Lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ tác động tới Iran như thế nào?

VOV.VN - Các lệnh trừng phạt mà Mỹ tái áp đặt đối với Iran sẽ chính thức có hiệu lực từ nửa đêm ngày 7/8.

Từ trước khi đắc cử Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Donald Trump đã “mạnh miệng” chỉ trích thỏa thuận hạt nhân mà nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc) đã ký với Iran năm 2015.

Những biện pháp trừng phạt Mỹ tái áp đặt đối với Iran sẽ có những tác động nhất định đối với Tehran cả trong ngắn hạn và dài hạn. Ảnh: CNN

Việc tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran là động thái có thể nhìn thấy trước được, từ khi Tổng thống Donal Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân hồi tháng 5/2018.

Những biện pháp tái trừng phạt đầu tiên sẽ có hiệu lực từ nửa đêm ngày 7/8 và tới tháng 11 năm nay, sẽ có thêm nhiều biện pháp trừng phạt nữa được tái áp đặt.

Các biện pháp tái trừng phạt đầu tiên nhằm trực tiếp vào việc thu mua ngoại tệ của Iran, đặc biệt là đồng USD, vàng và các kim loại có giá; tác động đáng kể đối với giao dịch đồng nội tệ rial của Iran và từ đó ảnh hưởng tới nợ công và ngành công nghiệp tự động của Iran.

Những biện pháp trừng phạt này sẽ có những tác động nhất định đối với Iran cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Đồng nội tệ mất giá?

Khi những biện pháp trừng phạt đầu tiên được tái áp đặt có hiệu lực, nó sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế dễ bị tổn thương của Iran nhiều hơn so với những đánh giá hiện nay.

Ngay từ khi ông Trump tuyên bố muốn rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân, đồng nội tệ rial của Iram đã bắt đầu mất giá. Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy sẽ còn nhiều bất ổn phía trước.

Tính đến cuối tháng 7/2018, đồng rial đã mất hơn nửa giá trị so với đồng USD so với 4 tháng trước đó.

Đồng rial của Iran lần đầu tiên vượt ngưỡng 50.000 rial/USD vào tháng 3/2018. Tháng 4, chính phủ Iran đã nỗ lực điều chính tỷ giá lên 42.000 rial/USD nhằm ngăn chặn đồng nội tệ tiếp tục đà mất giá sau khi đã giảm giá trị tới hơn 30% trong 6 tháng trước đó.

Thế nhưng việc điều hành tỷ giá đã không đem lại kết quả như mong đợi. Cuối tháng 7, đồng rial đã tụt xuống mức thấp kỷ lục là 100.000 rial/USD.

Các biện pháp trừng phạt được tái áp đặt sẽ khiến Iran càng khó thu mua ngoại tệ hơn, và việc đồng nội tệ rial tiếp tục mất giá sẽ là điều khó tránh khỏi.

Tăng trưởng kinh tế giảm tốc

Thỏa thuận hạt nhân ký với các cường quốc thế giới thực sự đã đem lại không ít lợi ích cho Iran. Khi đó, hàng loạt “gã khổng lồ” công nghiệp châu Âu đã chạy đua để ký kết với Iran những hợp đồng trị giá hàng tỷ USD, trong đó có cả các tên tuổi lớn như Total, Peugeot, Renault, Airbus, Alstom và Siemens.

Sau sự suy giảm tới 7% năm 2015, nền kinh tế Iran “lội ngược dòng” tăng trưởng 12,5% năm 2016 – con số mà Iran chưa từng đạt được trong vòng 10 năm trước đó. Tăng trưởng trong năm 2017 cũng khá vững chắc.

Với những biện pháp trừng phạt mà Mỹ tái áp đặt, nền kinh tế Iran chắc chắn sẽ không có được sự tăng trưởng như 2 năm trước.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFM) dự đoán tăng trưởng của Iran trong năm 2018 chỉ ở mức hơn 4%. Tuy nhiên đây cũng là dự đoán từ trước khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Con số thực tế có thể sẽ không được như vậy.

Do sức nặng của Phố Wall, cả về huy động vốn cũng như mức độ đầu tư của các cổ đông Mỹ, các công ty châu Âu không thể để mình chịu rủi ro với các lệnh trừng phạt thứ yếu của Mỹ.

Joe Kaeser, Giám đốc điều hành Siemen của Đức đã nói lên thực tế phũ phàng về ảnh hưởng của Mỹ trong cuộc phỏng vấn với CNN hồi tháng 5, sau khi ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.

Ông Kaeser  nói công ty Siemens sẽ dừng tất cả các thỏa thuận mới với Iran. “Chúng tôi là một công ty toàn cầu. Chúng tôi có những lợi ích và giá trị và chúng tôi phải cân bằng cả hai”.

