Thế giới 7 ngày:Mỹ tuần tra, Trung Quốc tăng cường quân sự ở Biển Đông

VOV.VN - Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc dự kiến tăng cường đáng kể cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp trái phép ở Biển Đông.

1. Biển Đông vẫn là chủ đề “nóng” trong tuần vừa qua với hàng loạt động thái mới giữa 2 cường quốc trên thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Theo báo cáo mới của Lầu Năm Góc, Trung Quốc sẽ đưa cả hệ thống theo dõi và liên lạc lên các đảo nhân tạo của nước này trên Biển Đông, với ý đồ tạo ra các “căn cứ dân sự-quân sự” dài hạn. 

Tàu bè Trung Quốc nạo vét trái phép bãi Đá Chữ Thập của Việt Nam ở Trường Sa. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, lo ngại về tình hình Biển Đông trước những động thái của Trung Quốc, trong tuần qua Hải quân Mỹ cũng đã thực hiện chuyến tuần tra thứ 3 quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang bồi lấp trái phép trên Biển Đông.

Ngày 10/5, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Bill Urban cho biết, tàu USS William P.Lawrence của Hải quân Mỹ đã đi vào phạm vi 12 hải lý xung quanh Đá Chữ Thập để “thách thức tuyên bố hàng hải quá đáng của một số bên tranh chấp ở Biển Đông”. 

Trung Quốc đã rất tức tối trước thông tin tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Chữ Thập, nơi nước này đang cải tạo và xây dựng phi pháp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong buổi họp báo tại thủ đô Bắc Kinh ngang nhiên cho rằng, tàu Mỹ xâm nhập bất hợp pháp vào các vùng biển mà không được sự cho phép của Trung Quốc và rằng, hành động của tàu Hải quân Mỹ đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. 

2. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/5 tuyên bố, Nga sẽ có hành động nhằmvô hiệu hóa các nguy cơ đe dọa an ninh Nga, trong đó có hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vừa được kích hoạt tại tại châu Âu. 

Binh sĩ Mỹ duyệt binh trước lễ kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania. Ảnh AP.

Trong một tuyên bố trước các quan chức quốc phòng và quân sự cấp cao Nga, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vừa được kích hoạt tại Romania làm ảnh hưởng tới kho vũ khí hạt nhân của Nga.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ thực chất không phải là một hệ thống phòng thủ tên lửa mà là sự khởi đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang mới. Ông Putin cũng nhấn mạnh, Nga sẽ có sự điều chỉnh chi tiêu ngân sách nhằm trung lập các nguy cơ đặt ra đối với nước Nga.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tại căn cứ không quân ở Deveselu, miền Nam Romania vừa được Mỹ khởi động.

Hệ thống bao gồm một radar cảm biến mạnh, các thiết bị đánh chặn tên lửa, thiết bị liên lạc. Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng bảo vệ lãnh thổ Romania trước các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Dự kiến, Mỹ cũng sẽ triển khai xây dựng một hệ thống phòng thủ tương tự tại Ba Lan và sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2018, tạo ra một hệ thống phòng thủ thường trực 24/24 giờ cho NATO, bổ sung cho các hệ thống radar và tàu chiến đang hoạt động ở Địa Trung Hải.

Ông Robert Bell, đặc phái viên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại NATO, khẳng định, “bước đi này là để đối phó với Iran chứ không nhằm vào Nga”.

Nga đã phản ứng rất quyết liệt ngay từ khi kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa này mới được đề xuất. Bộ Ngoại giao Nga khi đó đã lên tiếng phản ứng rằng hành động này đã “vi phạm Hiệp ước tên lửa tầm trung (INF)” được Liên Xô và Mỹ ký kết vào năm 1987. 

3. Từ 2h sáng 10/5, (theo giờ Việt Nam), Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã công khai nội dung tập tài liệu mang tên “Hồ sơ Panama” dưới dạng cơ sở dữ liệu ở địa chỉ offshoreleaks.icij.org. 

(Ảnh minh họa: Enternews).

