Thế giới 24h: Quốc tế tiếp tục chú ý đến đối đầu Mỹ -Trung ở Biển Đông

VOV.VN - Hoạt động của tàu chiến Mỹ thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông tiếp tục thu hút chú ý của truyền thông quốc tế.

1. Hãng thông tấn AP đã có bài viết nhận định về các tác động của việc tàu chiến Mỹ đi sát đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông.

Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ. Ảnh: AP.

Hành động này của hải quân Mỹ không tạo ra thế đối đầu trên biển hay cản trở bất cứ hoạt động xây đảo nào do Trung Quốc tiến hành, nhưng nó đã gửi đi một thông điệp mạnh tới cả Bắc Kinh và các đồng minh của Mỹ rằng Washington muốn thử thách các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời bảo đảm tự do hàng hải.

Mỹ khẳng định các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tạo ra (một cách trái phép) ở Biển Đông không hề tạo ra chủ quyền trên biển cho Trung Quốc ở khu vực này.

Trong khi đó, một quan chức Mỹ và tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cùng cho biết tư lệnh hải quân Trung Quốc và Mỹ sẽ thảo luận vấn đề Biển Đông.

Tư lệnh các chiến dịch hải quân của Mỹ và người đồng cấp Trung Quốc sẽ tổ chức một hội nghị từ xa qua video vào ngày 28/10, một quan chức Mỹ vừa cho hay.

Động thái này diễn ra sau khi Bắc Kinh nổi giận trước sự kiện tàu chiến Mỹ tuần tra bên trong giới hạn 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông.

Quan chức này cho biết, cuộc gặp do cả Đô đốc John Richardson và Đô đốc Wu Shengli khởi xướng nhằm trao đổi về các hoạt động hải quân gần đây ở Biển Đông và mối quan hệ hải quân giữa hai nước.

2. Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẵn sàng tăng quân tới các nước thành viên gần biên giới với Nga.

Binh sĩ NATO chuẩn bị tham gia một cuộc tập trận tại căn cứ không quân Birgi ở thành phố Trapani, Italy, ngày 19/10. (Ảnh:Reuters).

Nhật báo phố Wall dẫn lời các quan chức ngoại giao và quân sự NATO cho biết, các nước thành viên đang thảo luận về khả năng tăng quân đồn trú gần biên giới với Nga và nằm dưới sự chỉ huy chính thức của liên minh quân sự này. Đây là một phần trong những nỗ lực mới, mà theo các quan chức này là nhằm kiềm chế Nga. 

Theo nguồn tin, phần lớn các nước thành viên đều đồng tình với sáng kiến này. Tuy nhiên, Đức lại phản đối và tuyên bố không muốn coi Nga là một kẻ thù và tách Nga ra khỏi châu Âu.

Động thái này có thể được xem như một phần của Hội chứng sợ Nga có từ trước năm 1914.

3. Đã có thêm diễn biến mới về cuộc chiến chống IS. Mỹ đang chuẩn bị gia tăng hiện diện của lính đặc nhiệm nước này ở Syria để hỗ trợ các chiến đấu cơ của họ định vị và diệt các mục tiêu IS có giá trị cao.

Lính Mỹ ở Trung Đông.

Lầu Năm Góc tính đến việc triển khai lực lượng Mũ nồi Xanh hoặc các lực lượng đặc nhiệm khác bên trong Syria nhằm đẩy mạnh cuộc chiến của họ chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.

Động thái này một phần cũng là để phản ứng lại cuộc can thiệp quân sự của Nga trong khu vực mà theo giới phê bình đã khiến cho Mỹ trở nên thất thế hẳn.

Lực lượng trên bộ này sẽ giúp nhận diện các mục tiêu chiến binh thánh chiến ở tiền tuyến và sẽ tham gia cùng lực lượng đặc nhiệm Anh tìm kiếm các thông tin thiết yếu về quân Nga trên bộ.

Trong khi đó, ngày 28/10, Tổng thống Nga cho biết, tình hình tại Afghanistan và nhiều khu vực của Trung Đông đang đặt ra ngày càng nhiều nguy cơ đối với Trung Á.

Vụ quân nhân Nga bất ngờ tự sát ở Syria có thêm thông tin bất ngờ là cha của quân nhân này khẳng định không có dấu hiệu chứng minh Vadim đã tự sát bằng cách treo cổ.

Gia đình người lính Nga tử vong ở Syria đã chôn cất con trai của họ tại một nghĩa trang làng vào hôm 28/10.

Liên quan đến cuộc chiến Syria, ngày 28/10, Nga phản đối dự thảo nghị quyết Liên Hợp Quốc do Anh, Pháp, Tây Ban Nha soạn thảo liên quan tới việc sử dụng bom thùng tại Syria.

Theo phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Petr Iliichev, điều này có thể gây ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán quốc tế nhằm tìm giải pháp khôi phục hòa bình tại quốc gia Trung Đông này sau 4 năm chìm trong nội chiến.

