Thế giới 24h: Nga tiến thêm một bước khẳng định vai trò ở Trung Đông
VOV.VN - “Những nước cờ chính trị mới”của Tổng thống Putin với các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran cho thấy Nga đang đạt được vị thế quan trọng ở Trung Đông.
1. Ngày 16/8 lần đầu tiên quân đội Nga được sử dụng các căn cứ quân sự ở Iran và không phận tại Iraq để phóng tên lửa tấn công khủng bố ở Syria.
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, quân đội Nga ngày 16/8 đã bắt đầu sử dụng căn cứ không quân ở tỉnh Hamadan của Iran để tấn công lực lượng phiến quân ở Syria. Cuộc tấn công bao gồm cả tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các tay súng thuộc Mặt trận al-Nusra.
Vị trí căn cứ Hamedan, Iran. Đồ họa: Google Maps. |
Đây là lần đầu tiên Iran cho phép một lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng lãnh thổ của mình sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Iran nhấn mạnh, Nga và Iran đang chia sẻ cơ sở vật chất trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố, vì quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đang ngày càng nồng ấm. Nga nỗ lực thiết lập “trật tự thế giới mới”
Không chỉ vậy, chiến dịch quân sự của Nga tại Syria còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Iraq. Thủ tướng Haider al-Abadi ngày 16/8 tuyên bố, Iraq sẵn sàng cho phép máy bay của Nga bay qua không phận nước này với điều kiện, các chiến đấu cơ của Nga phải bay sát rìa biên giới và không được bay qua các thành phố của Iraq.
“Những nước cờ chính trị mới đây”của Tổng thống Putin như “bình thường hóa mối quan hệ” với Thổ Nhĩ Kỳ, áp lệnh ngừng bắn và tạo hành lang nhân đạo ở Aleppo (Syria) cũng như đang tận dụng sự ủng hộ tối đa của Iran và Iraq, đang cho thấy, Nga đã đạt được một vị thế quan trọng và tầm ảnh hưởng rộng lớn tại khu vực Trung Đông. Nga khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng tại Trung Đông
2. Reuters ngày 17/8 dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao của Mỹ cho biết, quyết định của Mỹ và Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên đất Hàn Quốc là để chống lại mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên và không đe dọa Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng, THAAD có thể làm mất ổn định, cân bằng an ninh trong khu vực. (Ảnh: Reuters). |
Tuyên bố do Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh phát hành cho biết, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Mark Milley đã nói với người đồng cấp phía Trung Quốc Li Zuocheng - Tổng chỉ huy các lực lượng Bộ binh của quân đội Trung Quốc rằng THAAD là một biện pháp tự vệ.
“THAAD là một biện pháp phòng thủ để bảo vệ người dân Hàn Quốc và người dân Mỹ khỏi các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, và đó không phải là mối đe dọa với Trung Quốc”, tuyên bố dẫn lời ông Milley. Triều Tiên tố Tổng thống Hàn Quốc phá hỏng quan hệ liên Triều
Hàn Quốc trước đó cũng cho biết, việc đạt được thỏa thuận với Mỹ triển khai THAAD tại nước này là nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Triều Tiên và không nhằm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phản đối kế hoạch này khi cho rằng, THAAD có thể làm mất ổn định, cân bằng an ninh trong khu vực.
Trong tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ, Tướng Milley cũng nói rằng, “Mỹ muốn duy trì các kênh thông tin liên lạc mở với quân đội Trung Quốc để làm giảm nguy cơ khủng hoảng hoặc tính toán sai lầm và thẳng thắn giải quyết sự khác biệt”.
3. Sáng 17/8, Tòa án tối cao Campuchia bác bỏ đơn xin tại ngoại của nghị sỹ của Đảng Cứu Quốc Um Som An, người thường xuyên tổ chức đưa thanh niên và sư sãi đến khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia và vu khống Chính phủ Campuchia thực hiện công tác phân giới cắm mốc với Việt Nam không minh bạch.
Tòa án tối cáo đã bác đơn xin tại ngoại của Nghị sỹ Um Som An. |
Ông Um Som An còn cho rằng Chính phủ sử dụng bản đồ giả để phân giới cắm mốc với Việt Nam. Ông Um Som An đã bị bắt vì tội gây mất an ninh trật tự công cộng và kích động gây hận thù dân tộc.
Sau khi bị bắt, Um Som An đã làm đơn xin tại ngoại. Theo thủ tục tố tụng Campuchia, Tòa sơ thẩm có quyền bắt giam để chờ xét xử, nhưng khi có đơn xin tại ngoại thì phải có sự đồng ý của Tòa án Tối cao.