Khi truy cập vào địa chỉ offshoreleaks.icij.org, người dùng sẽ phải chấp nhận một thỏa thuận với ICIJ trước khi có thể tìm kiếm các thông tin liên quan của vụ bê bối này. Chức năng tìm kiếm được chia thành 2 loại, theo quốc gia và theo những nơi có thể thành lập công ty tránh thuế. 

Tính đến sáng 10/5, khi tìm kiếm thông tin trong Hồ sơ Panama theo tên quốc gia là Việt Nam, trang web này cung cấp danh sách liên quan bao gồm 189 cá nhân, tổ chức, 23 công ty trung gian và 19 công ty nước ngoài.

Với mỗi cá nhân, hay công ty, khi bấm vào, trang web sẽ hiện rõ ràng mối liên hệ giữa những người này với công ty trung gian và công ty lập ra ở nước ngoài.

Trước đó, vào đầu tháng 4, một phần nội dung của Hồ sơ Panama đã được báo chí quốc tế đăng tải rộng rãi. Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế cho biết, lần công bố này không phải là việc “xả dữ liệu” như kiểu WikiLeaks đã làm. 

4. Cuộc bầu cử Mỹ thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của dư luận trong tuần vừa qua. Hai ứng cử viên được giới truyền thông ưu ái trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và tỷ phú Donal Trump. heo kết quả thăm dò ý kiến mới nhất, tỷ lệ cử tri Mỹ ủng hộ tỷ phú Donald Trump đã gần ngang cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton của đảng Dân chủ và tỷ phú Donal Trump. (ảnh: Getty).

Theo kết quả thăm dò vừa được hãng tin Reuters và công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Ipsos công bố, 41% cử tri Mỹ ủng hộ ứng cử viên đang dẫn đầu đảng Dân chủ Hillary Clinton trong khi 40% tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

Kết quả này là một sự thay đổi đầy ngoạn mục khi chỉ mới tuần trước tỷ lệ ủng hộ bà Clinton còn vượt ông Trump tới 13%.Kết quả này có thể thấy ưu thế của ông Trump đang ngày càng tăng trên chính trường nước Mỹ.

Trong một động thái mới của đảng Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan và ông Trump đã gặp gỡ và thống nhất mục tiêu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.

Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa ứng viên Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan. Tuy nhiên, cả 2 bên đánh giá kết quả của cuộc gặp khá tích cực.

Thông cáo chung đưa ra sau cuộc gặp trên cho biết, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Ryan và ứng viên Tổng thống Trump thừa nhận một số khác biệt những xác định mục tiêu chung quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Phát biểu sau cuộc gặp, ông Ryan bày tỏ tin tưởng rằng 2 bên đã thu hẹp được khoảng cách về mặt quan điểm để đảm bảo vận động chính trị vì những nguyên tắc cốt lõi chung của Đảng Cộng hòa. 

5. Tuần vừa qua cũng là lúc Triều Tiên kết thúc  Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần 7  Thông qua Đại hội, Bình Nhưỡng đã tổng kết những thành quả đạt được thời gian qua. Đây là Đại hội lớn đầu tiên của Đảng Lao động Triều Tiên sau 36 năm và cũng là Đại hội đầu tiên diễn ra dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Chính vì thế, đây là dịp để Đảng Lao động Triều Tiên chứng tỏ những tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội đã đạt được trong thời gian qua. 

Đại hội lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên được tổ chức từ ngày 6/5- 10/5. Đây là đại hội lần đầu tiên của đảng trong 36 năm qua và là đại hội đầu tiên dưới thời ông Kim Jong-un. (ảnh: AP).

Trong bài phát biểu tại Đại hội Đảng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ca ngợi các vụ thử hạt nhân và phóng vệ tinh lên vũ trụ thời gian qua. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, nước này sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trước nếu chủ quyền không bị xâm phạm, đồng thời khẳng định sẵn sàng cải thiện quan hệ với những nước đang đối đầu với Triều Tiên nếu những nước đó cũng thể hiện thiện chí tương tự.

