Tương lai Iraq phụ thuộc vào chuyến thăm Mỹ của ông Maliki

VOV.VN -Baghdad hy vọng chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Maliki sẽ là một khởi đầu mới trong mối quan hệ phức tạp giữa 2 nước.

Gần 2 năm sau khi quân Mỹ rút khỏi Iraq, nước này dự kiến sẽ yêu cầu Mỹ viện trợ vũ khí, đào tạo nguồn nhân lực để đối phó với các mối đe dọa từ nhóm khủng bố al-Qaeda. Đất nước Iraq hiện đang ở trong tình trạng bất ổn nghiêm trọng nhất kể từ năm 2008 đến nay vì làn sóng đánh bom khủng bố không ngừng leo thang.

Thủ tướng Iraq Maliki hiện đang có mặt ở Washington trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ (Ảnh: PressTV)

Yêu cầu trên của phía Iraq dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận trong một cuộc họp giữa Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki và Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 1/11. Baghdad hy vọng đây sẽ là một khởi đầu mới trong mối quan hệ phức tạp giữa 2 nước.

Đây là chuyến thăm lần đầu tiên của Thủ tướng Maliki tới Mỹ kể từ 2 năm qua. Trong chuyến thăm này, ông Maliki dự kiến sẽ tìm kiếm sự đồng ý của phía Mỹ trong việc viện trợ máy trực thăng tấn công Apache và các thiết bị quân sự khác để chống lại các nhóm chiến binh như al-Qaeda và ngăn chặn tình trang xung đột sắc tộc lây lan từ Syria.

Iraq cần Mỹ để ổn định tình hình trong nước

Khi đem quân đánh Iraq, Mỹ một mực khẳng định rằng Iraq vẫn đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học), đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda.

Đánh Iraq, Mỹ cho đây là giải pháp ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn với nước Mỹ từ trong trứng nước, đồng thời thực hiện cái mà Mỹ gọi là “Chiến dịch đất nước Iraq tự do". Tuy vậy đã gần 2 năm từ khi binh lính Mỹ rút hoàn toàn khỏi Iraq, tình hình ở quốc gia này vẫn “rối như canh hẹ”.

Phát biểu trước khi lên đường tới Mỹ, ông Maliki cho biết: “Chúng tôi thực sự cần những loại vũ khí phòng thủ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Iraq. Hai nước đã có thỏa thuận về vấn đề này”.

Ông Maliki nói: “Vấn đề cấp bách mà chúng tôi sẽ thảo luận trong cuộc họp cấp cao ủy ban an ninh chung là phải hỗ trợ cho Iraq cả những loại vũ khí tấn công để lần theo dấu các nhóm vũ trang cực đoan và khủng bố. Iraq không chỉ cần máy bay F-16 và các loại máy bay chiến đấu khác, mà còn cần trực thăng và các loại vũ khí chống khủng bố tương tự”.

Ông Maliki cũng cho biết, lãnh đạo Iraq và Mỹ có thể thảo luận về những thách thức chung của khu vực do các băng nhóm khủng bố ở Syria có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al Qaeda và tổ chức cực đoan Mặt trận Al-Nusra gây ra.

Ông Maliki cho rằng, lực lượng an ninh của Iraq cũng cần được trang bị tốt hơn để sẵn sàng ứng phó với tình trạng bạo lực có thể lan rộng. Ông Maliki không loại trừ khả năng sẽ yêu cầu Mỹ gửi các lực lượng quân sự đặc biệt hoặc các cố vấn cấp cao của CIA tới Iraq để giúp đào tạo và hỗ trợ lực lượng chống khủng bố của nước này.

Các quan chức Iraq cho rằng, an ninh nội địa của nước này xuống cấp một phần lớn là do cuộc chiến ở nước láng giềng Syria đã khoét sâu thêm những mâu thuẫn giữa 2 cộng đồng Hồi giáo Sunni và Shi’ite trong cả khu vực.

