Thế giới 7 ngày:

Ukraine đối diện nguy cơ đảo chính; thế giới chấn động về Trái đất 2.0

VOV.VN - Phe cực hữu vốn là đồng minh của Tổng thống Ukraine Poroshenko thì nay lại đe dọa dùng bạo lực để quật đổ chính phủ của ông này...

1. Dấu ấn lịch sử: Đại sứ quán Cuba chính thức mở cửa tại Mỹ

Quốc kỳ Cuba tung bay trước trụ sở Đại sứ quán Cuba tại Washington, Mỹ đánh dấu một chương mới trong quan hệ hai nước.

Sáng 20/7 (theo giờ địa phương), Mỹ và Cuba đã chính thức mở cửa lại đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước sau 54 năm quan hệ ngoại giao bị gián đoạn.

Đúng 10h30 sáng, quốc kỳ Cuba đã lần đầu tiên tung bay tại thủ đô Washington sau hơn nửa thập kỷ, khép dần một trang sử đầy sóng gió trong quan hệ giữa hai nước láng giềng.   

2. Tình hình Iran nhiều biến chuyển tích cực

Ngànhdầu khí Iran (Ảnh: Mobtada.com)

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19/7 đã trình lên Quốc hội thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran hôm 14/7 tại thành phố Vienna, Áo, cùng các văn bản liên quan. Tổng thống Mỹ Barack Obama hứa sẽ sử dụng quyền phủ quyết trong trường hợp Quốc hội không thông qua thỏa thuận hạt nhân Iran.

Thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa Iran và nhóm P5+1 hôm 14/7 đang mở ra các cơ hội lớn cho nền kinh tế Iran và các nước.

Dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran sẽ tạo ra thay đổi lớn đối với triển vọng nguồn cung và giá dầu của thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, các ngành sản xuất châu Á từ ngành chế tạo máy bay đến ô tô cũng đang được hưởng lợi từ thỏa thuận hạt nhân này. 

Không chỉ các nước châu Á được hưởng lợi, lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp nhiều nước châu Âu cũng không bỏ phí thời gian, lập tức tìm cách tiếp cận thị trường Iran được cho là rất có tiềm năng phát triển.

Mặc dù vậy, Iran sẽ không chấp thuận việc kéo dài lệnh trừng phạt quá 10 năm, theo khẳng định của thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi ngày 22/7. Ngoài ra, Iran từ chối lời kêu gọi của Đức về việc công nhận Israel.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 21/7 cho rằng, bài phát biểu của Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei hôm 18/7 tuyên bố phản đối các chính sách của Mỹ ở Trung Đông bất chấp thỏa thuận hạt nhân toàn diện mà Iran và nhóm P5+1 vừa đạt được  là "rất đáng quan ngại".

3. “Cuộc chiến” Trung-Nhật tái diễn trên Biển Đông và Biển Hoa Đông

Một giàn khoan của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Trong cuốn Sách trắng Quốc phòng thường niên của mình, Nhật Bản đã lên tiếng chỉ trích dữ dội việc Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông. Cuốn Sách trắng Quốc phòng dài 500 trang- vừa được Chính phủ Shinzo Abe phê chuẩn ngày 21/7- lần đầu tiên có kèm theo cả những hình ảnh vệ tinh liên quan đến hoạt động của Trung Quốc cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông.

Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc đang hành động “đơn phương và không nhượng bộ” trong vấn đề Biển Đông gây ra “lo ngại ngày càng lớn trong cộng đồng quốc tế”.

Sách trắng quốc phòng Nhật Bản nêu rõ: “Trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ hiếu chiến và liên tục o ép, dọa dẫm các nước khác nhằm thay đổi hiện trạng tại đây. Trung Quốc cũng đang tính đến việc tự tìm cách thỏa mãn những yêu sách đơn phương của mình mà không muốn nhượng bộ các nước khác”.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đồng loạt lên tiếng phản đối gay gắt về bản Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2015.

Không những vậy, Hàn Quốc cũng bị cuốn vào các tranh cãi này. Về nội dung của Sách trắng quốc phòng mà Nhật vừa công bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kwang-Il cho biết: “Đây là một hành động nhằm phủ nhận lịch sử xâm lược của đế quốc Nhật đối với bán đảo Triều Tiên trong quá khứ. Nó không khác gì tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng, Nhật Bản không nhận thức được lịch sử, đúng vào thời điểm kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh”.

Sách trắng quốc phòng Nhật Bản cũng nhắc lại đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp với Hàn Quốc mà Tokyo gọi là Takeshima và Seoul gọi là Dokdo.

Trong khi đó cuộc đấu tranh pháp lý của Philippines chống Trung Quốc trên Biển Đông đang có vẻ tiến triển thuận lợi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết ngày càng có nhiều nước ủng hộ họ kiện Trung Quốc độc chiếm Biển Đông.