Hậu quả về lâu dài

Sự mất giá của đồng rial đang gây ra sự hỗn loạn, đặc biệt đối với tầng lớp trung lưu Iran. Thất nghiệp tăng, đặc biệt là ở giới trẻ; lạm phát tăng cao do ảnh hưởng từ chi phí hàng hóa nhập khẩu; có tình trạng thiếu nước và điện do thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng sau nhiều năm trừng phạt.

Đã có các cuộc biểu tình lan rộng ở thủ đô Tehran và khắp đất nước từ cuối năm ngoái. Quốc hội Iran kêu gọi Tổng thống Rouhani phải trả lời các câu hỏi vì sao không làm nhiều hơn để “chống sốc” cho Iran trước những biện pháp trừng phạt của Mỹ kể từ khi Washington nói rõ ý định muốn rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.

Mỹ đang lên kế hoạch tái áp dụng thêm nhiều biện pháp mạnh tay hơn đối với Iran, cụ thể là nhắm vào hoạt động xuất khẩu dầu, dự kiến bắt đầu vào tháng 11 tới. Phía Mỹ cũng nói đã có 100 tập đoàn quốc tế đã đồng ý sẽ rời Iran sau lệnh cấm vận mới. Khi đó, Iran chắc chắn sẽ càng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kết cục thảm khốc nếu Iran đóng cửa Eo biển Hormuz đáp trả đòn của Mỹ
Kết cục thảm khốc nếu Iran đóng cửa Eo biển Hormuz đáp trả đòn của Mỹ

VOV.VN - Để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đe dọa đóng cửa Eo biển Hormuz.

Kết cục thảm khốc nếu Iran đóng cửa Eo biển Hormuz đáp trả đòn của Mỹ

Kết cục thảm khốc nếu Iran đóng cửa Eo biển Hormuz đáp trả đòn của Mỹ

VOV.VN - Để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đe dọa đóng cửa Eo biển Hormuz.

EU kích hoạt điều luật phòng vệ tránh tác động việc Mỹ trừng phạt Iran
EU kích hoạt điều luật phòng vệ tránh tác động việc Mỹ trừng phạt Iran

VOV.VN - Liên minh châu Âu đã kích hoạt điều luật phòng vệ để bảo vệ các công ty châu Âu khỏi tác động từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

EU kích hoạt điều luật phòng vệ tránh tác động việc Mỹ trừng phạt Iran

EU kích hoạt điều luật phòng vệ tránh tác động việc Mỹ trừng phạt Iran

VOV.VN - Liên minh châu Âu đã kích hoạt điều luật phòng vệ để bảo vệ các công ty châu Âu khỏi tác động từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Iran đối thoại với Mỹ có điều kiện
Iran đối thoại với Mỹ có điều kiện

VOV.VN - Tổng thống Iran kêu gọi các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc hành động thực tế hơn để đối phó với sức ép của Mỹ và duy trì thỏa thuận hạt nhân.

Iran đối thoại với Mỹ có điều kiện

Iran đối thoại với Mỹ có điều kiện

VOV.VN - Tổng thống Iran kêu gọi các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc hành động thực tế hơn để đối phó với sức ép của Mỹ và duy trì thỏa thuận hạt nhân.

Mỹ dọa trừng phạt các cá nhân và tổ chức tiếp tục làm ăn với Iran
Mỹ dọa trừng phạt các cá nhân và tổ chức tiếp tục làm ăn với Iran

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 06/08 đã dọa trừng phạt các cá nhân và tổ chức tiếp tục làm ăn với Iran.

Mỹ dọa trừng phạt các cá nhân và tổ chức tiếp tục làm ăn với Iran

Mỹ dọa trừng phạt các cá nhân và tổ chức tiếp tục làm ăn với Iran

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 06/08 đã dọa trừng phạt các cá nhân và tổ chức tiếp tục làm ăn với Iran.

Lệnh trừng phạt của Mỹ có khiến Iran và Triều Tiên xích lại gần nhau?
Lệnh trừng phạt của Mỹ có khiến Iran và Triều Tiên xích lại gần nhau?

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên dự kiến thăm Iran ngày 7/8 trong bối cảnh cả hai quốc gia đang đối mặt với các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.

Lệnh trừng phạt của Mỹ có khiến Iran và Triều Tiên xích lại gần nhau?

Lệnh trừng phạt của Mỹ có khiến Iran và Triều Tiên xích lại gần nhau?

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên dự kiến thăm Iran ngày 7/8 trong bối cảnh cả hai quốc gia đang đối mặt với các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.