Thế giới 24h: Trung Quốc ra sức biện minh về tập trận ở Biển Đông

VOV.VN - Trước sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và dư luận quốc tế, phía Trung Quốc ngày 25/7 đã lên tiếng biện minh cho hoạt động tập trận nói trên.

1, Theo thông báo của Cục hải sự Trung Quốc, Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận từ ngày 22 - 31/7 ở khu vực phía Đông Nam của tỉnh đảo Hải Nam (Trung Quốc). Cơ quan này còn ra thông báo cấm tàu thuyền “tiến vào các khu vực hàng hải được ấn định để tổ chức tập trận". 

Đây thực chất là khu vực bao trùm các đảo, bãi đá thuộc phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 

Tàu đệm khí đổ bộ lớp Zubr của Trung Quốc trên Biển Đông - (Ảnh chụp màn hình từ Youtube/Thanh Niên)

Trước sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và dư luận quốc tế, phía Trung Quốc ngày 25/7 đã lên tiếng biện minh cho hoạt động tập trận nói trên. 

Người phát ngôn Hải quân Trung Quốc Lương Dương cho rằng, "đây là hoạt động thường niên, nằm trong kế hoạch đã được sắp xếp trong năm của hải quân nước này, nhằm kiểm nghiệm năng lực tác chiến thực tế, nâng cao năng lực tác chiến cơ động, năng lực cứu hộ cứu nạn và thực hiện các nhiệm vụ quân sự khác của hải quân nước này".

2, Tại Nga, Điện Kremlin đã thành lập một nhóm chuyên gia để sang Pháp tháo dỡ dần những thiết bị do Nga sản xuất ở tàu đổ bộ trực thăng Mistral.

Hãng tin Nga TASS cho biết thêm, Điện Kremlin quyết định những thiết bị trên tàu Mistral sau khi được lấy về sẽ được tái sử dụng trên những tàu hải quân khác của Nga. 

Tàu Mistral tại bến cảng Pháp (ảnh: Reuters)

Được biết, sau khi Pháp hủy bỏ thỏa thuận bàn giao 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp cho Nga Mistral, Nga cũng đã có kế hoạch xây dựng 2 tàu đổ bộ trực thăng riêng của mình để thay thế cho Mistral. 

TASS dẫn lời các nguồn tin trong chính quyền Moscow nói: "Một nhóm các chuyên gia đã được thành lập để đến Pháp nhằm tháo dỡ các thiết bị điều khiển và thiết bị thông tin liên lạc trên tàu Mistral mà đáng lẽ Pháp phải bàn giao cho Nga". 

3, Ngày 25/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai các cuộc không kích nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở sát biên giới Syria. Động thái này được thực hiện sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố cho binh sỹ đối đầu trực tiếp với nhóm Nhà nước Hồi giáo trên biên giới Syria và cho các máy bay chiến đâu của Mỹ sử dụng căn cứ không quân Incirlik ở miền Nam để chống lại nhóm thánh chiến này. 

Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối phó với tình trạng bạo lực gia tăng ở khu vực biên giới với Syria vì khủng bố. (ảnh: BBC)

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu ngày 25/7 thông báo các máy bay chiến đấu của nước này đã tiến hành đợt oanh kích ngày thứ ba liên tiếp kèm theo pháo kích các mục tiêu của nhóm vũ trang người Kurd ở miền Bắc Iraq và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria

Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố sẽ lập các vùng an toàn ở miền Bắc Syria một khi quét sạch Nhà nước Hồi giáo ra khỏi khu vực. 

4, Liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu không kích phiến quân Houthi ở Yemen ngày 25/7 tuyên bố một lệnh ngừng bắn nhân đạo kéo dài 5 ngày. Đây được cho là khoảng thời gian quý giá để các cơ quan cứu trợ nhân đạo đưa hàng viện trợ đến với hàng triệu người dân đang bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh bởi trước đó, lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc đề xuất đã không được các bên tuân thủ. 

Nhà cửa bị phá hủy sau các cuộc không kích của liên minh Arab do Saudi Arabia đứng đầu nhằm vào các mục tiêu Houthi ở thủ đô Sanaa, Yemen ngày 16/7. (Ảnh: AFP)

Theo thông báo, lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực từ sáng 26/7 theo giờ địa phương, nhưng liên quân sẽ đáp trả nếu thấy có “hoạt động hay động thái quân sự” của phiến quân Houthi. Quyết định này được đưa ra theo yêu cầu của Tổng thống Yemen Mansour Hadi, người đang sống lưu vong tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia. 

