giáp của lực lượng dân quân đòi liên bang hóa.

Ukraine tuyên bố quân đội kiểm soát thành phố Slavyansk

Ukraine tuyên bố quân đội kiểm soát thành phố Slavyansk

VOV.VN -Trong chiến dịch nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố này, quân đội Chính phủ cũng đã phá hủy 1 xe tăng, 4 xe thiết giáp của lực lượng dân quân đòi liên bang hóa.

Iraq bế tắc chính trị vì Thủ tướng Maliki không chịu rút lui
Iraq bế tắc chính trị vì Thủ tướng Maliki không chịu rút lui

VOV.VN - Quyết định này có thể trở thành một “con dao” chính trị xẻ “chiếc bánh” Iraq thành nhiều mảnh.

Iraq bế tắc chính trị vì Thủ tướng Maliki không chịu rút lui

Iraq bế tắc chính trị vì Thủ tướng Maliki không chịu rút lui

VOV.VN - Quyết định này có thể trở thành một “con dao” chính trị xẻ “chiếc bánh” Iraq thành nhiều mảnh.

Phản ứng của người dân Iraq về quyết định của Thủ tướng
Phản ứng của người dân Iraq về quyết định của Thủ tướng

VOV.VN -Trong khi có người ủng hộ Thủ tướng Iraq tranh cử nhiệm kỳ 3 thì nhiều người cho rằng, nếu Thủ tướng đắc cử, Iraq sẽ bị chia rẽ và vấn đề sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Phản ứng của người dân Iraq về quyết định của Thủ tướng

Phản ứng của người dân Iraq về quyết định của Thủ tướng

VOV.VN -Trong khi có người ủng hộ Thủ tướng Iraq tranh cử nhiệm kỳ 3 thì nhiều người cho rằng, nếu Thủ tướng đắc cử, Iraq sẽ bị chia rẽ và vấn đề sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Tổng thống Ukraine: Tái chiếm Slavyansk là “bước ngoặt“
Tổng thống Ukraine: Tái chiếm Slavyansk là “bước ngoặt“

VOV.VN - Theo ông Poroshenko, vẫn còn quá sớm để ăn mừng nhưng việc giành lại được Slavyansk là vô cùng quan trọng.

Tổng thống Ukraine: Tái chiếm Slavyansk là “bước ngoặt“

Tổng thống Ukraine: Tái chiếm Slavyansk là “bước ngoặt“

VOV.VN - Theo ông Poroshenko, vẫn còn quá sớm để ăn mừng nhưng việc giành lại được Slavyansk là vô cùng quan trọng.

Lực lượng biểu tình tại miền Đông Ukraine vẫn kiểm soát Slavyansk
Lực lượng biểu tình tại miền Đông Ukraine vẫn kiểm soát Slavyansk

VOV.VN -  Tuy nhiên, tình báo Ukraine cho hay chỉ huy quân sự của Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk Igor Strelkov đã rời khỏi đây.

Lực lượng biểu tình tại miền Đông Ukraine vẫn kiểm soát Slavyansk

Lực lượng biểu tình tại miền Đông Ukraine vẫn kiểm soát Slavyansk

VOV.VN -  Tuy nhiên, tình báo Ukraine cho hay chỉ huy quân sự của Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk Igor Strelkov đã rời khỏi đây.

Thủ tướng Iraq kiên quyết tại vị
Thủ tướng Iraq kiên quyết tại vị

VOV.VN - Thủ tướng Maliki cũng nhấn mạnh việc từ bỏ “trận chiến” lúc này là hành vi của người yếu đuối.

Thủ tướng Iraq kiên quyết tại vị

Thủ tướng Iraq kiên quyết tại vị

VOV.VN - Thủ tướng Maliki cũng nhấn mạnh việc từ bỏ “trận chiến” lúc này là hành vi của người yếu đuối.

Nga kêu gọi Ukraine ngừng tấn công các mục tiêu dân sự
Nga kêu gọi Ukraine ngừng tấn công các mục tiêu dân sự

VOV.VN - Phía Ukraine ngay lập tức lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Nga và khẳng định sẽ tiếp tục chiến dịch mà họ gọi là trấn áp “khủng bố”.

Nga kêu gọi Ukraine ngừng tấn công các mục tiêu dân sự

Nga kêu gọi Ukraine ngừng tấn công các mục tiêu dân sự

VOV.VN - Phía Ukraine ngay lập tức lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Nga và khẳng định sẽ tiếp tục chiến dịch mà họ gọi là trấn áp “khủng bố”.