Trả lời hãng thông tấn AP, Đại sứ Iraq tại Mỹ Lukman Faily nói:“Chúng tôi đang đối mặt với những những mối đe dọa nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của chúng tôi, do đó chúng tôi cần được hỗ trợ và chúng tôi cần sự giúp đỡ”.

Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay ở Iraq là sự thù hận giữa 2 dòng Hồi giáo Sunni và Shi’ite. Nước này có 95% số dân theo đạo Hồi, dòng Shi’ite chiếm 65%. Mối thù hận giữa hai dòng Hồi giáo này mang tính truyền kiếp nhưng không bộc phát dưới thời Tổng thống Saddam Hussein (cầm quyền từ 1979 - 2003).

Sau khi nhà lãnh đạo này bị lật đổ trong cuộc chiến Iraq năm 2003 do Mỹ khởi xướng và đưa quân vào nước này, tình hình Iraq trở nên ngày càng rối ren. Những cuộc tấn công ăn miếng trả miếng giữa hai phái Hồi giáo này xảy ra như cơm bữa. Điều càng nguy hiểm hơn nữa là những kẻ cực đoan Sunni lại có mối liên minh với chi nhánh hệ thống khủng bố Hồi giáo quốc tế Al-Qaeda ở Iraq.

Các nhà phân tích cho rằng, cuộc nội chiến ở nước Syria láng giềng hiện nay cũng góp phần không nhỏ kích thích tư tưởng của những cực đoan quá khích ở Iraq. Lực lượng an ninh Iraq trong những tháng gần đây đã mở hàng loạt cuộc truy quét các tay súng cực đoan, nhưng tình hình không vì thế mà được cải thiện. Những con số thống kê cho thấy, kể từ tháng 4/2013 tới nay đã có hơn 5.000 người bị giết chết trong các vụ tấn công bạo lực ở Iraq.

Mỹ không còn mặn mà với Iraq vì Chính quyền ông Maliki

Cho đến nay nhiều người vẫn coi Chiến tranh Iraq 2003 thực chất là 1 cuộc chiến vì dầu mỏ, trong đó Mỹ-Anh muốn dựng lên 1 chính phủ thân họ và sẵn sàng cho các công ty Mỹ và Anh vào khai thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú của quốc gia Trung Đông này.

Thủ tướng Iraq Maliki và Tổng thống Mỹ Obama trong cuộc gặp ở Washington năm 2011 (Ảnh: AP)

Trên thực tế, người Mỹ đã quá ngán ngẩm với những gì đã và đang diễn ra ở Iraq, bản thân ông Maliki cũng không còn là chỗ dựa cho niềm tin của nước Mỹ sau hàng loạt những sự kiện diễn ra thời gian gần đây.

Thứ nhất, bất chấp lời kêu gọi của Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Maliki đã cung cấp các điều kiện thuận lợi cho phép việc trung chuyển vũ khí tới tay Chính quyền ông Assad qua lãnh thổ nước này. Đây là việc làm vi phạm Nghị quyết của Hội đồng Bảo an và Mỹ từ lâu cũng đã muốn loại bỏ ông Assad ra khỏi kế hoạch của nước này với Syria.

Thứ hai, sự kiện ngày 1/9, tại một trại của người Iran tị nạn chính trị ở phía Đông Bắc thủ đô Baghdad của Iraq đã xảy ra một số vụ đụng độ và nổ lớn, khiến 52 người thiệt mạng, 7 người bị bắt cóc làm con tin và hàng chục người bị thương. Giới chức Iraq đã ngay lập tức phản đối cáo buộc cho rằng, Baghdad đã tiến hành một vụ tấn công vào khu trại này.