5, Ngày 25/7, Tổng thống Mỹ Brack Obama đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Kenya. Nội dung chủ yếu tập trung vào hoạt động tăng cường quan hệ an ninh và thương mại với nước chủ nhà, vốn được đánh giá là một nền kinh tế đang đi lên nhưng vẫn đang chật vật đối phó với chủ nghĩa khủng bố.

Tổng thống Kenya Keniatta đồng chủ trì hội nghị với ông Obama, bày tỏ hy vọng rằng chuyến thăm của ông Obama lần này sẽ giúp thay đổi tình hình tại Kenya và châu Phi. 

Tổng thống Obama chụp ảnh với chị gái Auma Obama (áo trắng) và Tổng thống Kenya tại sân bay Nairobi. (ảnh: AP)

Với chặng dừng chân đầu tiên từ hôm 24/7 tại Kenya, đây là lần đầu tiên ông Obama trở về thăm quê hương của cha mình trên cương vị Tổng thống Mỹ. Sau chuyến thăm Kenya, ông Obama sẽ sang Ethiopia, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm quốc gia này.

Theo kế hoạch, trong các cuộc gặp các nhà lãnh đạo châu Phi, Mỹ cam kết sẽ đầu tư hơn 33 tỷ USD vào các lĩnh vực khác nhau của các nước châu Phi. Trong 33 tỷ này có 12 tỷ USD của chính phủ Mỹ, theo đó mở rộng Sáng kiến Năng lượng châu Phi (PAI) mà Tổng thống Obama đề xuất hồi tháng 6/2013 trong chuyến thăm châu Phi lần thứ ba./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảo nhân tạo không tạo quyền lực mới cho Trung Quốc ở Biển Đông
Đảo nhân tạo không tạo quyền lực mới cho Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN -Việc xây dựng đảo nhân tạo không thể tạo nên những quyền mới, sẽ vẫn phải coi đó là đảo nhân tạo theo quy định của pháp luật quốc tế.

Đảo nhân tạo không tạo quyền lực mới cho Trung Quốc ở Biển Đông

Đảo nhân tạo không tạo quyền lực mới cho Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN -Việc xây dựng đảo nhân tạo không thể tạo nên những quyền mới, sẽ vẫn phải coi đó là đảo nhân tạo theo quy định của pháp luật quốc tế.

Yêu cầu Trung Quốc dừng ngay tập trận gần quần đảo Hoàng Sa
Yêu cầu Trung Quốc dừng ngay tập trận gần quần đảo Hoàng Sa

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho rằng đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Yêu cầu Trung Quốc dừng ngay tập trận gần quần đảo Hoàng Sa

Yêu cầu Trung Quốc dừng ngay tập trận gần quần đảo Hoàng Sa

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho rằng đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc lại lớn tiếng bao biện việc tập trận ở Biển Đông
Trung Quốc lại lớn tiếng bao biện việc tập trận ở Biển Đông

VOV.VN - Phía Trung Quốc cho rằng đây là “hoạt động diễn tập thường niên” và “phù hợp với quy định quốc tế”. 

Trung Quốc lại lớn tiếng bao biện việc tập trận ở Biển Đông

Trung Quốc lại lớn tiếng bao biện việc tập trận ở Biển Đông

VOV.VN - Phía Trung Quốc cho rằng đây là “hoạt động diễn tập thường niên” và “phù hợp với quy định quốc tế”. 

Philippines tìm thấy phao ngăn tràn dầu của Trung Quốc ở Scarborough
Philippines tìm thấy phao ngăn tràn dầu của Trung Quốc ở Scarborough

VOV.VN - Sau khi nhìn thấy những chiếc phao này, ngư dân Philippines đã kéo phao vào bờ, giao cho cảnh sát để điều tra thêm. 

Philippines tìm thấy phao ngăn tràn dầu của Trung Quốc ở Scarborough

Philippines tìm thấy phao ngăn tràn dầu của Trung Quốc ở Scarborough

VOV.VN - Sau khi nhìn thấy những chiếc phao này, ngư dân Philippines đã kéo phao vào bờ, giao cho cảnh sát để điều tra thêm.