Syria trước thảm họa tàn phá di sản văn hóa

(VOV) - Tốc độ trùng tu thì chậm mà tốc độ phá hủy các công trình văn hóa lại diễn ra rất nhanh vì bom đạn chiến tranh.

Cuộc chiến ác liệt đang diễn ra tại Syria không chỉ tàn phá đất nước này, cướp đi mạng sống của hàng chục người mỗi ngày, mà còn đang hủy hoại nhiều di tích lịch sử quý giá. Đồng nghĩa với đó là một tổn thất không thể bù đắp đối với nền văn hóa của nhân loại.

Thành phố cổ Aleppo là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và văn hóa độc nhất vô nhị nhưng đây lại đang là chiến trường ác liệt giữa quân Chính phủ Syria với phe nổi dậy trong suốt hơn hai năm qua.

Hậu quả là thánh đường Hồi giáo Umayyad nghìn năm tuổi ở phía bắc thành phố Aleppo, của Syria, đã bị phá hủy trong cuộc đụng độ giữa quân đội chính phủ và phe đối lập. Di tích cổ kính nhất của thánh đường Hồi giáo là tòa tháp có chiều cao 45m được xây dựng vào thế kỷ 11 vốn  được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Cảnh nhà cửa tan hoang vì nội chiến ở Syria (ảnh: forward.com)

Không những thế, nhiều di vật quý giá bên trong nhà thờ cũng bị đánh cắp hay cướp bóc, trong đó đáng kể có chiếc hộp được cho là chứa một mớ tóc của nhà tiên tri Muhammad. Việc phá hoại di tích trên đã diễn ra bất chấp ngay từ tháng 10/2012, Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã lên tiếng kêu gọi phải ra sức bảo vệ kiệt tác kiến trúc phương đông này.

Thêm nữa, khu phố cổ Salaheddin ở phía Tây Nam thành phố cũng bị tổn hại nặng nề. Khu phố cổ này là tập hợp các tòa nhà cổ từ thế kỷ từ 12 đến 16. Từ trước cuộc nội chiến Syria, khu phố cổ này luôn là một trong những địa danh thu hút nhiều khách du lịch nhất và đã được đưa vào danh sách các di sản thế giới của UNESCO năm 1986. Sau hàng loạt những cuộc giao tranh ác liệt ở khu vực thành phố cổ, khu chợ ngoài trời cổ xưa nhất thế giới al-Madina đã bị san bằng, kèm theo đó là những sạp hàng cổ xưa cùng với các sản phẩm thủ công địa phương bị cháy rụi hoàn toàn sau một trận độ súng giữa quân chính phủ và phe nổi dậy.

Trong khi đó, trận chiến ác liệt tại khu vực ngoại ô thủ đô Damascus cũng khiến cư dân lo ngại cho tương lai của thành phố cổ Damascus - một trong những thành phố lâu đời nhất cũng như là một trong những thủ đô lâu đời nhất trên thế giới.

Một cư dân Damascus bày tỏ: “Chúng tôi rất lo ngại cho những gì đang xảy ra. Chúng tôi hy vọng rằng Syria có thể khôi phục lại được những công trình kiến trúc rực rỡ trong quá khứ, bởi vì chúng thực sự đẹp”.

Điều đáng nói là trong khi công tác trùng tu các di sản văn hóa diễn ra chậm chạp, thì tốc độ phá hủy công trình kiến trúc cổ tại Syria lại diễn ra một cách đáng lo ngại. Ông Amir Nagy, một nhà khảo cổ học Syria lo lắng: "Chúng tôi phải mất thời gian khá lâu để trùng tu các di tích lịch sử. Ví dụ, Ủy ban khảo cổ học của Syria bắt đầu phục hồi thành phố cổ Apamea từ năm 1965. Song đến nay, công tác trùng tu vẫn chưa hoàn thành”.

Theo ông Nagy, các bên xung đột tại Syria sử dụng các di tích lịch sử như một căn cứ phòng thủ. Thêm nữa, một số di vật văn hóa đã bị đánh cắp hoặc bán ra ngoài với một số lượng lớn.

"Việc ăn cắp các di vật văn hóa  là sự mất mát lớn của nền văn hóa và quá khứ,” ông Nagy nói. “Nếu một quốc gia bị mất đi quá khứ thì đồng nghĩa quốc gia đó cũng mất đi hiện tại”.

