Vì sao trừng phạt của Mỹ không thể khiến Iran thay đổi chính sách?

VOV.VN - Các biện pháp trừng phạt của Mỹ vẫn có những tác động nhất định đối với Iran dù nhiều hay ít, nhưng nó sẽ không thể khiến Tehran thay đổi chính sách.

Những thông điệp cứng rắn

Các thông điệp của Tehran gửi tới Mỹ là khá cứng rắn. Ngày 1/10, Lực lượng vệ binh cách mạng Iran (IRGC) đã phóng 6 tên lửa vào các vị trí của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở phía Đông Syria. Một số vũ khí rơi vào vị trí cách khu vực của các binh sỹ Mỹ ở Syria khoảng 5km.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không thể khiến Tehran thay đổi chính sách. Ảnh: KT.

Từ những hình ảnh phát trên đài truyền hình quốc gia Iran có thể thấy trên thân của một số quả tên lửa phóng đi có in các khẩu hiệu đe dọa "Cái chết đến với Mỹ, cái chết cho Israel, cái chết đến với Saudi Arabia".

IRGC tuyên bố, cuộc không kích là nhằm đáp trả vụ tấn công khủng bố ngày 22/9 nhằm vào đoàn diễu hành tại thành phố Ahvaz, tây nam Iran, khiến ít nhất 25 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, cuộc không kích nhằm vào IS này rõ ràng còn có 1 thông điệp khác đằng sau lý do chính. Nó là tín hiệu mập mờ tới chính quyền Trump và các đồng minh ở Trung Đông rằng: Iran sẽ không thay đổi chính sách ngoại giao bất chấp Mỹ tăng cường trừng phạt.

Iran “táo bạo” hơn trong cách tiếp cận với Mỹ sau quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ngày 3/10. Theo đó, ICJ yêu cầu Mỹ đảm bảo rằng, các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran sẽ không ảnh hưởng tới viện trợ nhân đạo hay an toàn hàng không dân dụng. Mặc dù không mang tính bắt buộc và bị bác bỏ bởi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, nhưng quyết định của ICJ có thể là động lực “khuyến khích” lãnh đạo Iran tiếp tục theo đuổi xu hướng “bất phục” với Mỹ.

Phán quyết “một lần nữa chứng minh rằng Cộng hòa Hồi giáo Iran là đúng và các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào người dân Iran là bất hợp pháp”, Bộ Ngoại giao Iran ra tuyên bố 1 ngày sau phán quyết của ICJ.

Có thể nhận thấy rõ Iran chuyển hướng sang một chính sách ngoại giao “công kích” nhiều hơn đối với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân cách đây 5 tháng. Một phần lý do là bởi, trong bộ máy đưa ra quyết định ở Iran, đã có thêm nhiều thành phần có quan điểm cứng rắn, trong đó có cả các thành viên của IRGC.

Các cuộc tấn công tên lửa của IRGC vào các vị trí của IS ở Đông Syria diễn ra chưa đầy 1 tháng sau cuộc không kích ngày 8/9 nhằm vào lực lượng vũ trang người Kurd ở Iraq nhằm phát đi thông điệp mạnh mẽ đối với kẻ thù.

Trong một động thái tương tự, Reuters cho biết, trong tháng 8, Iran đã chuyển tên lửa đạn đạo cho các “đối tác ủy nhiệm” người Shi’ite ở Iraq để tăng cường năng lực tên lửa tại đây, ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào lợi ích của Iran ở Trung Đông và sẽ sử dụng phương tiện này để tấn công các kẻ thù.

Còn một diễn biến khác nữa có thể nói tới, đó là cáo buộc của chính phủ Pháp ngày 2/10 rằng, Bộ Tình báo Iran, “không còn nghi ngờ gì”, đứng đằng sau một âm mưu đã bị phá hồi tháng 6 theo đó tấn công một cuộc họp của nhóm đối lập lưu vong Iran Mujaheedin-e Khalq (MeK) gần Paris.

Dù Bộ Ngoại giao Iran đã bác bỏ sự liên quan của Tehran, nhưng một âm mưu tấn công trên đất châu Âu có thể phản ánh dấu hiệu sự “liều lĩnh” của một số thành phần có lập trường cứng rắn của Iran sẽ sẵn sàng hành động mà không có sự cho phép của chính phủ.

Trừng phạt của Mỹ là vô dụng?

Tất cả những diễn biến kể trên không phải là để biện minh rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ không gây thiệt hại cho Iran.

Cuộc công kích dữ dội nhất của ông Trump nhằm vào Iran tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng trước đã khiến đồng rial xuống mức thấp kỷ lục: 190.000 rial/USD. Tỷ giá này trước khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân là 65.000 rial/USD. Đáng chú ý, đồng rial từng giao dịch ở mức 43.000 rial/ USD thời điểm cuối năm 2017.

