Thủ tướng Đức giải thích lý do chưa gửi tên lửa Taurus cho Ukraine

VOV.VN - Ông Scholz chưa tuyên bố cụ thể Đức có cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine hay không, nhưng ông giải thích rõ ràng lý do Berlin vẫn đang do dư.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 26/2 nói rằng ông vẫn chưa muốn gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus tới Ukraine, cho rằng làm như vậy khiến Berlin trở thành một bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Đức hiện là nước cung cấp viện trợ quân sự nhiều thứ hai cho Ukraine, sau Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Scholz đã trì hoãn nhiều tháng trước đề nghị của Ukraine yêu cầu Berlin cung cấp tên lửa Taurus. Tên lửa này có tầm bắn lên tới 500km và trên lý thuyết có thể được sử dụng để nhắm vào các mũ tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

Ông Scholz chưa tuyên bố chính xác Đức có cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine hay không, nhưng ông giải thích rõ ràng lý do Berlin vẫn đang do dư.  

Ông Scholz nhấn mạnh quyết tâm hỗ trợ Ukraine mà làm không leo thang chiến sự cũng như lôi kéo Đức và NATO vào cuộc xung đột. Ông cũng một lần nữa nhắc lại rằng sẽ không có lính Đức nào đến Ukraine.

Anh và Pháp đều đã lượt gửi tên lửa tầm xa Storm Shadow và Scalp cho Ukraine. Tuy nhiên, theo ông Scholz, Taurus là “một loại vũ khí có tầm ảnh hưởng rất rộng”.

“Những gì đang được thực hiện trong việc kiểm soát mục tiêu như phía Anh và Pháp là không thể thực hiện được ở Đức. Tất cả những ai từng làm việc với hệ thống này đều biết điều đó”’, Thủ tướng Đức nhấn mạnh.

Khi được hỏi liệu ông có lo lắng rằng binh lính Đức sẽ phải đến Ukraine để kiểm soát mục tiêu mà tên lửa Taurus nhắm tới hay không, ông Scholz nói rằng “lính Đức sẽ không được liên kết với các mục tiêu mà tên lửa Taurus tiếp cận, kể cả ở Đức”.

Tuần trước, các nhà lập pháp Đức đã kêu gọi chính phủ nước này cung cấp thêm vũ khí tầm xa cho Ukraine, nhưng đã bỏ phiếu bác bỏ lời kêu gọi của phe đối lập về việc gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga bắn cháy xe tăng Abrams đầu tiên ở Ukraine
Nga bắn cháy xe tăng Abrams đầu tiên ở Ukraine

VOV.VN - Theo các kênh Telegram của Nga, quân đội nước này đã bắn cháy xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams đầu tiên Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Nga bắn cháy xe tăng Abrams đầu tiên ở Ukraine

Nga bắn cháy xe tăng Abrams đầu tiên ở Ukraine

VOV.VN - Theo các kênh Telegram của Nga, quân đội nước này đã bắn cháy xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams đầu tiên Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Tổng thống Pháp Macron lần đầu đề cập khả năng phương Tây đưa quân vào Ukraine
Tổng thống Pháp Macron lần đầu đề cập khả năng phương Tây đưa quân vào Ukraine

VOV.VN - Tại Hội nghị quốc tế về viện trợ cho Ukraine tại Paris tối 26/2, Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron kêu gọi một làn sóng hỗ trợ mới dành cho Ukraine để đảm bảo Nga không thể giành thắng lợi. Tổng thống Pháp cũng lần đầu tiên chia sẻ, không loại trừ khả năng phương Tây đưa quân vào Ukraine.

Tổng thống Pháp Macron lần đầu đề cập khả năng phương Tây đưa quân vào Ukraine

Tổng thống Pháp Macron lần đầu đề cập khả năng phương Tây đưa quân vào Ukraine

VOV.VN - Tại Hội nghị quốc tế về viện trợ cho Ukraine tại Paris tối 26/2, Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron kêu gọi một làn sóng hỗ trợ mới dành cho Ukraine để đảm bảo Nga không thể giành thắng lợi. Tổng thống Pháp cũng lần đầu tiên chia sẻ, không loại trừ khả năng phương Tây đưa quân vào Ukraine.

Vì sao Ukraine nhắm vào “mắt thần trên không” A-50 của Nga?
Vì sao Ukraine nhắm vào “mắt thần trên không” A-50 của Nga?

VOV.VN - Ukraine tuyên bố đã bắn hạ thêm một máy bay cảnh báo sớm trên không Beriev A-50M/U của Nga hôm 23/2. Chưa rõ chính xác lực lượng của Kiev đã bắn hạ chiếc máy bay này như thế nào, nhưng Ukraine có lý do để nhắm vào “mắt thần trên không” của Nga.

Vì sao Ukraine nhắm vào “mắt thần trên không” A-50 của Nga?

Vì sao Ukraine nhắm vào “mắt thần trên không” A-50 của Nga?

VOV.VN - Ukraine tuyên bố đã bắn hạ thêm một máy bay cảnh báo sớm trên không Beriev A-50M/U của Nga hôm 23/2. Chưa rõ chính xác lực lượng của Kiev đã bắn hạ chiếc máy bay này như thế nào, nhưng Ukraine có lý do để nhắm vào “mắt thần trên không” của Nga.