Theo UNESCO, đã có 5 trên tổng số 6 di sản văn hóa thế giới tại Syria bị tổn hại ở các mức độ khác nhau vì chiến tranh.

Trách nhiệm về việc làm hủy hoại các di tích lại được hai phe tham chiến đùn đẩy cho nhau. Điển hình là xung quanh vụ phá hủy tòa tháp của thánh đường thuộc triều đại Umayyad. Theo phe nổi dậy, tòa tháp đã bị xe tăng của chính phủ phá sập. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước thì cho rằng, chính những kẻ khủng bố có liên quan tới mạng lưới al-Qaeda đã kích nổ bom làm sập ngôi đền, nhằm mục đích đổ lỗi cho quân chính phủ.

Trước tình hình đó, UNESCO phải lên tiếng cảnh báo: cuộc nội chiến tại Syria đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các di sản văn hóa giàu có của quốc gia này, đồng thời kêu gọi các bên tham gia xung đột phải bảo vệ các di tích lịch sử quan trọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sự khốc liệt của chiến trường Syria qua các bức hình
Sự khốc liệt của chiến trường Syria qua các bức hình

(VOV) - Oanh kích, bắn tỉa, cận chiến đường phố, hành quyết chóng vánh, đánh bom, và ám sát... đã trở thành chuyện thường ngày ở Syria.

Sự khốc liệt của chiến trường Syria qua các bức hình

Sự khốc liệt của chiến trường Syria qua các bức hình

(VOV) - Oanh kích, bắn tỉa, cận chiến đường phố, hành quyết chóng vánh, đánh bom, và ám sát... đã trở thành chuyện thường ngày ở Syria.

Kẻ ăn tim binh sĩ Syria thề sẽ tung clip rùng rợn hơn
Kẻ ăn tim binh sĩ Syria thề sẽ tung clip rùng rợn hơn

(VOV) -Khalid Hamad, biệt danh là Abu Sakkar cho biết trong clip mới hắn dùng cưa để cắt thi thể nạn nhân thành từng mảnh.

Kẻ ăn tim binh sĩ Syria thề sẽ tung clip rùng rợn hơn

Kẻ ăn tim binh sĩ Syria thề sẽ tung clip rùng rợn hơn

(VOV) -Khalid Hamad, biệt danh là Abu Sakkar cho biết trong clip mới hắn dùng cưa để cắt thi thể nạn nhân thành từng mảnh.

Anh chưa quyết định hỗ trợ quân sự cho phe đối lập Syria
Anh chưa quyết định hỗ trợ quân sự cho phe đối lập Syria

(VOV) - Thủ tướng Anh cho biết nước này hiện nay cùng lắm chỉ có thể hỗ trợ kỹ thuật cho phe đối lập Syria.

Anh chưa quyết định hỗ trợ quân sự cho phe đối lập Syria

Anh chưa quyết định hỗ trợ quân sự cho phe đối lập Syria

(VOV) - Thủ tướng Anh cho biết nước này hiện nay cùng lắm chỉ có thể hỗ trợ kỹ thuật cho phe đối lập Syria.

Mỹ khẳng định vũ khí hóa học được dùng tới 2 lần tại Syria
Mỹ khẳng định vũ khí hóa học được dùng tới 2 lần tại Syria

(VOV) - Hết tình báo đến ngoại giao Mỹ nói có bằng chứng vũ khí hóa học đã sử dụng tại Syria.

Mỹ khẳng định vũ khí hóa học được dùng tới 2 lần tại Syria

Mỹ khẳng định vũ khí hóa học được dùng tới 2 lần tại Syria

(VOV) - Hết tình báo đến ngoại giao Mỹ nói có bằng chứng vũ khí hóa học đã sử dụng tại Syria.

Nghị quyết về Syria gây mâu thuẫn trong Liên Hợp Quốc
Nghị quyết về Syria gây mâu thuẫn trong Liên Hợp Quốc

(VOV) - Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc gọi nghị quyết là “rất tai hại và không mang tính xây dựng”, nhằm mục đích thay chính quyền Syria.

Nghị quyết về Syria gây mâu thuẫn trong Liên Hợp Quốc

Nghị quyết về Syria gây mâu thuẫn trong Liên Hợp Quốc

(VOV) - Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc gọi nghị quyết là “rất tai hại và không mang tính xây dựng”, nhằm mục đích thay chính quyền Syria.