Mỹ cáo buộc chính phủ của ông Maliki và Iran đứng sau vụ tấn công. Một nhóm nghị sĩ của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Tổng thống Obama có hành động trừng phạt Chính phủ của ông Maliki. Mỹ đe dọa tạm ngừng viện trợ quân sự cho Iraq nếu ông Maliki không phóng thích các con tin và đền bù cho gia đình các nạn nhân đồng thời cam kết bảo đảm an toàn cho những người đang sống trong trại tị nạn nói trên.

Thứ ba, Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki chủ trương tiến hành các biện pháp mạnh tay với người Sunni đã khiến cho tình hình càng trở nên phức tạp. Người Hồi giáo dòng Sunni trong thế yếu buộc phải liên kết với al-Qaeda để đối phó với lực lượng an ninh Iraq, và đó là điều Mỹ không hề mong muốn.

Theo nhận định của giới quan sát, tình hình an ninh tại Iraq bắt đầu xấu đi kể từ ngày 23/4 sau khi lực lượng an ninh nước này tiến hành các cuộc đàn áp của những người biểu tình dòng Sunni ở thành phố Hawijah phía Bắc Iraq.

Các cuộc đàn áp này đã kích động làn sóng đụng độ giữa các bộ lạc của những người Hồi giáo dòng Sunni với lực lượng an ninh Iraq trên khắp các tỉnh thành nơi phần lớn là người Sunni sinh sống. Cho đến nay, tình hình này vẫn chưa được kiểm soát, thậm chí còn có chiều hướng xấu đi.

Thứ tư, ông Maliki đã trở thành một người có xu hướng thân Iran. Với Mỹ, rõ ràng điều này là không thể biện hộ. Việc chính quyền ông Maliki liên minh với Tehran đã làm suy yếu các mục tiêu của Mỹ ở Syria, đe dọa trực tiếp đến lực lượng hải quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư.

Mỹ tạm thời không buông tay với Iraq

Một thực tế không thể phủ nhận là mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc đã trầm trọng hơn rất nhiều ở Iraq sau cuộc xâm lược của người Mỹ năm 2003 và cho đến nay tình hình này vẫn chưa được giải quyết. Nghiêm trọng hơn, các chính sách mang màu sắc thế tục cùng với xu hướng chuyên quyền của đương kim Thủ tướng Iraq đã góp phần làm gia tăng căng thẳng, bạo lực.

Thủ tướng Nouri al-Maliki (trái) và phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Getty Images)

Mặc dù không muốn 1 lần nữa sa lầy như những gì đã diễn ra trước đó nhưng với một quốc gia vốn được xem là trung tâm địa chính trị tại Trung Đông, và những mục tiêu còn dang dở thì chắc chắn người Mỹ cũng không thể dễ dàng buông Iraq.

Có một lí do khác mà nhiều người có thể hình dung ra qua tuyên bố của ông Faily: “Nếu Mỹ không nhanh chóng cam kết cung cấp các loại vũ khí và các gói viện trợ, chúng tôi sẽ đi nơi khác”. Điều này đồng nghĩa với việc Iraq sẽ đẩy mạnh các biện pháp ngoại giao với các quốc gia khác như Trung Quốc hoặc Nga. Mỹ chắc chắn không muốn những gì họ đã đổ vào cuộc chiến Iraq trở thành “xôi hỏng bỏng không”.

Ngay sau tuyên bố của ông Maliki và Đại sứ Iraq tại Mỹ Lukman Faily, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney đã gọi việc viện trợ cho Iraq là “cần thiết” và nếu “từ chối hỗ trợ cho Iraq sẽ là trái với lợi ích của chúng tôi”. Tuy nhiên, ông Carney cũng nhấn mạnh rằng, Iraq cần phải quay lại con đường “dân chủ toàn diện”, chấm dứt tình trạng bạo lực leo thang hiện nay.

Lợi ích của Mỹ ở Iraq là không thể phủ nhận, nhưng không phải vì thế mà Mỹ sẽ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu sách từ phía Iraq. Những động thái mới nhất cho thấy Mỹ đang gây sức ép để Chính quyền ông Maliki thay đổi lập trường với các vấn đề trong khu vực. Trong đó, Iraq cần phải nghiêm túc tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chấm dứt tạo điều kiện cho phép Iran chuyển vũ khí cho Chính phủ Syria.

