Thái Lan lên kế hoạch thu thuế muối để bảo vệ sức khoẻ

VOV.VN - Thuế muối dự kiến có hiệu lực tại Thái Lan vào năm nay song đã bị hoãn lại nhưng chính phủ nước này vẫn quyết tâm thực hiện vào năm tới nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người dân.

Theo các khảo sát của ngành y tế Thái Lan, mỗi người Thái trung bình tiêu thụ 3.636 mg Natri mỗi ngày, tương đương 1,5 thìa cà phê muối, gần gấp đôi so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 2.000 mg. Khoảng 10% dân số nước này tức khoảng 7 triệu người gặp các bệnh về thận mãn tính, ngoài ra, các bệnh liên quan khác bao gồm cao huyết áp, tim và tiểu đường cũng rất phổ biến tại quốc gia này.

Theo Tiến sỹ Surasak, Chủ tịch hiệp hội thận Thái Lan, văn hoá của người Thái là ăn thức ăn mặn, thịt lên men và nước mắm. Chính vì thói quen ăn uống có nhiều muối khiến số người cần can thiệp chạy thận càng ngày càng tăng lên ở Thái Lan. Mục tiêu đánh thuế muối của chính phủ Thái Lan là làm giảm 20% lượng natri tiêu thụ hàng ngày trong 10 năm. Trước đó, Thái Lan cũng đã đánh thuế đường vào năm 2017 nhằm giảm lượng đường trong đồ uống ngọt.

Một số quốc gia khác trên thế giới như Hungary, Bồ Đào Nha đã thực hiện đánh thuế với các thực phẩm chế biến hoặc đóng gói có hàm lượng muối cao trong khi các quốc gia khác đã áp dụng chiến lược giảm natri trong thực phẩm bằng cách ghi nhãn hoặc phổ biến cho người tiêu dùng về tác hại của việc sử dụng quá nhiều muối.

Chủ tịch Hiệp hội Chế biến thực phẩm Thái Lan Tust Thangsobat, cho biết, một số người chưa được thuyết phục về tính hiệu quả của việc đánh thuế muối ở Thái Lan vì một gói mì ăn liền, mặt hàng tiêu thụ lớn tại nước này đã chiếm tới 80% lượng muối tiêu thụ hàng ngày mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị. Ngoài ra, một số công ty cũng đã tung ra các sản phẩm ít chứa muối hơn song họ cũng không giảm các sản phẩm đang bán chạy trên thị trường.

Dự kiến, việc đánh thuế muối tại Thái Lan sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp thực phẩm như mì ăn liền, đồ ăn mặn và các đồ ăn đông lạnh. Trong một cuộc khảo sát cho thấy, một phần ba người Thái Lan không tự nấu đồ ăn cả ngày và 75% là ăn trưa bên ngoài. Người Thái thích các thức ăn đường phố song đây lại là những loại đồ ăn chứa rất nhiều muối. Chính vì vậy, giới chức y tế Thái Lan cũng đưa ra lời khuyên với người dân rằng nên yêu cầu ít muối và bột ngọt hơn khi mua hàng từ các quán ăn đường phố./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Lan ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới ít nhất trong 6 tháng
Thái Lan ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới ít nhất trong 6 tháng

VOV.VN - Ngày 12/12, Thái Lan ghi nhận 3787 ca mắc COVID-19 mới, thấp nhất kể từ ngày 14/6 cho tới nay, thấp hơn rất nhiều so với con số 23.418 ca được ghi nhận vào ngày 13/8.

Thái Lan ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới ít nhất trong 6 tháng

Thái Lan ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới ít nhất trong 6 tháng

VOV.VN - Ngày 12/12, Thái Lan ghi nhận 3787 ca mắc COVID-19 mới, thấp nhất kể từ ngày 14/6 cho tới nay, thấp hơn rất nhiều so với con số 23.418 ca được ghi nhận vào ngày 13/8.

Thái Lan đã ghi nhận 3 trường hợp nhiễm biến thể Omicron
Thái Lan đã ghi nhận 3 trường hợp nhiễm biến thể Omicron

VOV.VN - Hôm nay, Trung tâm Quản lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của chính phủ Thái Lan đã thông báo, nước này đã phát hiện thêm 2 trường hợp nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, nâng số ca mắc biến thể mới này lên 3 trường hợp.

Thái Lan đã ghi nhận 3 trường hợp nhiễm biến thể Omicron

Thái Lan đã ghi nhận 3 trường hợp nhiễm biến thể Omicron

VOV.VN - Hôm nay, Trung tâm Quản lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của chính phủ Thái Lan đã thông báo, nước này đã phát hiện thêm 2 trường hợp nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, nâng số ca mắc biến thể mới này lên 3 trường hợp.