Tháng 1/2025 là tháng 1 ấm nhất trong lịch sử

VOV.VN - Người ta vừa ghi nhận tháng 1/2025 là tháng 1 ấm nhất, tiếp tục chuỗi nhiệt độ toàn cầu cực đoan.

Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) (C3S) hôm qua cho biết, tháng 1 có một đợt nắng ấm bất thường, trở thành một trong số 19 tháng qua chứng kiến ​​nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào tháng 1 cao hơn 1,75 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Điều đó diễn ra bất chấp thế giới đang chuyển dịch khỏi mô hình ấm lên El Nino, vốn làm cho năm 2024 trở thành năm ấm nhất trong lịch sử thế giới và chuyển sang mô hình La Nina mát hơn.

Trưởng nhóm chiến lược tại Trung tâm dự báo thời tiết trung hạn châu Âu, Samantha Burgess, cho biết, đây là một điều đáng lo ngại khi thế giới vẫn chứng kiến ​​nhiệt độ kỷ lục ngoài phạm vi ảnh hưởng của El Nino. Bà Burgress lưu ý rằng hiện tượng El Nino đã đạt đỉnh điểm cách đây hơn một năm.

C3S đánh giá La Nina vẫn chưa phát triển hoàn toàn và thế giới hiện đang ở trong điều kiện trung tính giữa hai giai đoạn. Ngay cả khi La Nina thực sự xuất hiện, thì tác động làm mát của nó có thể không đủ để hạ nhiệt độ toàn cầu, vốn cũng đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ cực cao ở các lưu vực đại dương khác và động lực chính của biến đổi khí hậu như khí thải nhà kính.

Các nhà khoa học tại Berkeley Earth và Văn phòng Khí tượng Anh dự kiến ​​năm 2025 sẽ là năm ấm thứ ba trong lịch sử - mát hơn năm 2024 và 2023 do sự chuyển dịch sang La Nina.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biến đổi khí hậu: Thế giới phải làm gì để ngăn mọi thứ tệ hơn?
Biến đổi khí hậu: Thế giới phải làm gì để ngăn mọi thứ tệ hơn?

VOV.VN - Theo đánh giá của các nhà khoa học, hiện tượng nóng lên toàn cầu chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch và tình trạng này sẽ chỉ được cải thiện cho đến khi than, dầu và khí đốt được thay thế.

Biến đổi khí hậu: Thế giới phải làm gì để ngăn mọi thứ tệ hơn?

Biến đổi khí hậu: Thế giới phải làm gì để ngăn mọi thứ tệ hơn?

VOV.VN - Theo đánh giá của các nhà khoa học, hiện tượng nóng lên toàn cầu chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch và tình trạng này sẽ chỉ được cải thiện cho đến khi than, dầu và khí đốt được thay thế.

Quốc tế phản ứng trước quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về khí hậu
Quốc tế phản ứng trước quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về khí hậu

VOV.VN - Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu và chính phủ nhiều nước hôm nay đã có phản ứng trước quyết định của Tổng thống Donald Trump một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Được thông qua năm 2015, văn kiện được đánh giá là mang tính lịch sử nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu và những tác động không mong muốn của biến đổi khí hậu.

Quốc tế phản ứng trước quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về khí hậu

Quốc tế phản ứng trước quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về khí hậu

VOV.VN - Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu và chính phủ nhiều nước hôm nay đã có phản ứng trước quyết định của Tổng thống Donald Trump một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Được thông qua năm 2015, văn kiện được đánh giá là mang tính lịch sử nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu và những tác động không mong muốn của biến đổi khí hậu.

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris, đẩy chương trình khí hậu toàn cầu vào nguy hiểm
Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris, đẩy chương trình khí hậu toàn cầu vào nguy hiểm

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh một lần nữa rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, đảo ngược nhiều chính sách khí hậu của cựu Tổng thống Biden. Việc Mỹ rút khỏi các cam kết có thể khiến thế giới ngày càng xa mục tiêu hạn chế sự nóng lên của Trái đất ở mức 1,5 độ C.

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris, đẩy chương trình khí hậu toàn cầu vào nguy hiểm

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris, đẩy chương trình khí hậu toàn cầu vào nguy hiểm

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh một lần nữa rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, đảo ngược nhiều chính sách khí hậu của cựu Tổng thống Biden. Việc Mỹ rút khỏi các cam kết có thể khiến thế giới ngày càng xa mục tiêu hạn chế sự nóng lên của Trái đất ở mức 1,5 độ C.