Thế giới 24h: Cuộc sống nhiều nơi đảo lộn vì rét cóng và tuyết dày
VOV.VN - Không chỉ châu Mỹ mà nhiều nơi ở châu Á đang hứng chịu cái rét cóng và tuyết dày nghiêm trọng gây đảo lộn cuộc sống và giao thông.
1. Cơn bão tuyết mạnh nhất kể từ năm 1922 tiếp tục hoành hành, làm tê liệt gần như toàn bộ bờ Đông nước Mỹ trong ngày 23/1 và khiến 14 người chết.
Xe cứu hộ cũng phải cứu hộ khi mắc kẹt trong tuyết ở Mỹ. |
Theo thông tin ban đầu, đã có ít nhất 14 người thiệt mạng liên quan đến bão tuyết, hàng trăm hộ gia đình mất điện và hàng nghìn chuyến bay tiếp tục bị hủy, hoãn.
Tại thủ đô Washington và các khu vực lân cận, chiều nay (23/1) theo giờ địa phương, bão tuyết mạnh lên bất thường khi tuyết rơi dày đặc hơn cộng với gió to tốc độ lên tới hơn 80km/h. Toàn bộ thủ đô Washington và các bang xung quanh bị ngập dưới lớp tuyết trắng xóa dày tới 76 cm, mức kỷ lục trong gần một thế kỷ qua. Tất cả các hoạt động tại thủ đô Washington dường như ngừng hẳn ngoại trừ xe cảnh sát và xe dọn tuyết hoạt động liên tục.
Sáng sớm cùng ngày, bão tuyết cũng bắt đầu tấn công thành phố New York với lượng tuyết dự kiến rơi dày tới hơn 70cm.
>> Xem thêm: Nhật Bản đối mặt nguy cơ giông bão do giá rét nghiêm trọng
Hàn Quốc hủy hàng trăm chuyến bay do tuyết dày nhất trong 3 thập kỷ
2. Vụ mất tích bí hiểm của máy bay chở khách MH370 (Malaysia) đã được gần hai năm và người ta đang rất trông ngóng thông tin về các dấu vết của chiếc phi cơ này.
NÓNG: Thông tin mới về mảnh vỡ vừa phát hiện nghi là của máy bay MH370
3. Hôm 23/1, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị cho một giải pháp quân sự nhằm vào Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria nếu như chính phủ Syria và phe đối lập không đạt được một giải pháp chính trị.
Vòng hòa đàm Syria mới nhất theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào ngày 25/1 ở Geneva nhưng có nguy cơ bị hoãn lại do bất đồng về thành phần của phái đoàn đối lập.
Các nhóm nổi dậy vũ trang của Syria tuyên bố vào hôm 23/1 rằng họ quy trách nhiệm cho Nga và chính phủ Syria về sự thất bại của hội đàm nhằm chấm dứt nội chiến ở Syria, thậm chí cả trước khi các cuộc thương lượng bắt đầu.
Tại một buổi họp báo với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu, ông Joe Biden nói: “Chúng tôi biết rằng nếu các bên đạt được một giải pháp chính trị thì điều đó rất tốt nhưng chúng tôi vẫn chuẩn bị cho tình huống điều đó không xảy ra, chuẩn bị cho giải pháp quân sự để loại bỏ Daesh (tức IS)”.
Sự tàn khốc của chiến tranh Syria và nỗi thống khổ của người dân
Trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ có cuộc gặp với đại diện các nước Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) tại Saudi Arabia, nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình tại Syria.
Cuộc gặp này diễn ra hôm 23/1 trong bối cảnh có nhiều dự đoán vòng đàm phán hòa bình Syria dự kiến diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) vào đầu tuần tới sẽ bị trì hoãn, do các bên không thể thống nhất được thành phần đối lập Syria sẽ tham dự cuộc họp
Phát biểu sau cuộc gặp với đại diện của 6 nước Hội đồng hợp tác Vùng vịnh, Ngoại trưởng John Kerry bày tỏ tin tưởng rằng các cuộc đối thoại hòa bình Syria sẽ vẫn diễn ra theo kế hoạch.
Vấn đề người Kurd Syria là chỗ hóc trong hòa đàm Syria
4. Hôm 23/1 Trung Quốc và Iran đã nhất trí nâng quan hệ giữa 2 nước lên mức đối tác chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy hợp tác trên tất cả các phương diện và tăng cường tình hữu nghị có “hàng ngàn năm” tuổi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Iran Rouhani hội đàm tại Tehran. Ảnh: Tân Hoa xã. |
Hai bên đạt được sự đồng thuận này trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Iran – chuyến thăm đầu tiên trong 14 năm của một nguyên thủ Trung Quốc tới Iran.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc và Iran không có xung đột cơ bản nào và giữa đôi bên chỉ có sự ủng hộ lẫn nhau hai bên cùng có lợi .
Ông Tập tiếp tục ca ngợi quan hệ giữa đôi bên bằng việc nhấn mạnh rằng trong lịch sử, không hề có chiến tranh hay tranh chấp giữa hai quốc gia và hai nước đã có những hợp tác chân thành, những trao đổi hữu nghị lâu dài, vốn có từ cách đây 2.000 năm nhờ vào Con đường Tơ lụa.
5. Vừa qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF), đông đảo người Việt trên đất Pháp đã tập trung tại quảng trường Joffre, khu Champ de Mars, thuộc trung tâm thủ đô Paris để biểu tình phản đối các hành động mới đây của Trung Quốc vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế tại Biển Đông.
Người Việt ở Pháp hôm 23/1 nhất tề biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông. |
Trong tiết tháng Giêng giá lạnh, quảng trường Joffre như ấm lên bởi sự hiện diện đông đảo của các con dân đất Việt đến từ muôn nơi, của cả những người Pháp và người nước ngoài có thiện cảm với Việt Nam. Bầu không khí rực sáng và sôi động với rừng Cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ, với các bài ca yêu nước.
Lễ khai mạc diễn ra trang nghiêm trong bản "Tiến quân ca" hùng tráng. Ở phương trời xa, thời khắc ấy, hồn thiêng sông núi như vọng tới, như vẫy gọi./.