Thượng Nghị sĩ John McCain, một trong những người phản đối việc Mỹ rút quân khỏi Iraq năm 2011 nói: “Nếu ông Maliki mong muốn nhận được sự trợ giúp của chúng tôi, chúng tôi cần phải biết những gói trợ giúp ấy được sử dụng như thế nào, và chúng tôi cần phải nhìn thấy một số thay đổi ở Iraq. Trên thực tế là tình hình ở đây đang ngày một xấu đi, ông ấy (Maliki) cần phải có những hành động để cải thiện tình hình”.

Như vậy, tương lai của Iraq sẽ phụ thuộc không nhỏ vào những kết quả đạt được trong cuộc hội đàm giữa ông Maliki và ông Obama ngày 1/11 ở Washington. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong cuộc chiến Iraq 2003, cả Mỹ và Iraq đều không phải là người chiến thắng, đã có gần 4.500 binh sỹ Mỹ thiệt mạng, trong khi đó, tổn thất về con người của phía Iraq cũng lên đến con số 100.000./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iraq mở cửa biên giới cho người tỵ nạn Syria
Iraq mở cửa biên giới cho người tỵ nạn Syria

VOV.VN - Dòng người tỵ nạn từ Syria tới Iraq đang gia tăng sau khi vùng tự trị người Kurdis tại Iraq mở cửa biên giới từ giữa tháng trước.

Iraq mở cửa biên giới cho người tỵ nạn Syria

Iraq mở cửa biên giới cho người tỵ nạn Syria

VOV.VN - Dòng người tỵ nạn từ Syria tới Iraq đang gia tăng sau khi vùng tự trị người Kurdis tại Iraq mở cửa biên giới từ giữa tháng trước.

Iraq không có giải pháp quân sự cho xung đột Syria
Iraq không có giải pháp quân sự cho xung đột Syria

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq hôm 25/10 bày tỏ lo ngại về sự tham gia của các phần tử thuộc mạng lưới khủng bố al Qaeda vào Syria.

Iraq không có giải pháp quân sự cho xung đột Syria

Iraq không có giải pháp quân sự cho xung đột Syria

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq hôm 25/10 bày tỏ lo ngại về sự tham gia của các phần tử thuộc mạng lưới khủng bố al Qaeda vào Syria.

Hai vụ đánh bom liều chết tại Iraq làm 67 người thương vong
Hai vụ đánh bom liều chết tại Iraq làm 67 người thương vong

VOV.VN - Hai kẻ khủng bố cải trang thành binh sĩ Iraq đã khiến nhiều quan chức quân sự phải bỏ mạng.

Hai vụ đánh bom liều chết tại Iraq làm 67 người thương vong

Hai vụ đánh bom liều chết tại Iraq làm 67 người thương vong

VOV.VN - Hai kẻ khủng bố cải trang thành binh sĩ Iraq đã khiến nhiều quan chức quân sự phải bỏ mạng.

Iraq: Đánh bom ở Baghdad làm 71 người thương vong
Iraq: Đánh bom ở Baghdad làm 71 người thương vong

VOV.VN -Cảnh sát Iraq cho biết, ít nhất 26 người chết và 45 người bị thương trong 3 vụ đánh bom xảy ra ở Baghdad hôm 20/10.

Iraq: Đánh bom ở Baghdad làm 71 người thương vong

Iraq: Đánh bom ở Baghdad làm 71 người thương vong

VOV.VN -Cảnh sát Iraq cho biết, ít nhất 26 người chết và 45 người bị thương trong 3 vụ đánh bom xảy ra ở Baghdad hôm 20/10.