>> Xem thêm: Luật gia phân tích về thế lúng túng của Trung Quốc trước Philippines

Còn tại Mỹ, học giả Mỹ đã tiếp tục vạch trần tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông trong một hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

4. Tổng thống Mỹ Obama lên đường về quê cha ở Kenya

Tổng thống Obama ăn tối cùng người thân ở Kenya. Ảnh: The NY Times.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 23/7 đã rời thủ đô Washington bắt đầu chuyến công du thăm hai nước châu Phi là Kenya và Ethiopia, đồng thời thăm trụ sở của Liên minh châu Phi (AU).

Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ giúp châu lục nghèo trong vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường các thiết chế dân chủ, đặc biệt là trong cuộc chiến chống khủng bố và cải thiện tình hình an ninh.

5. Dai dẳng cuộc chiến chống IS

Người bị thương trong vụ đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.

Bất chấp các nỗ lực đối phó của quốc tế, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) cực đoan vẫn đang bành trướng từ Trung Đông sang nhiều khu vực khác.

Theo đó, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng có thể sáp nhập các nhóm cực đoan tại Afghanistan, tuyên bố mở rộng lãnh thổ và kịch bản Iraq hiện nay sẽ lặp lại nếu Mỹ rút quân như dự kiến.

Theo truyền thông phương Tây, các tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng và một số phong trào Hồi giáo cực đoan đang hoạt động mạnh mẽ tại khu vực biên giới giữa Afghanistan với Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan.

Thổ Nhĩ Kỳ vốn hay khoanh tay nhìn IS hoành hành ở láng giềng Syria. Thế nhưng, ít nhất 27 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong một vụ nổ lớn xảy ra ngày 20/7, làm rung chuyển thị trấn Suruc, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria.

Vụ nổ đã khiến Người dân thị trấn biên giới Suruc của Thổ Nhĩ Kỳ “sôi sục” đòi trả thù sau vụ IS đánh bom đẫm máu này,

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả bằng việc huy động lực lượng an ninh bắt giữ 251 nghi phạm khủng bố tại 13 tỉnh trên toàn lãnh thổ.

Trước các diễn biến mới, chính phủ Thổ Nhỹ Kỳ đã cho phép không quân Mỹ sử dụng căn cứ Incirlik ở miền nam Thổ Nhỹ Kỳ, để tiến hành các cuộc không kích chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở quốc gia láng giềng Syria.

6. Phát hiện chấn động về một Trái đất thứ 2 có thể có sự sống

Trái đất (trái) bé hơn một chút so với hành tinh Kepler-452b. Ảnh: NASA.

NASA vừa công bố tin chấn động, đã phát hiện ra trái đất thứ 2, đây là “phiên bản lớn hơn, già cỗi hơn” của Trái Đất và rất có thể có sự sống trên đó.

Hành tinh mang tên Kepler-452b, nằm cách Trái đất khoảng 1.400 năm sánh sáng trong chòm sao Thiên Nga. Hành tinh này có diện tích lớn hơn khoảng 60% so với Trái đất và nằm trong khu vực có thể có người sinh sống trong chòm sao này.

Trái đất thứ 2, Kepler- 452b, vừa được phát hiện có nhiệt độ ấm hơn, diện tích lớn hơn, có thể có nước trên bề mặt.

Mọi thông số về hành tinh này, bao gồm kích thước, thời gian quay xung quanh ngôi sao của mình đều tương đồng với Trái đất.

Thời gian để Kepler-452b hoàn thành một vòng quanh ngôi sao của mình là 385 ngày, chỉ dài hơn 20 ngày so với thời gian Trái đất quay xung quanh Mặt trời.

Ngoài ra, hành tinh Kepler-452b nằm hoàn toàn trong khoảng cách tối ưu với Mặt trời, giống như Trái đất. Ngoài ra, Kepler-452b cũng có nhiệt độ hoàn hảo để có nước trên bề mặt của mình, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng đề duy trì sự sống.

Tuy nhiên dù có quá nhiều điểm gần gũi với Trái đất, việc con người có thể đặt chân đến hành tinh Kepler- 452b, trái đất thứ 2, giờ vẫn là giấc mơ quá xa xôi.

Để tìm ra “Trái đất thứ 2”, NASA đã theo dõi đồng thời 150.000 ngôi sao để tìm ra những đốm sáng li ti là những hành tinh bay qua các ngôi sao này.

>> Xem thêm: Chùm ảnh mô phỏng Trái đất 2.0 vừa tìm thấy

7. Ukraine đứng trước nguy cơ đảo chính lần 2

Thành viên phe Cực hữu (Right Sector) ở Ukraine. Ảnh: AFP.

Tình hình tại Ukraine lại đang có những diễn biến mới hết sức nóng bỏng. Có thể nói, Tổng thống Poroshenko đang ở trong thế “kẹp bánh mì” giữa một bên là phong trào nổi dậy miền Đông và một bên là phong trào cực hữu ở miền Tây.

Phong trào cực hữu này vốn là chỗ dựa để ông Poroshenko lật đổ cựu Tổng thống Yanukovych. Thế nhưng giờ đây họ lại đang muốn hạ bệ Tổng thống Poroshenko do họ cho rằng ông Poroshenko không đáp ứng được các đòi hỏi của cuộc nổi dậy Maidan vì ông theo đuổi các thỏa thuận Minsk.