Sau khi Đại hội Đảng Lao động ở Triểu Tiên vừa bế mạc, các quan chức Hàn Quốc đã cảnh báo khả năng cao Triều Tiên có thể tiến hành thử hạt nhân để thể hiện sức mạnh quân sự, chào mừng thành công của Đại hội. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này đang theo dõi sát sao bãi thử hạt nhân của Triều Tiên.

Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu Mỹ ngày 11/5 cho biết, các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy không có dấu hiệu Triều Tiên sắp tiến hành thử hạt nhân. Các bức ảnh cho thấy, hoạt động tại địa điểm thử hạt nhân ngầm ở Punggye-ri, khu vực đông bắc nước này vẫn khá yên bình. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo, hoạt động xung quanh khu tổ hợp vẫn diễn ra ở mức thấp, cho thấy khả năng có thể tiến hành các vụ thử ngay sau khi Triều Tiên đưa ra quyết định. 

6. Thế giới đang lo ngại việc luận tội Tổng thống Rousseff của Brazil có thể đẩy nước này vào bất ổn chính trị mới ảnh hưởng tới cả khu vực. Cộng đồng thế giới hôm 13/5 đã bày tỏ lo ngại về những diễn biến chính trị gần đây tại Brazil, đặc biệt là việc Thượng viện Brazil bỏ phiếu thông qua kiến nghị luận tội và tạm thời đình chỉ chức Tổng thống của bà Dilma Rousseff, cho rằng điều này có thể đẩy Brazil rơi vào tình trạng bất ổn mới cũng như làm ảnh hưởng đến khu vực.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff. (ảnh: spotniks.com).

Thượng viện Brazil ngày 9/5 quyết định sẽ vẫn tiến hành cuộc bỏ phiếu về việc luận tội Tổng thống Dilma Rousseff, bất chấp quyết định trước đó của quyền Chủ tịch Hạ viện Waldir Maranhao về việc hủy bỏ việc luận tội Tổng thống. 

Ngay sau khi Thượng viện Brazil thông báo đồng ý mở một phiên luận tội đối với bà Dilma Rousseff với những cáo buộc vi phạm các luật ngân sách quốc gia, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi người dân Brazil bình tĩnh để đối thoại, đồng thời bày tỏ tin tưởng nhà chức trách nước Nam Mỹ này tôn trọng dân chủ và Hiến pháp. 

7. Theo kết quả kiểm phiếu, Thị trưởng thành phố Davao, ông Rodrigo Duterte đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Phillippines.

Ông Rodrigo Duterte thường được giới truyền thông ví như là ứng cử viên Donal Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với nhiều phát ngôn gây sốc và chủ trương cứng rắn với tội phạm. Chiến thắng của ông Duterte được xem là chiến thắng được báo trước bởi ông luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận. 

Ông Rodrigo Duterte. Ảnh: EPA. 

 phát biểu tại thành phố Davao, ông Duterte khẳng định sẽ "chấp nhận sự ủy nhiệm của người dân". Trong quá trình tranh cử, ông đã từng cam kết nếu đắc cử sẽ nỗ lực quét sạch tội phạm và tham nhũng.

Liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhiều người cũng lo lắng đối sách của Philippines trong vấn đề Biển Đông có thể thay đổi do ông Duterte từng tuyên bố sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Trung Quốc nếu tình hình giải quyết tranh chấp vẫn không có tiến triển sau 1 - 2 năm nữa. 

Tuy nhiên, phát biểu sau khi kết quả không chính thức được công bố, ông Duterte khẳng định, nếu đắc cử ông sẽ kêu gọi đàm phán đa phương nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Trung Quốc ngày 10/5 đã lên tiếng bày tỏ mong muốn giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Chính phủ mới của Philippines. Tuyên bố của phía Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Hải quân Mỹ cùng ngày đã điều tàu USS William P.Lawrence tiến sát Đá Chữ Thập để “thách thức tuyên bố hàng hải quá đáng của một số bên tranh chấp ở Biển Đông”.