Sau thời gian xem xét, Tòa án tối cáo đã bác đơn xin tại ngoại của Nghị sỹ Um Som An, đồng thời chuyển hồ sơ về Tòa sơ thẩm xét xử theo đúng quy định.
4. Tổng thống bị đình chỉ của Brazil Dilma Rousseff ngày 16/8 đã lên án việc luận tội bà là âm mưu đảo chính, đồng thời kêu gọi tiến hành bầu cử sớm.
Bà Dilma Rousseff ngày 16/8 đã lên án việc luận tội bà là âm mưu đảo chính. (ảnh: AP). |
Phát biểu trước báo giới, bà Rousseff nhấn mạnh, nếu quá trình luận tội được xác lập trong khi bà không có tội, đây sẽ là hành vi của một âm mưu đảo chính. Bà cũng tuyên bố ủng hộ hoàn toàn một cuộc trưng cầu ý dân để người dân có thể quyết định có nên tổ chức bầu cử sớm tại Brazil hay không.
Trước đó, Thượng viện Brazil ngày 10/08 đã thông qua quyết định mở phiên tòa luận tội Tổng thống Dilma Rousseff, người bị đình chỉ chức vụ từ ngày 12/5 vì những cáo buộc vi phạm quy định luật ngân sách.
Với việc hơn một nửa nghị sĩ bỏ phiếu đồng ý mở phiên tòa luận tội bà Rousseff, Thượng viện sẽ họp lần cuối cùng vào cuối tháng này.
Quyết định này của Thượng viện Brazil được cho là có nguy cơ đẩy đất nước lún sâu vào cuộc khủng hoảng và có thể châm ngòi cho các cuộc biểu tình của những người ủng hộ bà Dilma Rousseff trong bối cảnh Brazil đang tổ chức Olympic 2016.
5. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/8 đã tổ chức bố ráp 44 doanh nghiệp nghi ngờ tài trợ kinh phí cho cuộc đảo chính bất thành hôm 15/7. Trong cuộc bố ráp này, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cũng được lệnh bắt giữ 120 Giám đốc các Công ty. Hành động này của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ là một phần trong kế hoạch điều tra về vụ đảo chính xảy ra hồi tháng trước.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/8 đã tổ chức bố ráp 44 doanh nghiệp nghi ngờ tài trợ kinh phí cho cuộc đảo chính bất thành hôm 15/7. (ảnh: Reuters). |
Hãng Thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đưa tin, những công ty trên bị cáo buộc tài trợ tài chính cho hoạt động của giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng sau âm mưu đảo chính hôm 15/7 vừa qua.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã lùng sục khắp hai quận Uskudar và Umraniye của Istanbul, bao gồm cả những tòa nhà của các công ty không có tên trong danh sách. Đây được cho là một động thái thanh trừng mới nhất của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ kể từ sau vụ đảo chính bất thành hôm 15/7.
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành 2 sắc lệnh sa thải hơn 2.000 sỹ quan cảnh sát cùng hàng trăm thành viên trong quân đội và các lãnh đạo cơ quan công nghệ thông tin liên lạc BTK vì dính líu tới vụ đảo chính. Ngoại trưởng Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ điện đàm về việc dẫn độ giáo sĩ Gulen
6. Ủy ban Điều tra về Syria của Liên Hợp Quốc (COI) ngày 16/8 cảnh báo chiến thuật vây hãm “buộc đầu hàng hoặc chết đói” có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của dân thường.
Nhiều dân thường thiệt mạng trong các cuộc không kích hoặc bị mắc kẹt dưới đống đổ nát vì giao tranh ở Aleppo. (ảnh: AFP). |
Bạo lực tại thành phố này đã leo lên nấc thang mới khi quân chính phủ và phe đối lập tiếp tục tranh giành quyền kiểm soát thêm địa bàn cũng như các tuyến tiếp viện.
Ủy ban Điều tra về Syria (COI) gồm các chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc hối thúc các nước dùng tầm ảnh hưởng của mình để thúc ép các bên trong cuộc xung đột Syria trở lại đối thọai chính trị, bởi tình hình nhân đạo ở Aleppo rất nghiêm trọng.
Bà Alessandra Vellucci, Giám đốc Vụ thông tin Liên Hợp Quốc tại Geneva cho biết: "Ủy ban Điều tra về Syria đặc biệt quan ngại về sự an toàn của dân thường, trong đó có 100.000 trẻ em sống ở miền đông Aleppo trong tình cảnh bạo lực ngày càng leo thang"./. Nga - Mỹ thảo luận về Syria, tập trung vào tình hình tại Aleppo