Mâu thuẫn giữa chính quyền Poroshenko và nhóm cực hữu thể hiện qua nhiều sự kiện như cuộc đấu súng giữa cảnh sát và các tay súng cực hữu và việc Tổng thống ra lệnh tước khí giới phe cực hữu nhưng phe này bất tuân lệnh của Tổng thống.

Không những vậy, các nhóm vũ trang cực hữu còn từng bao vây cả dinh thự của Tổng thống Ukraine Poroshenko.

Phe cực hữu còn có các động thái khác như biểu tình rầm rộ phản đối chính phủ hay yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý về bất tín nhiệm Quốc hội, Nội các và Tổng thống, và nếu việc này không thành, họ sẵn sàng thành lập Ủy ban bầu cử Trung ương (CEC) của riêng mình để tự tiến hành bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ Ukraine.

“Nguy hiểm hơn”, thủ lĩnh của nhóm cực hữu Ukraine còn bóng gió về khả năng xảy ra “cách mạng” bạo lực để lật đổ chính phủ Poroshenko./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản công bố hình ảnh về các giàn khoan Trung Quốc ở Biển Hoa Đông
Nhật Bản công bố hình ảnh về các giàn khoan Trung Quốc ở Biển Hoa Đông

VOV.VN - Chính quyền Nhật Bản vừa công bố một loạt bức ảnh chụp từ trên không về các giàn khoan của Trung Quốc ở vùng tranh chấp trên Biển Hoa Đông.

Nhật Bản công bố hình ảnh về các giàn khoan Trung Quốc ở Biển Hoa Đông

Nhật Bản công bố hình ảnh về các giàn khoan Trung Quốc ở Biển Hoa Đông

VOV.VN - Chính quyền Nhật Bản vừa công bố một loạt bức ảnh chụp từ trên không về các giàn khoan của Trung Quốc ở vùng tranh chấp trên Biển Hoa Đông.

Con người có thể đặt chân lên “Trái đất” thứ 2 Kepler- 452b?
Con người có thể đặt chân lên “Trái đất” thứ 2 Kepler- 452b?

VOV.VN- Dù có quá nhiều điểm gần gũi với Trái đất, việc con người có thể đặt chân đến hành tinh Kepler- 452b, trái đất thứ 2, giờ vẫn là giấc mơ quá xa xôi.

Con người có thể đặt chân lên “Trái đất” thứ 2 Kepler- 452b?

Con người có thể đặt chân lên “Trái đất” thứ 2 Kepler- 452b?

VOV.VN- Dù có quá nhiều điểm gần gũi với Trái đất, việc con người có thể đặt chân đến hành tinh Kepler- 452b, trái đất thứ 2, giờ vẫn là giấc mơ quá xa xôi.

Con đường bình thường hóa quan hệ Mỹ- Cuba còn dài và phức tạp
Con đường bình thường hóa quan hệ Mỹ- Cuba còn dài và phức tạp

VOV.VN- Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 20/7 thừa nhận, con đường tiến tới bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Cuba vẫn còn dài và phức tạp.

Con đường bình thường hóa quan hệ Mỹ- Cuba còn dài và phức tạp

Con đường bình thường hóa quan hệ Mỹ- Cuba còn dài và phức tạp

VOV.VN- Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 20/7 thừa nhận, con đường tiến tới bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Cuba vẫn còn dài và phức tạp.

Các nước Mỹ Latin hối thúc Mỹ chấm dứt cấm vận thương mại Cuba
Các nước Mỹ Latin hối thúc Mỹ chấm dứt cấm vận thương mại Cuba

VOV.VN- Các nước Mỹ Latin đã kêu gọi chính quyền Washington sớm chấm dứt các lệnh cấm vận thương mại đối với La Havana từ hơn nửa thập kỷ qua.

Các nước Mỹ Latin hối thúc Mỹ chấm dứt cấm vận thương mại Cuba

Các nước Mỹ Latin hối thúc Mỹ chấm dứt cấm vận thương mại Cuba

VOV.VN- Các nước Mỹ Latin đã kêu gọi chính quyền Washington sớm chấm dứt các lệnh cấm vận thương mại đối với La Havana từ hơn nửa thập kỷ qua.

Hình ảnh dân Thổ Nhĩ Kỳ đòi trả thù IS giết 30 người
Hình ảnh dân Thổ Nhĩ Kỳ đòi trả thù IS giết 30 người

VOV.VN - Người dân thị trấn biên giới Suruc của Thổ Nhĩ Kỳ “sôi sục” đòi trả thù sau vụ IS đánh bom đẫm máu tại đây, khiến ít nhất 30 người chết.

Hình ảnh dân Thổ Nhĩ Kỳ đòi trả thù IS giết 30 người

Hình ảnh dân Thổ Nhĩ Kỳ đòi trả thù IS giết 30 người

VOV.VN - Người dân thị trấn biên giới Suruc của Thổ Nhĩ Kỳ “sôi sục” đòi trả thù sau vụ IS đánh bom đẫm máu tại đây, khiến ít nhất 30 người chết.