Thái Lan ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên không thường trực HĐBA

VOV.VN - Thái Lan ủng hộ Nhật Bản giữ chức Chủ tịch G7 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đưa ra trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tại Bangkok ngày 2/5.

Ngoại trưởng Nhật Bản (trái) và người đồng cấp Thái Lan. Ảnh Bộ Ngoại giao Thái Lan

Ngoại trưởng Thái Lan cho biết, với tư cách là Chủ tịch G77, nước này bày tỏ mong muốn hợp tác với Nhật Bản để cải thiện đời sống người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs).

Về các vấn đề kinh tế, hai bên đều cho rằng hợp tác giữa hai nước đã đạt được bước tiến đáng kể đặc biệt là ở dự án đường sắt cao tốc nối giữa Bangkok và Chiang Mai.

Cả hai Ngoại trưởng cũng hoan nghênh sự hợp tác tích cực về nông nghiệp trong đó là việc cấp phép cho nhau để nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp bổ sung.

Cả hai bên cũng đã thảo luận một số vấn đề nóng về an ninh khu vực như tình hình Bán đảo Triều Tiên, tranh chấp trên Biển Đông cũng như sự hợp tác để giải quyết các vấn đề khủng bố, an toàn hàng hải…

Ngoại trưởng Thái Lan khẳng định, nước này ủng hộ cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên thông qua thương lượng hòa bình và kêu gọi các bên liên quan trong tranh chấp ở Biển Đông cần kiềm chế và tiếp cận vấn đề bằng phương thức ngoại giao.

Tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Kishida cũng bày tỏ sự ủng hộ với Cộng đồng kinh tế mà Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập vào cuối năm 2015, đồng thời khẳng định Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác với Thái Lan và hỗ trợ ASEAN.

Ngoại trưởng hai nước cũng đã ký bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong nông nghiệp, xuất nhập khẩu nông sản. Dự kiến hai bên sẽ thành lập một diễn đàn đối thoại cấp cao về các vấn đề phát triển nguồn nhân lực, vệ sinh và kiểm dịch, công nghiệp cao su, quản lý nước, thủy lợi và công nghệ thông tin trong nông nghiệp.

Dự kiến trong hôm nay (2/5), Ngoại trưởng Nhật Bản sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và có bài phát biểu về chính sách đối với ASEAN của Nhật Bản tại Đại học Chulalongkorn.

Đây là chuyển thăm Thái Lan đầu tiên trong vòng 5 năm qua của một ngoại trưởng Nhật Bản và Thái Lan cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đón ông Fumio Kishida. Sau Thái Lan, ông sẽ đến thăm Myanmar, Lào và Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Lan cam kết tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2017
Thái Lan cam kết tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2017

VOV.VN -Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề an ninh của Thái Lan Prawit Wongsuwan khẳng định, cuộc tổng tuyển cử của nước này sẽ được tổ chức vào năm 2017.

Thái Lan cam kết tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2017

Thái Lan cam kết tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2017

VOV.VN -Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề an ninh của Thái Lan Prawit Wongsuwan khẳng định, cuộc tổng tuyển cử của nước này sẽ được tổ chức vào năm 2017.

Dự thảo Hiến pháp Thái Lan quy định bổ nhiệm thành viên Thượng viện
Dự thảo Hiến pháp Thái Lan quy định bổ nhiệm thành viên Thượng viện

VOV.VN - Mặc dù vậy Thượng viện Thái Lan không có quyền tự lựa chọn Thủ tướng và bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ.

Dự thảo Hiến pháp Thái Lan quy định bổ nhiệm thành viên Thượng viện

Dự thảo Hiến pháp Thái Lan quy định bổ nhiệm thành viên Thượng viện

VOV.VN - Mặc dù vậy Thượng viện Thái Lan không có quyền tự lựa chọn Thủ tướng và bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ.

Thái Lan: Dự luật Trưng cầu ý dân không hạn chế tự do ngôn luận
Thái Lan: Dự luật Trưng cầu ý dân không hạn chế tự do ngôn luận

VOV.VN - Dự luật Trưng cầu ý dân Thái Lan chỉ cấm các hành vi gây khó khăn hay cản trở công việc của chính quyền.

Thái Lan: Dự luật Trưng cầu ý dân không hạn chế tự do ngôn luận

Thái Lan: Dự luật Trưng cầu ý dân không hạn chế tự do ngôn luận

VOV.VN - Dự luật Trưng cầu ý dân Thái Lan chỉ cấm các hành vi gây khó khăn hay cản trở công việc của chính quyền.

Thái Lan có thể sẽ phải soạn thảo một bản Hiến pháp hoàn toàn mới?
Thái Lan có thể sẽ phải soạn thảo một bản Hiến pháp hoàn toàn mới?

VOV.VN - Nếu dự thảo Hiến pháp mới không được người dân thông qua, Thái Lan sẽ soạn một bản dự thảo mới chứ không sử dụng bản Hiến pháp nào trước đây.  

Thái Lan có thể sẽ phải soạn thảo một bản Hiến pháp hoàn toàn mới?

Thái Lan có thể sẽ phải soạn thảo một bản Hiến pháp hoàn toàn mới?

VOV.VN - Nếu dự thảo Hiến pháp mới không được người dân thông qua, Thái Lan sẽ soạn một bản dự thảo mới chứ không sử dụng bản Hiến pháp nào trước đây.