Thủ tướng Đức và Hy Lạp thảo luận về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ và khủng hoảng di cư

VOV.VN - Trong suốt nhiều tháng căng thẳng leo thang liên tục giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Đông Địa Trung Hải, Đức được coi là cầu nối trung gian có cách tiếp cận mềm mỏng với Thổ Nhĩ Kỳ.

Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp và các vấn đề liên quan đến người di cư hiện nay sau vụ hỏa hoạn thiêu rụi trại Moria vào tuần trước là chủ đề thảo luận chính trong cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Hy Lạp, Kyriakos Mitsotakis ngày 15/9.

Trong suốt nhiều tháng căng thẳng leo thang liên tục giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Đông Địa Trung Hải, Đức được coi là cầu nối trung gian có cách tiếp cận mềm mỏng với Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối tháng 8, quốc gia láng giềng phía đông của Hy Lạp đã tiến hành các hoạt động thăm dò ở vùng biển phía Đông Địa Trung Hải, khu vực Hy Lạp cho là vùng đặc quyền kinh tế của mình. Các quốc gia Pháp và Cộng hòa Síp đã cùng với Hy Lạp lên án hành động của Thổ Nhĩ Kỳ và ủng hộ các phương thức trừng phạt của Liên minh châu Âu dành cho Ankara.

Cùng với những căng thẳng trong khu vực, chủ đề người di cư cũng là nội dung được quan tâm đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU). Đức cũng trở thành trung tâm trong bất kỳ cuộc đối thoại nào giữa Hy Lạp và các quốc gia châu Âu khác về việc xử lý cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay.

Cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis diễn ra trong bối cảnh Đức đã đồng ý đón 150 trường hợp trong số 400 trẻ vị thành niên không có người đi kèm từ Moria đến Đức. Theo truyền thông quốc tế, tại cuộc điện đàm, Thủ tướng Mitsotakis hy vọng sẽ xây dựng một chiến lược chung giữa các quốc gia EU về chính sách liên quan tới tái phân bổ và quản lý dòng người di cư hiện nay.

Mặc dù một số quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức, đã đề nghị tiếp nhận nhiều trường hợp người tị nạn sau một loạt vụ hỏa hoạn thiêu rụi tại trại Moria, nhưng Hy Lạp vẫn lo ngại rằng nếu hàng loạt người di cư từ Moria được Đức và các nước châu Âu khác tiếp nhận, những người tị nạn khác trong các trại xung quanh Hy Lạp sẽ coi việc “phóng hỏa” là một chiến thuật thành công trong việc đưa họ ra khỏi Hy Lạp để tiến vào châu Âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc là lý do Đức bất ngờ “xoay trục” về Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Trung Quốc là lý do Đức bất ngờ “xoay trục” về Ấn Độ - Thái Bình Dương?

VOV.VN - “Giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung và căng thẳng Ấn - Trung leo thang, Đức cuối cùng đã tham gia vào chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương để có tiếng nói tại những điểm nóng về an ninh trong khu vực”.

Trung Quốc là lý do Đức bất ngờ “xoay trục” về Ấn Độ - Thái Bình Dương?

Trung Quốc là lý do Đức bất ngờ “xoay trục” về Ấn Độ - Thái Bình Dương?

VOV.VN - “Giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung và căng thẳng Ấn - Trung leo thang, Đức cuối cùng đã tham gia vào chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương để có tiếng nói tại những điểm nóng về an ninh trong khu vực”.

Vụ Navalny: Quan hệ với Nga trục trặc, Đức phải khéo léo giữ hình ảnh đầu tàu EU
Vụ Navalny: Quan hệ với Nga trục trặc, Đức phải khéo léo giữ hình ảnh đầu tàu EU

VOV.VN - Quan hệ Nga- Đức thêm trắc trở sau những đôi co liên quan tới vụ chính trị gia người Nga Alexei Navalny nghi bị đầu độc.

Vụ Navalny: Quan hệ với Nga trục trặc, Đức phải khéo léo giữ hình ảnh đầu tàu EU

Vụ Navalny: Quan hệ với Nga trục trặc, Đức phải khéo léo giữ hình ảnh đầu tàu EU

VOV.VN - Quan hệ Nga- Đức thêm trắc trở sau những đôi co liên quan tới vụ chính trị gia người Nga Alexei Navalny nghi bị đầu độc.

Australia và Đức nghiên cứu việc phát triển chuỗi cung ứng hydrogen
Australia và Đức nghiên cứu việc phát triển chuỗi cung ứng hydrogen

VOV.VN - Hôm nay (11/9), Australia và Đức vừa ký thỏa thuận về nghiên cứu tính khả thi của việc phát triển chuỗi cung ứng hydrogen giữa hai nước.

Australia và Đức nghiên cứu việc phát triển chuỗi cung ứng hydrogen

Australia và Đức nghiên cứu việc phát triển chuỗi cung ứng hydrogen

VOV.VN - Hôm nay (11/9), Australia và Đức vừa ký thỏa thuận về nghiên cứu tính khả thi của việc phát triển chuỗi cung ứng hydrogen giữa hai nước.