4. Ngày 28/10, Nghị viện châu Âu đã bác bỏ một dự luật cho phép các nước thành viên Liên minh châu Âu cấm sử dụng thực phẩm biến đổi gien, vốn được Liên minh châu Âu phê chuẩn trước đó, cũng như sử dụng loại thực phẩm này tại mỗi quốc gia thành viên.

Dự luật bị bác bỏ với 577 phiếu thuận trên 75 phiếu chống đã nhận được sự ủng hộ của ngành công nghiệp biến đối gien tại châu Âu.

Các mặt hàng thực phẩm biến đổi gien vốn là một vấn đề gây chia rẽ trong Liên minh châu Âu.

5. Ngày 27/10, nhà chức trách Slovenia đã quyết định thuê các doanh nghiệp an ninh tư nhân để giúp quản lý dòng người nhập cư và tị nạn. Động thái này đưa ra sau khi mỗi ngày có đến  hàng chục nghìn người muốn đi qua quốc gia nhỏ bé vùng Bancan này để đến Bắc Âu. 

Dòng thác nhập cư đang đổ về quốc gia nhỏ bé Slovenia. Ảnh: Wochit

Đây là một trong những biện pháp mới nhất mà chính phủ Slovenia triển khai nhằm đẩy nhanh quá trình giúp người di cư hoàn tất các thủ tục xin tị nạn để giảm tải cho các lực lượng an ninh và chính quyền các vùng biên giới.

Ông Boštjan Šefic, Thư ký Bộ Nội vụ Slovenia, cho biết khoảng 50 - 60 nhân viên an ninh tư nhân sẽ hỗ trợ cảnh sát ở những thời điểm cần thiết. Ngoài ra, một số biện pháp khác như giúp người di cư đăng ký tị nạn ngay trên các chuyến tàu đến từ Croatia, điều động các đơn vị hải quan tới các trung tâm tạm trú tị nạn và thuê thêm 200 người phục vụ tại các trung tâm này cũng sẽ sớm được áp dụng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga phản đối dự thảo nghị quyết về sử dụng bom thùng tại Syria
Nga phản đối dự thảo nghị quyết về sử dụng bom thùng tại Syria

VOV.VN - Ngày 28/10, Nga phản đối dự thảo nghị quyết Liên Hợp Quốc do Anh, Pháp, Tây Ban Nha soạn thảo liên quan tới việc sử dụng bom thùng tại Syria. 

Nga phản đối dự thảo nghị quyết về sử dụng bom thùng tại Syria

Nga phản đối dự thảo nghị quyết về sử dụng bom thùng tại Syria

VOV.VN - Ngày 28/10, Nga phản đối dự thảo nghị quyết Liên Hợp Quốc do Anh, Pháp, Tây Ban Nha soạn thảo liên quan tới việc sử dụng bom thùng tại Syria. 

Australia sẽ tập trận cùng hải quân Trung Quốc ở Biển Đông
Australia sẽ tập trận cùng hải quân Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Sau sự kiện tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc, hai tàu chiến Australia sẽ tổ chức tập trận chung với hải quân Trung Quốc ở Biển Đông vào tuần tới.

Australia sẽ tập trận cùng hải quân Trung Quốc ở Biển Đông

Australia sẽ tập trận cùng hải quân Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Sau sự kiện tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc, hai tàu chiến Australia sẽ tổ chức tập trận chung với hải quân Trung Quốc ở Biển Đông vào tuần tới.

Mỹ đã thách thức mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc
Mỹ đã thách thức mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc

VOV.VN - Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt khi bị thách thức bởi một tàu chiến Mỹ đi vào gần một trong các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông.

Mỹ đã thách thức mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc

Mỹ đã thách thức mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc

VOV.VN - Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt khi bị thách thức bởi một tàu chiến Mỹ đi vào gần một trong các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông.

Tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Quốc sắp thảo luận vấn đề Biển Đông
Tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Quốc sắp thảo luận vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Một quan chức Mỹ và tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cùng cho biết tư lệnh hải quân Trung Quốc và Mỹ sẽ thảo luận vấn đề Biển Đông.

Tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Quốc sắp thảo luận vấn đề Biển Đông

Tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Quốc sắp thảo luận vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Một quan chức Mỹ và tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cùng cho biết tư lệnh hải quân Trung Quốc và Mỹ sẽ thảo luận vấn đề Biển Đông.

Hội chứng sợ Nga từ xưa là gốc gác Chiến tranh Lạnh hiện đại chống Nga
Hội chứng sợ Nga từ xưa là gốc gác Chiến tranh Lạnh hiện đại chống Nga

VOV.VN - Chiến tranh Lạnh cổ điển chống Nga không phải bắt đầu sau năm 1945. Hội chứng sợ Nga cũng không phải đến năm 1917 mới có. Nỗi sợ đó đã có từ rất lâu.

Hội chứng sợ Nga từ xưa là gốc gác Chiến tranh Lạnh hiện đại chống Nga

Hội chứng sợ Nga từ xưa là gốc gác Chiến tranh Lạnh hiện đại chống Nga

VOV.VN - Chiến tranh Lạnh cổ điển chống Nga không phải bắt đầu sau năm 1945. Hội chứng sợ Nga cũng không phải đến năm 1917 mới có. Nỗi sợ đó đã có từ rất lâu.