Hàng loạt vụ đánh bom tại Iraq, gần 90 người thương vong
Hàng loạt vụ đánh bom tại Iraq, gần 90 người thương vong

VOV.VN -Hôm nay, 10 vụ đánh bom xe tại Baghdad và vùng phụ cận, làm ít nhất 37 người thiệt mạng, hơn 50 người bị thương.

Hàng loạt vụ đánh bom tại Iraq, gần 90 người thương vong

Hàng loạt vụ đánh bom tại Iraq, gần 90 người thương vong

VOV.VN -Hôm nay, 10 vụ đánh bom xe tại Baghdad và vùng phụ cận, làm ít nhất 37 người thiệt mạng, hơn 50 người bị thương.

Iran, Iraq có thể giải quyết các vấn đề ở Trung Đông
Iran, Iraq có thể giải quyết các vấn đề ở Trung Đông

VOV.VN - Đại diện Iran khẳng định nước này sẵn sàng mở rộng hợp tác với Iraq trên cấp độ chiến lược ở nhiều lĩnh vực.

Iran, Iraq có thể giải quyết các vấn đề ở Trung Đông

Iran, Iraq có thể giải quyết các vấn đề ở Trung Đông

VOV.VN - Đại diện Iran khẳng định nước này sẵn sàng mở rộng hợp tác với Iraq trên cấp độ chiến lược ở nhiều lĩnh vực.

Thủ tướng Iraq yêu cầu sự hỗ trợ quân sự khẩn cấp của Mỹ
Thủ tướng Iraq yêu cầu sự hỗ trợ quân sự khẩn cấp của Mỹ

VOV.VN - Đây được cho là mục đích chuyến thăm 3 ngày tới Mỹ của ông Maliki.

Thủ tướng Iraq yêu cầu sự hỗ trợ quân sự khẩn cấp của Mỹ

Thủ tướng Iraq yêu cầu sự hỗ trợ quân sự khẩn cấp của Mỹ

VOV.VN - Đây được cho là mục đích chuyến thăm 3 ngày tới Mỹ của ông Maliki.

Liên Hợp Quốc kêu gọi Iraq ngừng tử hình hàng loạt
Liên Hợp Quốc kêu gọi Iraq ngừng tử hình hàng loạt

VOV.VN - Đã nhiều lần hệ thống tư pháp tại Iraq mắc sai lầm nghiêm trọng khi tiến hành hàng chục vụ tử hình trong cùng 1 thời điểm.

Liên Hợp Quốc kêu gọi Iraq ngừng tử hình hàng loạt

Liên Hợp Quốc kêu gọi Iraq ngừng tử hình hàng loạt

VOV.VN - Đã nhiều lần hệ thống tư pháp tại Iraq mắc sai lầm nghiêm trọng khi tiến hành hàng chục vụ tử hình trong cùng 1 thời điểm.

Thủ tướng Iraq tới Mỹ xin viện trợ quân sự
Thủ tướng Iraq tới Mỹ xin viện trợ quân sự

VOV.VN - Ông Maliki nêu ra Iraq cần các vũ khí tấn công mạnh để ứng phó với tình trạng bạo lực gia tăng.

Thủ tướng Iraq tới Mỹ xin viện trợ quân sự

Thủ tướng Iraq tới Mỹ xin viện trợ quân sự

VOV.VN - Ông Maliki nêu ra Iraq cần các vũ khí tấn công mạnh để ứng phó với tình trạng bạo lực gia tăng.

Mỹ không thể phớt lờ an ninh của Iraq
Mỹ không thể phớt lờ an ninh của Iraq

VOV.VN - Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki hôm 30/10 đã nhận được cam kết của chính phủ Mỹ hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến chống khủng bố.

Mỹ không thể phớt lờ an ninh của Iraq

Mỹ không thể phớt lờ an ninh của Iraq

VOV.VN - Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki hôm 30/10 đã nhận được cam kết của chính phủ Mỹ hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến chống khủng bố.