Thế giới tìm kiếm "hành lang xanh" cho xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine

VOV.VN - Cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine đã bước qua ngày thứ 100 nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và đang ngày càng gây ra những tác động đa tầng trên phạm vi toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực năng lượng và lương thực.

Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu tăng cao sau đại dịch Covid-19, cuộc xung đột đã làm trầm trọng hơn những vấn đề sẵn có như thời tiết khắc nghiệt, giá năng lượng tăng cao, tắc nghẽn chuỗi cung ứng,… gây căng thẳng cho thị trường thực phẩm, khiến tỷ lệ lạm phát lương thực tăng đột biến và đẩy hàng triệu người trước nguy cơ nạn đói.

Việc Ukraine ngừng xuất khẩu sau khi xung đột nổ ra đã đẩy chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) trong tháng 3 lên mức cao nhất kể từ khi dữ liệu này được tổng hợp vào năm 1990.  

Tại châu Âu, chỉ số giá tiêu dùng thực phẩm đã tăng mạnh ở tất cả các nền kinh tế lớn, trong khi tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng hơn 14 điểm phần trăm kể từ tháng 1/2020. Ở các thị trường đang phát triển và mới nổi, tình hình thậm chí còn gay gắt hơn, khiến người tiêu dùng phải với đối mặt với giá thực phẩm thiết yếu tăng cao hơn nhiều. Minh chứng rõ nhất là Lebanon, vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực, trong đó hầu hết lúa mì từ Ukraine, đã chứng kiến chỉ số giá tiêu dùng tăng hơn 3 nghìn điểm phần trăm kể từ năm 2020.

Với việc giá lương thực tăng vọt, ngày càng có nhiều quốc gia sản xuất chủ chốt hạn chế xuất khẩu để ổn định giá cả và bảo vệ thị trường trong nước. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), hơn 20 quốc gia trên thế giới đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu thực phẩm, bao gồm giấy phép xuất khẩu và thuế cũng như các lệnh cấm hoàn toàn.

 Trong chuyến thăm Thụy Điển mới đây, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi một hành động nhanh chóng và kiên quyết trên quy mô toàn cầu nhằm thiết lập một "hành lang xanh" cho xuất khẩu ngũ cốc của của Ukraine, cũng như đảm bảo nguồn cung lương thực.

"Chúng tôi đang tham gia vào một cuộc đối thoại nghiêm túc, được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật, với tất cả các bên liên quan để tìm ra một thỏa thuận toàn diện cho phép Ukraine có thể xuất khẩu ngũ cốc một cách an toàn, mà không làm suy yếu an ninh của đất nước thông qua Biển Đen, cũng như để thế giới có thể tiếp cận mà không bị cản trở đối với phân bón và thực phẩm của Nga".

Trong khi đó, Tổng thống Senegal Marky Sall đang dẫn đầu một phái đoàn Liên minh châu Phi tới Nga nhằm tăng cường hợp tác giữa hai bên cũng như thảo luận về tình trạng thiếu lương thực do chiến sự ở Ukraine. Phát biểu sau cuộc gặp với Người đồng cấp Nga Putin, Tổng thống Marky Sall một lần nữa nhấn mạnh những thách thức về an ninh lương thực mà châu Phi đang phải đối mặt.

Ông Marky Sall đồng thời bày tỏ tin tưởng nhà lãnh đạo Nga có thể tìm ra giải pháp cho những vấn đề này: “Mặc dù ở rất xa khu vực xung đột, song châu Phi lại là một trong những khu vực chịu tác động mạnh nhất. Nền kinh tế châu Phi không thể thích ứng được với những biến động hiện nay khi cuộc khủng hoảng dẫn đến việc Ukraine không thể xuất khẩu, trong khi Nga lại phải đối mặt với các lệnh trừng phạt. Tổng thống Putin đã rất cởi mở về vấn đề này và khẳng định có một số cách để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hoặc thông qua cảng Odessa ở Biển Đen hoặc qua cảng Mariupol”.

