Thắt chặt quan hệ quốc phòng trước các mối đe dọa ở Đông Địa Trung Hải

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng các nước Cộng hòa Síp, Hy Lạp và Ai Cập vừa cho biết các mối đe dọa và thách thức đang nổi lên trong khu vực đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong công tác quốc phòng - an ninh.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Cộng hòa Síp, Hy Lạp và Ai Cập vừa cho biết các mối đe dọa và thách thức đang nổi lên trong khu vực đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong công tác quốc phòng an ninh và sự cần thiết trong việc mời các quốc gia liên minh tham gia các cuộc tập trận chung nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng chiến đấu.

Phát biểu tại buổi tiếp các nhà lãnh đạo đồng cấp Hy Lạp và Ai Cập, Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Síp cho biết cuộc gặp ba bên lần này nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa ba nước trước những mối đe dọa và thách thức về quốc phòng an ninh trong khu vực. Thông qua các hoạt động này, các bên sẽ thiết lập mối quan hệ vững chắc, mạnh mẽ để cùng bảo vệ các giá trị và thực hiện những mục tiêu chung trong tương lai.

Từ đầu năm 2021, Pháp và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập chung với ba quốc gia này. Trong khuôn khổ chương trình, lãnh đạo Bộ Quốc phòng các bên cho biết đã tiến hành thảo luận về phản ứng và hành động của các nước đối với các mối đe dọa xuất phát trong khu vực như vấn đề khủng bố, người di cư và nạn buôn người bất hợp pháp; cũng như việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải và những lợi ích chung của các nước ở Đông Địa Trung Hải trong đó nhấn mạnh đến các hành động khiêu khích vừa qua của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực này.

Trong tuyên bố chung, các bộ trưởng đã lên án các hành động vi phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia Đông Địa Trung Hải, đồng thời kêu gọi các bên cần tuân thủ và tôn trọng luật pháp quốc tế, không thực hiện các hành vi phá hoại đến sự ổn định, hòa bình trong khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ hội đàm về tranh chấp hàng hải ở Đông Địa Trung Hải
Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ hội đàm về tranh chấp hàng hải ở Đông Địa Trung Hải

VOV.VN - Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vừa tổ chức cuộc đàm phán thăm dò tại thủ đô Athens nhằm giải quyết những tranh chấp về biên giới hàng hải trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu vào cuối tháng này.

Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ hội đàm về tranh chấp hàng hải ở Đông Địa Trung Hải

Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ hội đàm về tranh chấp hàng hải ở Đông Địa Trung Hải

VOV.VN - Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vừa tổ chức cuộc đàm phán thăm dò tại thủ đô Athens nhằm giải quyết những tranh chấp về biên giới hàng hải trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu vào cuối tháng này.

Diễn đàn hữu nghị kêu gọi tăng cường hợp tác ở khu vực Đông Địa Trung Hải
Diễn đàn hữu nghị kêu gọi tăng cường hợp tác ở khu vực Đông Địa Trung Hải

VOV.VN - nGÀY 11/2, Diễn đàn hữu nghị đã diễn ra tại thủ đô Athens của Hy Lạp, với sự tham gia của các Ngoại trưởng tới từ 7 quốc gia A-rập và châu Âu để thảo luận về các diễn biến mới ở khu vực Đông Địa Trung Hải và biện pháp tăng cường hợp tác giữa các nước.

Diễn đàn hữu nghị kêu gọi tăng cường hợp tác ở khu vực Đông Địa Trung Hải

Diễn đàn hữu nghị kêu gọi tăng cường hợp tác ở khu vực Đông Địa Trung Hải

VOV.VN - nGÀY 11/2, Diễn đàn hữu nghị đã diễn ra tại thủ đô Athens của Hy Lạp, với sự tham gia của các Ngoại trưởng tới từ 7 quốc gia A-rập và châu Âu để thảo luận về các diễn biến mới ở khu vực Đông Địa Trung Hải và biện pháp tăng cường hợp tác giữa các nước.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải xuống thang để giải quyết tranh chấp ở Đông Địa Trung Hải?
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải xuống thang để giải quyết tranh chấp ở Đông Địa Trung Hải?

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang thể hiện chính sách đối thoại mềm mỏng để tránh các biện pháp trừng phạt của EU vì việc đó sẽ gây tổn hại tới nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn của nước này.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải xuống thang để giải quyết tranh chấp ở Đông Địa Trung Hải?

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải xuống thang để giải quyết tranh chấp ở Đông Địa Trung Hải?

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang thể hiện chính sách đối thoại mềm mỏng để tránh các biện pháp trừng phạt của EU vì việc đó sẽ gây tổn hại tới nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn của nước này.