Tỷ giá đồng rial/USD đã phục hồi một chút sau một loạt biện pháp của Iran, nhưng nó sẽ chẳng xoa dịu được đáng kể những lo ngại của người Iran đang phải chứng kiến giá trị tiết kiệm của mình tụt dốc thảm hại.

Sự suy giảm nói chung trong nền kinh tế Iran có thể nhận thấy rõ trong yếu tố lạm phát tăng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cùng yếu tố thanh khoản.

Các vấn đề về kinh tế cũng khiến Tổng thống ôn hòa Hassan Rouhani lần đầu tiên phải trả lời chất vấn trước Quốc hội về các vấn đề kinh tế của Iran, thậm chí đối mặt với những lời kêu gọi Quốc hội luận tội ông từ một số thành viên trong chính phủ.

Trước đó, các nhà lập pháp Iran cũng đã quyết định sa thải ông Masoud Karbasian - Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế và trước nữa là ông Ali Rabiei - Bộ trưởng Lao động và An sinh xã hội.

Tuy nhiên, áp lực nội bộ cũng sẽ không khiến Iran điều chỉnh các chính sách gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.

Trong bài phát biểu trước các thành viên lực lượng dân quân Basij và các chỉ huy hàng đầu của IRGC ngày 4/10, một ngày sau quyết định của ICJ, lãnh tụ tinh thần tối cao Ayatollah Ali Khamanei tuyên bố rằng, bất cứ người Iran nào ủng hộ sự phục tùng với Mỹ là "mắc tội với đất nước”. Đại giáo chủ Khamenei nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ đánh bại các lệnh trừng phạt của Mỹ và đánh bại nước Mỹ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kịch bản đáp trả của Iran nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân
Kịch bản đáp trả của Iran nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump nhiều khả năng tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào ngày 12/5 và nếu vậy, Iran chắc chắn sẽ có hành động đáp trả.

Kịch bản đáp trả của Iran nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân

Kịch bản đáp trả của Iran nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump nhiều khả năng tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào ngày 12/5 và nếu vậy, Iran chắc chắn sẽ có hành động đáp trả.

Châu Âu tiến thoái lưỡng nan khi Mỹ tái áp đặt trừng phạt Iran
Châu Âu tiến thoái lưỡng nan khi Mỹ tái áp đặt trừng phạt Iran

VOV.VN - Việc Mỹ quyết định tái áp đặt trừng phạt Iran đang khiến các công ty của Iran và châu Âu rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Châu Âu tiến thoái lưỡng nan khi Mỹ tái áp đặt trừng phạt Iran

Châu Âu tiến thoái lưỡng nan khi Mỹ tái áp đặt trừng phạt Iran

VOV.VN - Việc Mỹ quyết định tái áp đặt trừng phạt Iran đang khiến các công ty của Iran và châu Âu rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Bất ngờ “ai thắng – ai thua” từ việc Mỹ trừng phạt Iran
Bất ngờ “ai thắng – ai thua” từ việc Mỹ trừng phạt Iran

VOV.VN - Bất chấp các biện pháp trấn an của EU, các công ty lớn của châu Âu đang rục rịch rời khỏi Iran, để lại khoảng trống cho những “kẻ thắng cuộc” bất ngờ.

Bất ngờ “ai thắng – ai thua” từ việc Mỹ trừng phạt Iran

Bất ngờ “ai thắng – ai thua” từ việc Mỹ trừng phạt Iran

VOV.VN - Bất chấp các biện pháp trấn an của EU, các công ty lớn của châu Âu đang rục rịch rời khỏi Iran, để lại khoảng trống cho những “kẻ thắng cuộc” bất ngờ.

Ai đang bảo trợ khủng bố: Iran hay Mỹ?
Ai đang bảo trợ khủng bố: Iran hay Mỹ?

VOV.VN - Ngày 19/9, Mỹ nêu tên Iran như một trong những nước hàng đầu thế giới về bảo trợ khủng bố, đồng thời nêu ra 6 nước mà Mỹ cho là Iran đang kích động bạo lực ở đó.

Ai đang bảo trợ khủng bố: Iran hay Mỹ?

Ai đang bảo trợ khủng bố: Iran hay Mỹ?

VOV.VN - Ngày 19/9, Mỹ nêu tên Iran như một trong những nước hàng đầu thế giới về bảo trợ khủng bố, đồng thời nêu ra 6 nước mà Mỹ cho là Iran đang kích động bạo lực ở đó.

Iran chẳng thể trông cậy vào EU để cứu thỏa thuận hạt nhân
Iran chẳng thể trông cậy vào EU để cứu thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 29/8 bày tỏ nghi ngờ về khả năng châu Âu có thể cứu vãn được thoả thuận hạt nhân.

Iran chẳng thể trông cậy vào EU để cứu thỏa thuận hạt nhân

Iran chẳng thể trông cậy vào EU để cứu thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 29/8 bày tỏ nghi ngờ về khả năng châu Âu có thể cứu vãn được thoả thuận hạt nhân.