Thủ tướng Australia không dự Thượng đỉnh NATO do ngại Trung Quốc?

VOV.VN - Tuy không phải là thành viên nhưng là đối tác của NATO nên Thủ tướng Australia đã được mời tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tổ chức tại Litva vào giữa tháng 7 tới.

Tuy vậy nhiều khả năng Thủ tướng Australia sẽ không tham dự hội nghị để tránh làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc.

Truyền thông Australia hôm nay cho biết Thủ tướng của nước này Anthony Albanese nhiều khả năng sẽ không tới thủ đô Vilnius của Litva vào tháng 7/2023 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO. Trước đó, Ngoại trưởng Australia Penny Wong cũng không tham dự mà cử cấp thấp hơn tới tham dự Hội nghị Bộ trưởng của NATO diễn ra tại Brussel vào tuần trước.

Mặc dù không phải là thành viên của NATO song lãnh đạo Australia cùng với lãnh đạo các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand đã được Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg mời tới tham dự hội nghị thượng đỉnh của khối này. Đây không phải là lời mời có thông lệ hàng năm mà chỉ mới được bắt đầu vào năm ngoái, sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Các nhà phân tích chính trị tại châu Âu cho biết việc Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể không tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO nhiều khả năng sẽ khiến các đối tác NATO thất vọng, tuy vậy Australia có lý do riêng của mình để khước từ lời mời này.

Australia có thể không giảm sự ủng hộ đối với Ukraine. Nhưng rõ ràng việc tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, trong đó họ có thể sẽ lên tiếng phản đối Trung Quốc, sẽ là bước đi không có lợi cho Australia trong bối cảnh nước này đang cùng với Trung Quốc tìm kiếm các điểm chung để cải thiện quan hệ và hạn chế những bất đồng không cần thiết.

Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc tuy đã được phá băng từ năm ngoái song tốc độ cải thiện vẫn rất chậm chạp. Hiện tại hai nước đang có những nỗ lực để có thể tháo gỡ các vướng mắc trong quan hệ thương mại với việc Trung Quốc cam kết xem xét lại mức thuế cao mà nước này áp dụng với lúa mạch Australia từ năm 2020 và sau đó sẽ là rượu vang. Trung Quốc cũng đã bắt đầu nhập khẩu trở lại than đá của Australia.

Trong bối cảnh Australia đang nỗ lực thoát khỏi nguy cơ suy thoái, việc cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của nước này có vai trò rất quan trọng. Vì vậy việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO không những không giúp Australia đạt được mục tiêu này mà còn làm cho việc đạt được mục tiêu trở nên khó khăn hơn. Vì lẽ đó, sẽ có lợi hơn cho Australia khi Thủ tướng Anthony Albanese không tham dự Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của NATO./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năng lượng mặt trời, điện gió phát triển mạnh tại Australia
Năng lượng mặt trời, điện gió phát triển mạnh tại Australia

VOV.VN - Australia từng là quốc gia phụ thuộc nhiều vào than đá và khí gas để sản xuất điện nhưng giờ đây, tỷ trọng đóng góp của năng lượng mặt trời và điện gió đang gia tăng mạnh mẽ tại nước này.

Năng lượng mặt trời, điện gió phát triển mạnh tại Australia

Năng lượng mặt trời, điện gió phát triển mạnh tại Australia

VOV.VN - Australia từng là quốc gia phụ thuộc nhiều vào than đá và khí gas để sản xuất điện nhưng giờ đây, tỷ trọng đóng góp của năng lượng mặt trời và điện gió đang gia tăng mạnh mẽ tại nước này.

Australia tuyển nhiều nhân viên công nghệ để theo dõi tình báo nước ngoài
Australia tuyển nhiều nhân viên công nghệ để theo dõi tình báo nước ngoài

VOV.VN - Trước thực trạng nước ngoài ngày càng gia tăng can thiệp vào tình hình Australia, Cơ quan tình báo của nước này đang tuyển nhiều nhân viên công nghệ để có thể đối phó với các đặc vụ nước ngoài.