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn Kênh truyền hình Rossiya 1, Tổng thống Putin đã đưa ra các đề xuất nhằm vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine, bao gồm việc sử dụng các cảng trên biển Đen của Ukraine hay thông qua Belarus. Tuy nhiên cũng theo người đứng đầu nước Nga, tiền đề vẫn là phương Tây phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Trước đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cũng tuyên bố sẵn sàng cho phép vận chuyển ngũ cốc của Ukraine đến các cảng của Đức, Ba Lan, vùng Baltic hoặc Nga thông qua lãnh thổ của nước này, nếu được phép./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khủng hoảng lương thực toàn cầu giữa chiến sự Ukraine: Trung Đông, châu Phi kêu cứu
Khủng hoảng lương thực toàn cầu giữa chiến sự Ukraine: Trung Đông, châu Phi kêu cứu

VOV.VN - Xung đột Nga – Ukraine đang làm trầm trọng khủng hoảng lương thực toàn cầu, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, dù giàu hay nghèo. Và Trung Đông, châu Phi – những khu vực “khô cằn, nắng nóng”, nông nghiệp kém phát triển, phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu lương thực đã phải lên tiếng kêu cứu…

Khủng hoảng lương thực toàn cầu giữa chiến sự Ukraine: Trung Đông, châu Phi kêu cứu

Khủng hoảng lương thực toàn cầu giữa chiến sự Ukraine: Trung Đông, châu Phi kêu cứu

VOV.VN - Xung đột Nga – Ukraine đang làm trầm trọng khủng hoảng lương thực toàn cầu, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, dù giàu hay nghèo. Và Trung Đông, châu Phi – những khu vực “khô cằn, nắng nóng”, nông nghiệp kém phát triển, phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu lương thực đã phải lên tiếng kêu cứu…

Nga tố phương Tây làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực toàn cầu
Nga tố phương Tây làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực toàn cầu

VOV.VN - Moscow nhiều lần tuyên bố, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga là điều kiện tiên quyết để giải phóng xuất khẩu nông sản và giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Nga tố phương Tây làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực toàn cầu

Nga tố phương Tây làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực toàn cầu

VOV.VN - Moscow nhiều lần tuyên bố, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga là điều kiện tiên quyết để giải phóng xuất khẩu nông sản và giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Việt Nam nêu 5 đề xuất ứng phó khủng hoảng lương thực toàn cầu tại Diễn đàn Davos
Việt Nam nêu 5 đề xuất ứng phó khủng hoảng lương thực toàn cầu tại Diễn đàn Davos

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Lê Minh Khái đã nêu 5 đề xuất của Việt Nam nhằm ứng phó với nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới – Davos 2022.

Việt Nam nêu 5 đề xuất ứng phó khủng hoảng lương thực toàn cầu tại Diễn đàn Davos

Việt Nam nêu 5 đề xuất ứng phó khủng hoảng lương thực toàn cầu tại Diễn đàn Davos

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Lê Minh Khái đã nêu 5 đề xuất của Việt Nam nhằm ứng phó với nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới – Davos 2022.

EU giải quyết khủng hoảng lương thực bằng “ngoại giao lương thực”
EU giải quyết khủng hoảng lương thực bằng “ngoại giao lương thực”

VOV.VN - Các quan chức Liên minh châu Âu cho biết khối này đang đặt mục tiêu giải quyết tình trạng khủng hoảng giá lúa mì và phân bón, cũng như khả năng thiếu hụt nặng nề ​​ở khu vực Balkan, Bắc Phi và Trung Đông.

EU giải quyết khủng hoảng lương thực bằng “ngoại giao lương thực”

EU giải quyết khủng hoảng lương thực bằng “ngoại giao lương thực”

VOV.VN - Các quan chức Liên minh châu Âu cho biết khối này đang đặt mục tiêu giải quyết tình trạng khủng hoảng giá lúa mì và phân bón, cũng như khả năng thiếu hụt nặng nề ​​ở khu vực Balkan, Bắc Phi và Trung Đông.