Navy Times dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố: “Bắc Kinh hy vọng Philippines sẽ gặp gỡ Trung Quốc và có những bước đi cụ thể nhằm giải quyết tranh chấp hiện nay và đưa mối quan hệ song phương trở lại phát triển tốt đẹp như trước”./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc tức giận vì tàu Mỹ tiến sát Đá Chữ Thập ở Biển Đông
Trung Quốc tức giận vì tàu Mỹ tiến sát Đá Chữ Thập ở Biển Đông

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc rằng, hành động của tàu Hải quân Mỹ đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trung Quốc tức giận vì tàu Mỹ tiến sát Đá Chữ Thập ở Biển Đông

Trung Quốc tức giận vì tàu Mỹ tiến sát Đá Chữ Thập ở Biển Đông

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc rằng, hành động của tàu Hải quân Mỹ đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tàu Mỹ tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc quay sang lôi kéo Philippines
Tàu Mỹ tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc quay sang lôi kéo Philippines

VOV.VN - Trung Quốc ngày 10/5 đã lên tiếng bày tỏ mong muốn giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Chính phủ mới của Philippines.

Tàu Mỹ tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc quay sang lôi kéo Philippines

Tàu Mỹ tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc quay sang lôi kéo Philippines

VOV.VN - Trung Quốc ngày 10/5 đã lên tiếng bày tỏ mong muốn giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Chính phủ mới của Philippines.

Mỹ tố Trung Quốc dùng chiến thuật cưỡng chế tại Biển Đông
Mỹ tố Trung Quốc dùng chiến thuật cưỡng chế tại Biển Đông

Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc vừa dùng "chiến thuật cưỡng chế" khi mở rộng hiện diện ở Biển Đông vừa tránh hành động có thể gây xung đột vũ trang.

Mỹ tố Trung Quốc dùng chiến thuật cưỡng chế tại Biển Đông

Mỹ tố Trung Quốc dùng chiến thuật cưỡng chế tại Biển Đông

Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc vừa dùng "chiến thuật cưỡng chế" khi mở rộng hiện diện ở Biển Đông vừa tránh hành động có thể gây xung đột vũ trang.

Vì sao Mỹ chọn Đá Chữ Thập để thực thi quyền đi lại tự do ở Biển Đông?
Vì sao Mỹ chọn Đá Chữ Thập để thực thi quyền đi lại tự do ở Biển Đông?

VOV.VN - Mỹ lựa chọn Đá Chữ Thập để thực hiện quyền tự do đi lại, thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông khiến nhiều người bất ngờ.

Vì sao Mỹ chọn Đá Chữ Thập để thực thi quyền đi lại tự do ở Biển Đông?

Vì sao Mỹ chọn Đá Chữ Thập để thực thi quyền đi lại tự do ở Biển Đông?

VOV.VN - Mỹ lựa chọn Đá Chữ Thập để thực hiện quyền tự do đi lại, thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông khiến nhiều người bất ngờ.

Tàu Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập ở Biển Đông
Tàu Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập ở Biển Đông

VOV.VN - Tàu USS William P.Lawrence của Mỹ tiến sát Đá Chữ Thập để “thách thức tuyên bố hàng hải quá đáng của một số bên tranh chấp ở Biển Đông”.

Tàu Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập ở Biển Đông

Tàu Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập ở Biển Đông

VOV.VN - Tàu USS William P.Lawrence của Mỹ tiến sát Đá Chữ Thập để “thách thức tuyên bố hàng hải quá đáng của một số bên tranh chấp ở Biển Đông”.

Australia hậu thuẫn Mỹ đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông
Australia hậu thuẫn Mỹ đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông

VOV.VN - Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết, Mỹ và Australia đều khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với tự do hàng hải ở Biển Đông.

Australia hậu thuẫn Mỹ đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông

Australia hậu thuẫn Mỹ đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông

VOV.VN - Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết, Mỹ và Australia đều khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với tự do hàng hải ở Biển Đông.