Australia tuyển nhiều nhân viên công nghệ để theo dõi tình báo nước ngoài

Australia tuyển nhiều nhân viên công nghệ để theo dõi tình báo nước ngoài

VOV.VN - Trước thực trạng nước ngoài ngày càng gia tăng can thiệp vào tình hình Australia, Cơ quan tình báo của nước này đang tuyển nhiều nhân viên công nghệ để có thể đối phó với các đặc vụ nước ngoài.

Trải nghiệm hãi hùng của lính Ukraine khi rà phá bẫy bom mìn do Nga gài lại
Trải nghiệm hãi hùng của lính Ukraine khi rà phá bẫy bom mìn do Nga gài lại

VOV.VN - Quân Nga đã sử dụng nhiều kỹ thuật và biện pháp khác nhau để gài mìn và bẫy mìn ở những khu vực họ tạm thời rút đi. Khi tiến vào những khu vực này, công binh Ukraine phải rất thận trọng rà phá các bẫy bom mìn đó.

Trải nghiệm hãi hùng của lính Ukraine khi rà phá bẫy bom mìn do Nga gài lại

Trải nghiệm hãi hùng của lính Ukraine khi rà phá bẫy bom mìn do Nga gài lại

VOV.VN - Quân Nga đã sử dụng nhiều kỹ thuật và biện pháp khác nhau để gài mìn và bẫy mìn ở những khu vực họ tạm thời rút đi. Khi tiến vào những khu vực này, công binh Ukraine phải rất thận trọng rà phá các bẫy bom mìn đó.

Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân
Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân

VOV.VN - Việc Phần Lan gia nhập NATO đã tạo ra thế khó mới cho Nga. Trong bối cảnh này, rủi ro chiến tranh hạt nhân lại gia tăng.

Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân

Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân

VOV.VN - Việc Phần Lan gia nhập NATO đã tạo ra thế khó mới cho Nga. Trong bối cảnh này, rủi ro chiến tranh hạt nhân lại gia tăng.

Bí ẩn trong vụ rò rỉ kế hoạch phương Tây hỗ trợ Ukraine phản công Nga
Bí ẩn trong vụ rò rỉ kế hoạch phương Tây hỗ trợ Ukraine phản công Nga

VOV.VN - Hiện đang có một bức màn sương thực thực hư hư khá dày phủ lên kế hoạch mật bị "rò rỉ" của Mỹ và NATO liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine phản công lại Nga trong thời gian tới.

Bí ẩn trong vụ rò rỉ kế hoạch phương Tây hỗ trợ Ukraine phản công Nga

Bí ẩn trong vụ rò rỉ kế hoạch phương Tây hỗ trợ Ukraine phản công Nga

VOV.VN - Hiện đang có một bức màn sương thực thực hư hư khá dày phủ lên kế hoạch mật bị "rò rỉ" của Mỹ và NATO liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine phản công lại Nga trong thời gian tới.

Moscow sẽ ra tay nếu Ukraine can thiệp vào hệ thống vệ tinh Nga?
Moscow sẽ ra tay nếu Ukraine can thiệp vào hệ thống vệ tinh Nga?

VOV.VN - Trong xung đột Nga - Ukraine, các vệ tinh liên lạc đóng vai trò quan trọng và do vậy cũng trở thành một mục tiêu cho các "tác động" từ đối phương. Nga tuyên bố có đủ nguồn lực đáp trả nếu vệ tinh dân sự của họ bị can thiệp.

Moscow sẽ ra tay nếu Ukraine can thiệp vào hệ thống vệ tinh Nga?

Moscow sẽ ra tay nếu Ukraine can thiệp vào hệ thống vệ tinh Nga?

VOV.VN - Trong xung đột Nga - Ukraine, các vệ tinh liên lạc đóng vai trò quan trọng và do vậy cũng trở thành một mục tiêu cho các "tác động" từ đối phương. Nga tuyên bố có đủ nguồn lực đáp trả nếu vệ tinh dân sự của họ bị can thiệp.